Nếu toàn bộ vùng phủ sóng của modem chính và bộ kích sóng đều xuất hiện tình trạng chập chờn thì rất có thể là lỗi từ phía nhà mạng. Để đảm bảo chất lượng dịch vụ như đã cam kết, các nhà mạng luôn có các đợt bảo hành lỗi và sửa chữa hệ thống định kỳ.
Nếu thấy mạng chập chờn lúc mạnh lúc yếu tại một khoảng thời gian nhất định thì rất có thể do nhà mạng Internet đang thực hiện việc bóp băng thông. Hành động bóp băng thông của nhà mạng là có chủ đích, giúp kiểm soát lưu lượng băng thông và tránh tình trạng nghẽn mạng cục bộ trong toàn hệ thống.
Bạn đang xem: Bộ kích sóng WIFI chập chờn do đâu? 04 Nguyên nhân phổ biến THƯỜNG GẶP
Ngoài ra, tình trạng đứt cáp quang biển sẽ ảnh hưởng tới các trải nghiệm truy cập mạng vào các website có server đặt tại nước ngoài như Facebook, Google, Youtube… Tuy nhiên khi trải nghiệm mạng tại các website có server trong nước sẽ không bị ảnh hưởng. Hạ tầng mạng tại khu vực bạn đăng ký không tốt cũng là nguyên nhân. Hiện tượng này thường xảy ra tại các nhà mạng có hạ tầng cũ chưa được nâng cấp. Khi bạn sử dụng sóng wifi tại cả Modem tổng và bộ kích wifi đều xảy ra tình trạng chập chờn thì nguyên nhân là do lỗi đường truyền nhà mạng Internet đăng ký.
Bộ kích sóng wifi xảy ra tình trạng chập chờn nguyên nhân do lỗi đường truyền nhà mạng Internet đăng ký.
Khi nghi ngờ wifi chập chờn do lỗi từ phía nhà mạng, bạn hãy gọi lên tổng đài nhà cung cấp mạng Internet để được hỗ trợ kiểm tra và khắc phục sự cố. Nếu tình trạng mạng chập chờn vẫn xảy ra thường xuyên bạn có thể cân nhắc chuyển đổi sử dụng nhà cung cấp Internet khác.
Sóng wifi phát từ modem chính vẫn cho trải nghiệm ổn định tại các vị trí gần bộ phát. Tuy nhiên, khi truy cập wifi phát ra từ repeater lại thấy hiện tượng wifi yếu thì rất có thể do chính bộ kích sóng đang bị lỗi. Để xử lý lỗi wifi chập chờn do bộ kích sóng bạn có thể thử lần lượt 3 cách dưới đây:
Đôi khi bộ kích sóng wifi chập chờn chỉ là do nguồn điện vào thiết bị kích sóng không đủ, khiến cho quá trình thu và phát sóng wifi không ổn định. Trong trường hợp này, bạn hãy kiểm tra lại phích cắm và nguồn điện vào repeater để đảm bảo nguồn điện cung cấp cho thiết bị ổn định.
Khi repeater hoạt động thường xuyên trong thời gian dài sẽ có hiện tượng quá nhiệt, gây ảnh hưởng tới chip và chất lượng thu phát sóng wifi. Để khắc phục tình trạng trên và nâng cao tuổi thọ của bộ kích sóng, bạn nên tắt thiết bị nghỉ ngơi định kỳ từ 10-30 phút, định kỳ khoảng 1 tuần 1 lần.
Sóng điện từ vốn không ổn định và rất khó kiểm soát. Vì vậy, nếu bạn sử dụng repeater thu phát sóng từ modem chính thì tình trạng wifi chập chờn càng dễ xảy ra nếu bạn không thiết kế vị trí đặt tốt. Để đảm bảo trải nghiệm sóng wifi phát ra từ repeater tốt, bạn cần đảm bảo các vùng phủ sóng thiết bị chồng lấn với nhau ít nhất là 50%, tùy thuộc vào thiết kế nhà ở mà bạn có thể cân nhắc vị trí đặt bộ kích sóng thích hợp. Một vài lưu ý giúp bạn dễ dàng tìm được vị trí đặt repeater thuận lợi như:
BẠN NÊN BẠN KHÔNG NÊN Nên đặt repeater tại các vị trí thoáng như cầu thang, góc phòng… Không nên đặt repeater gần các khu vực nhà bếp, hồ cá, tivi, radio, điện thoại bàn, lò vi sóng… Đặt bộ kích sóng ở các vị trí cao, cách trần nhà 20 – 30cm như nóc tủ, kệ để thiết bị phát sóng được tốt hơn, tránh được tối đa các vật cản tín hiệu. Không nên đặt ở những nơi có độ ẩm cao, dễ khiến repeater hút ẩm làm nhiễu sóng wifi.
