Đông Nam Á là một khu vực có một sự đa dạng văn hóa và văn hoá độc đáo, với nhiều dân tộc và ngôn ngữ khác nhau, cùng với nhiều cơ sở văn hóa và di tích lịch sử. Điều này cũng tạo ra một cơ hội tuyệt vời cho du lịch và trải nghiệm văn hóa khác nhau.
Tổng thể, khu vực Đông Nam Á là một khu vực quan trọng về mặt kinh tế, chính trị và văn hóa, với nhiều sự phát triển và tiềm năng trong tương lai.
Dân số các nước Đông Nam Á hiện nay là gần 700 tỷ người
Dân số hiện tại của các nước Đông Nam Á là 684.884.722 người vào ngày 15/01/2023 theo số liệu từ Liên Hợp Quốc.
Tổng dân số các nước Đông Nam Á hiện chiếm 8,57% dân số thế giới.
Đông Nam Á hiện đang đứng thứ 3 ở khu vực Châu Á về dân số.
Mật độ dân số của Đông Nam Á là 158 người/km2.
Với tổng diện tích là 4.340.239 km2. 50,00% dân số sống ở khu vực thành thị (334.418.881 người vào năm 2019).
Độ tuổi trung bình ở khu vực Đông Nam Á là 30 tuổi.
Dưới đây là bảng quốc gia, thủ đô và dân số thủ đô các nước được cập nhật đến hiện nay. Các em có thể tham khảo nhé!
STT
Quốc gia
Thủ đô
Dân số thủ đô
1
Brunei
Bandar Seri Begawan
100.700 (2021)
2
Thái Lan
Bangkok
10,7 triệu (2021)
3
Đông Timor
Dili
262.530 (2021)
4
Việt Nam
Hà Nội
8,41 triệu (2021)
5
Indonesia
Jakarta
10,91 (2021)
6
Malaysia
Kuala Lumpur (chính thức),
Putrajaya (Trung tâm hành chính liên bang)
1,8 triệu (2017 – Kuala Lumpur) và 91.900 (2018 – Putrajaya)
7
Philippines
Manila
1,84 triệu (2020)
8
Myanmar
Naypyidaw
639.759 (2021)
9
Campuchia
Phnom Penh
2,1 triệu (2019)
10
Singapore
Singapore
5,9 triệu (2021)
11
Lào
Viêng Chăn (Vientiane)
693.594 (2021)
15 câu hỏi trắc nghiệm về các nước khu vực Đông Nam Á
Để ôn tập lại phần kiến thức về các nước Đông Nam Á, và đạt điểm 10 môn Địa lý cùng Admin khám phá 15 câu hỏi liên quan dưới đây nhé!
Câu 1. Quốc gia nào trong khu vực Đông Nam Á không có vùng biển tiếp giáp với vùng biển nước ta
A. Thái Lan
B. Campuchia
C. Singapore
D. Myanmar
=> Đáp án: D
Quốc gia trong khu vực Đông Nam Á không có vùng biển giáp vùng biển nước ta là Mianma (Atlat trang 4-5)
Câu 2. Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa
A. Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương.
B. Ấn Độ Dương và Đại Tây Dương.
C. Đại Tây Dương và Bắc Băng Dương.
D. Đại Tây Dương và Thái Bình Dương.
=> Đáp án: A
Khu vực Đông Nam Á là nơi tiếp giáp giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương (SGK Địa lí 11 trang 98)
Câu 3. Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là
A. thường xuyên có bão
B. nóng quanh năm.
C. có lượng mưa lớn.
D. có mùa đông lạnh.
=> Đáp án: D
Nét khác biệt về khí hậu của miền Bắc Mi-an-ma và miền Bắc Việt Nam so với các nước Đông Nam Á còn lại là có mùa đông lạnh (SGK Địa lí 11 trang 99). Các nước Đông Nam Á lục địa có khí hậu nhiệt đới gió mùa, Đông Nam Á biển đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và Xích Đạo… “Tuy vậy, một phần lãnh thổ phía Bắc Mi-an-ma, Bắc Việt Nam có mùa đông lạnh”
Câu 4. Cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là
A. lúa mì.
B. ngô.
C. lúa mạch.
D. lúa gạo.
=> Đáp án: D
Cây lương thực truyền thống và quan trọng nhất của khu vực Đông Nam Á là lúa gạo (sgk Địa lí 11 trang 103)
Câu 5. Thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế và giao lưu với các nước của hầu hết các nước Đông Nam Á là
A. tiềm năng về thủy điện dồi dào trên các sông.
B. lợi thế về biển để phát triển tổng hợp kinh tế biển.
C. đất phù sa màu mỡ của các đồng bằng châu thổ.
D. các đồng cỏ rộng lớn để chăn nuôi gia súc.
=> Đáp án: B
Thế mạnh về điều kiện tự nhiên để phát triển kinh tế và giao lưu với các nước của hầu hết các nước Đông Nam Á là lợi thế về biển để phát triển tổng hợp kinh tế biển (trừ Lào).
Câu 6. Tại sao đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ?
A. Đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa.
B. Còn hoang sơ mới được sử dụng gần đây.
C. Có nhiều mùn do rừng nguyên sinh cung cấp.
D. Đất phù sa do các con sông lớn bồi đắp.
=> Đáp án: A
Đất đai của các đồng bằng ở Đông Nam Á biển đảo rất màu mỡ do Đất phù sa có thêm khoáng chất từ dung nham núi lửa được phong hóa (SGK Địa lí 11 trang 99)
Câu 7. Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm nào và đến năm 2014 có bao nhiêu thành viên?