Mua thiết bị kích sóng có trang bị đèn Led giúp bạn tìm đúng vị trí để có vùng mở rộng wifi tốt nhất.
Nếu bạn đã có một thiết kế đặt repeater tốt mà tình trạng wifi từ bộ kích sóng vẫn chập chờn thì chắc chắn là do bạn đang sở hữu một thiết bị chất lượng kém. Bạn cần thay thế một thiết bị kích sóng tốt hơn.
Sau đây là một số tiêu chí để kiểm tra thiết bị kích sóng của bạn có đảm bảo tiêu chuẩn. Bạn kiểm tra repeater đang dùng có chuẩn wifi thấp nhất là wifi 4 chuẩn N (Wifi 802.11n) để có thể tương thích với tất cả các loại modem hiện nay hay không. Tiếp đó, bạn nên lựa chọn repeater có tốc độ thấp nhất là 300Mbps và có anten ngoài để giúp hoạt động mạng được trơn tru nhất và khả năng thu phát sóng tốt hơn. Ngoài ra, bạn cần chú trọng tới loại chip mà thiết bị sử dụng, ít nhất nên là Realtek và có dung lượng bộ nhớ từ 4GB trở lên.
Gợi ý cho bạn một số repeater giá cả phải chăng và có khả năng thu phát sóng wifi ổn định, tốc độ cao cùng khả năng chịu tải mạnh mẽ như:
Loại repeater Khả năng thu phát sóng Xiaomi Repeater Pro Với chuẩn wifi N cho tốc độ truy cập lên đến 300Mbps và số lượng thiết bị kết nối lên đến 64 user cùng lúc. TP-Link WA850RE Thiết bị repeater được đánh giá tốt nhất trên thị trường hiện nay khi cho khả năng thu phát sóng ổn định, giá thành tốt và được tích hợp cả tính năng access point. Tenda A9 Thiết kế nhỏ gọn, giá thành tầm trung cho khả năng kết nối đồng thời lên đến 32 thiết bị và tốc độ truy cập lên đến 300Mbps. Mercury MR310RE Sản phẩm có tới 3 anten ngoài cho khả năng thu phát sóng tối ưu và có tốc độ truy cập tối đa lên đến 300Mbps. Totolink EX1200T Trang bị wifi chuẩn AC với 2 anten 5dBi cho khả năng phát sóng rộng, ổn định và có tốc độ truy cập tối đa lên đến 1200Mbps.
Thiết bị kích sóng Xiaomi Repeater Pro là thiết bị mở rộng vùng phủ sóng cho nhà có diện tích nhỏ tốt nhất.
Xem thêm : Cung Song Tử (21/5 – 21/6): Tất tần tật về chòm sao Song Sinh đặc biệt
Nhìn chung việc sử dụng repeater mở rộng vùng phủ sóng là một trong những biện pháp được nhiều người lựa chọn bởi sự tiện lợi và chi phí phải chăng. Để đảm bảo việc lựa chọn repeater phù hợp với nhu cầu, bạn cần lưu ý repeater chỉ thích hợp mở rộng từ 1 đến 2 vùng phủ sóng cho nhà nhỏ. Bạn nên chọn repeater có khả năng thu phát sóng trong bán kính 10m. Các thiết bị repeater hiện nay vẫn chưa được trang bị tính năng roaming nên trong quá trình sử dụng bạn sẽ khó tránh khỏi tình trạng này. Nếu bạn là một gamer, streamer… bạn nên lựa chọn một thiết bị phát sóng có tính ổn định hơn như router, access point hay wifi mesh.
Kích sóng wifi chập chờn không phải do lỗi nhà cung cấp Internet, cũng không phải do thiết bị kích sóng repeater thì có thể là do modem chính bị lỗi gây nên hiện tượng wifi chập chờn. Một vài nguyên nhân chính gây nên tình trạng wifi chập chờn tại modem chính như:
Do thiết bị kết nối dây mạng, jack cắm, nguồn điện
Không ngoại trừ khả năng modem chính phát wifi chập chờn là do các thiết bị kết nối như dây mạng bị đứt, jack cắm bị lỏng hay nguồn điện không chắc chắn. Bạn hãy kiểm tra lại các thiết bị kết nối để đảm bảo chúng vẫn hoạt động tốt nhé.
Do bộ phát wifi bị nóng
Bộ phát wifi nóng ảnh hưởng lớn tới chíp và chất lượng phát sóng điện từ, gây nên hiện tượng wifi chập chờn, dẫn đến sóng wifi từ bộ kích sóng cũng chập chờn. Bộ phát wifi nóng có thể do modem chính hoạt động cường độ mạnh hoặc do đang bị vật cản trở lỗ thoát nhiệt. Nguyên nhân thứ hai do repeater chịu tải lớn, phục vụ nhiều thiết bị kết nối vượt quá khả năng chịu tải của modem chính. Vậy cách xử lý của tình trạng này là:
Bước 1: Bạn nên đầu tư một thiết bị phát wifi chất lượng, được tư vấn và lắp đặt bởi chính kỹ thuật viên của nhà cung cấp, từ đó đảm bảo khả năng hoạt động ổn định và hiệu quả.
Bước 2: Vị trí lắp đặt cần ưu tiên tại các vị trí mát mẻ, khô thoáng, tránh ánh nắng trực tiếp. Ngoài ra, việc gắn router trên các loại giá, kệ cao có thể giúp thiết bị phát sóng tốt hơn, tránh được các vật cản tín hiệu.
Bước 3: Bạn ấn nút on / off trên bộ phát wifi, đợi khoảng 10 giây và sau đó bật lại wifi. ra, bạn có thể làm mát cục phát bằng cách cho thiết bị nghỉ khoảng 20 phút rồi tiến hành khởi động lại.
Bước 4: Vệ sinh các khe tản nhiệt bộ phát định kỳ từ 3-6 tháng là việc cần thiết. Nếu thiết bị phát thường xuyên xảy ra tình trạng nóng cân nhắc sử dụng quạt tản nhiệt hoặc miếng nhôm tản nhiệt chuyên dụng.
Bước 5: Bạn hãy kiểm tra lại khả năng chịu tải của modem chính và khả năng chịu tải của repeater đảm bảo cân bằng. Trường hợp bạn muốn sử dụng nhiều thiết bị kết nối tại vùng phủ sóng repeater, bạn nên nâng cấp gói cước và modem chính mới có khả năng chịu tải phù hợp.
Do bị trùng kênh sóng
Tình trạng trùng kênh sóng thường xảy ra tại các modem wifi băng tần 2.4GHz. Tuy nhiên sóng 2.4GHz vẫn được ưu tiên sử dụng bởi có tầm phát sóng xa và là loại băng tần tương thích với nhiều thiết bị đời cũ.
Nếu bạn đang sử dụng modem chính là loại băng tần 2.4GHz hoặc băng tần kép, thì bạn phân tích mạng bằng Wifi Analyzer (trên Android) để tìm ra kênh sóng ít được sử dụng nhất. sau đó tiến hành cài đặt kênh sóng đó trong “cấu hình modem”. Nếu gặp khó khăn trong quá trình tìm ra kênh sóng tốt, bạn có thể cân nhắc lựa chọn một trong 3 kênh là 1, 6, 11, bởi các kênh sóng này được đánh giá là ít bị trùng kênh sóng nhất.
Bộ kích sóng wifi chập chờn do bộ phát bị nóng hỏng.
Do bộ phát wifi bị hỏng hóc phần cứng
Modem sử dụng lâu ngày khó tránh khỏi tình trạng thiết bị bị hỏng linh kiện ảnh hưởng tới khả năng phát sóng wifi. Nếu bạn đang sử dụng Modem Wifi của nhà mạng, hãy gọi đến tổng đài yêu cầu kỹ thuật viên nhà mạng tiến hành sửa chữa. Nếu sử dụng bộ phát wifi mua ngoài, bạn nên mang bộ phát đi bảo hành hoặc sửa chữa hoặc cân nhắc nâng cấp thiết bị mới. Nếu đang sử dụng Internet của Viettel được trang bị Modem 1 băng tần, bạn có thể gọi tới số Hotline 18008168 để được tư vấn hỗ trợ chuyển sang Modem 2 băng tần.