A. 1967, 9 thành viên.
B. 1968, 10 thành viên.
C. 1967, 10 thành viên.
D. 1976, 10 thành viên.
=> Đáp án: C
Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập năm 1967 và đến năm 2014 có 10 thành viên (SGK Địa lí 11 trang 106)
Câu 8. Phát biểu nào sau đây không đúng với tự nhiên Đông Nam Á biển đảo?
A. Khí hậu có một mùa đông lạnh.
Xem thêm : Review cách dùng thuốc 7 màu trị ngứa vùng kín Silkron
B. Đồng bằng có đất đai màu mỡ.
C. Tập trung nhiều đảo, quần đảo.
D. Ít đồng bằng, nhiều đồi núi.
=> Đáp án: A
Đông Nam Á biển đảo tập trung nhiều đảo, quần đảo, ít đồng bằng, nhiều đồi, núi và núi lửa. Các đồng bằng rất màu mỡ vì là đất phù sa có thêm các khoáng chất từ dung nham của núi lửa được phong hóa. Đông Nam Á biển đảo có khí hậu nhiệt đới gió mùa và khí hậu xích đạo (SGK Địa lí 11 trang 99); nóng quanh năm. Đặc điểm khí hậu có một mùa đông lạnh là đặc điểm của Bắc Myanmar và miền Bắc Việt Nam, thuộc ĐNÁ đất liền chứ không phải đặc điểm khí hậu của ĐNÁ hải đảo.
Câu 9. Yếu tố nào sau đây được xem là cơ sở thuận lợi để giúp các quốc gia Đông Nam Á hợp tác cùng nhau phát triển?
A. Vị trí địa lý của các quốc gia nằm cạnh nhau.
B. Là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa lớn trên thế giới.
C. Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng.
D. Các quốc gia Đông Nam Á có dân số đông, nhiều dân tộc.
=> Đáp án: C
Cơ sở thuận lợi để giúp các quốc gia Đông Nam Á hợp tác cùng nhau phát triển là Phong tục, tập quán, sinh hoạt văn hóa có nhiều nét tương đồng (SGK Địa lí 11 trang 101)
Câu 10. Hướng chính của dãy núi ở Đông Nam Á lục địa là
A. Đông Bắc – Tây Nam.
B. Đông – Tây.
C. Vòng cung.
D. Tây Bắc – Đông Nam.
=> Đáp án: D
Hướng chính của dãy núi ở Đông Nam Á lục địa là hướng Tây Bắc – Đông Nam hoặc hướng Bắc – Nam (SGK Địa lí 11 trang 99)
Câu 11. Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á là do các nước này có điều kiện thuận lợi nào sau đây?
A. Đất phù sa diện tích rộng, màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo.
B. Đất đa dạng, nhiều loại tốt; khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa.
C. Diện tích đất rộng, cơ cấu đa dạng; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo.
D. Đất feralit rộng, nhiều loại màu mỡ; khí hậu nhiệt đới và cận xích đạo
=> Đáp án: B
Cây công nghiệp lâu năm nhiệt đới được phát triển mạnh ở nhiều nước Đông Nam Á do các quốc gia này có điều kiện đất đa dạng, nhiều loại tốt; khí hậu xích đạo và nhiệt đới gió mùa (SGK Địa lí 11 trang 99)
Câu 12. Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác nào của Hiệp hội các nước Đông Nam Á?
A. Thông qua các diễn đàn, hội nghị.
B. Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao.
C Thông qua các dự án, chương trình phát triển.
D Thông qua các hiệp ước.
=> Đáp án: B
Đại hội thể thao Đông Nam Á (SEA Games) là biểu hiện cho cơ chế hợp tác Thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao của Hiệp hội các nước Đông Nam Á
Câu 13. Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu nhằm
A. thúc đẩy sản xuất trong nước.
B. tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
C. nâng cao chất lượng nguồn lao động
D. đẩy mạnh phát triển thương mại.
=> Đáp án: B
Công nghiệp Đông Nam Á đang phát triển theo hướng tăng cường liên doanh liên kết với nước ngoài, chú trọng phát triển các mặt hàng xuất khẩu nhằm tích lũy vốn cho công nghiệp hóa, hiện đại hóa. (SGK Địa lí 11 trang 103)
Câu 14. Các nước Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là
A. Việt Nam, Phi-lip-pin.
B. Thái Lan
C Phi -lip-pin, In -đô -nê-xi-a
D Thái Lan, Việt Nam
=> Đáp án: D
Các nước Đông Nam Á đứng hàng đầu thế giới về xuất khẩu gạo là Thái Lan và Việt Nam (SGK Địa lí 11 trang 103)
Câu 15. Do nằm trong khu vực hoạt động của áp thấp nhiệt đới, nên ở Đông Nam Á thường xảy ra thiên tai nào sau đây?
A. Động đất.
B. Bão.
C. Núi lửa.
D. Sóng thần.
=> Đáp án: B
Do nằm trong khu vực hoạt động của áp thấp nhiệt đới nên Đông Nam Á thường xảy ra Bão và Áp thấp nhiệt đới.
Kết luận
Đông Nam Á là một khu vực có nhiều tiềm năng và cơ hội, với một sự đa dạng về văn hóa, kinh tế và thiên nhiên. Nó còn có thể là một trung tâm quan trọng cho các hoạt động quốc tế và có thể trở thành một trong những khu vực kinh tế phát triển nhanh trong tương lai. Vậy nên, ngoài việc biết rõ Đông Nam Á có bao nhiêu nước, thì các phần kiến thức khác cũng rất quan trọng.
Chúc các em đạt điểm 10 môn Địa lý nhé!