Mỗi thiết bị phát wifi đều được nhà sản xuất trang bị khả năng chịu tải riêng, khi vượt quá số lượng thiết bị truy cập sẽ gây nên tình trạng giật lag, wifi chập chờn. Như vậy, trong trường hợp modem chính vượt quá số lượng truy cập thì repeater thu sóng cũng sẽ phát lại sóng wifi chập chờn.
Nếu nhu cầu và thiết bị sử dụng của bạn vẫn không đổi, rất có thể mật khẩu wifi của bạn đã bị lộ, bị hack. Cách xử lý lúc này là ngắt kết nối các thiết bị lạ trong phần thiết lập mạng, thường xuyên thay đổi mật khẩu hoặc thực hiện cách hạn chế tầm phát sóng wifi.
Xem thêm : BÚN HẢI SẢN BAO NHIÊU CALO? LƯU Ý ĐỂ ĂN BÚN HẢI SẢN
Nếu bạn đang sử dụng modem wifi nhà mạng cung cấp làm modem chính và số lượng trên 15 thiết bị: Để khắc phục tình trạng kích sóng wifi chập chờn do vượt quá số lượng kết nối trên modem chính , bạn có thể cân nhắc thực hiện theo trên theo hai phương án sau:
Phương án 1: Đầu tư thêm router wifi mới và sử dụng repeater mở rộng sóng.
Modem nhà mạng lúc này thực hiện chức năng converter quang, router mới cấu hình quay PPPoE phát wifi, repeater thực hiện thu phát sóng từ router mở rộng vùng phủ sóng. Bạn nên chọn thiết bị chuẩn mới (ưu tiên chuẩn N, AC) tốc độ lý thuyết trên 300Mbps và có khả năng chịu tải trên 15 thiết bị.
Bạn sẽ mất thêm một khoản chi phí mua router có khả năng chịu tải phù hợp và vẫn có thể sử dụng lại thiết bị repeater hiện tại. Về cơ bản bạn vẫn đang sử dụng mở rộng vùng phủ sóng bằng repeater, do đó sẽ vẫn xảy ra tình trạng wifi chập chờn khi bạn di chuyển giữa các vùng phủ sóng. Nếu sử dụng repeater cho nhà diện tích rộng bạn nên lắp đặt vị trí modem tổng ở giữa để đảm bảo các vùng phủ sóng thiết bị chồng lấn với nhau ít nhất là 50%.
Nhà diện tích rộng nên lắp đặt vị trí modem tổng ở giữa để đảm bảo các vùng phủ sóng wifi tốt ổn định.
Phương án 2: Sử dụng modem wifi 2 băng tần và lắp đặt hệ thống Wifi Mesh.
Nếu nhà bạn đang sử dụng modem wifi cũ, bạn hãy gọi tổng đài nhà mạng cung cấp dịch vụ Internet yêu cầu chuyển sang modem wifi 2 băng tần và mua thêm từ 2-3 cục Wifi Mesh lắp đặt tại các vị trí sóng yếu, chập chờn.
Đây là phương án lắp đặt mở rộng vùng phủ sóng bằng hệ thống Wifi Mesh. Phương án này sẽ có chi phí cao hơn so với sử dụng repeater tuy nhiên đảm bảo được độ phủ sóng rộng khắp, khả năng chịu tải lớn, đặc biệt không còn xảy ra tình trạng wifi chập chờn khi bạn di chuyển giữa các vùng sóng.
Nếu bạn đang tìm kiếm giải pháp tăng vùng phủ sóng tốc độ ổn định với giá thành phải chăng, hãy tham khảo ngay gói cước SuperNet Viettel để có cơ hội sử dụng mạng WIfi Mesh miễn phí cùng nhiều ưu đãi đặc biệt bao gồm:
Thứ nhất, là sử dụng gói cước tốc độ cao, giá rẻ. Bạn chỉ phải trả từ 245.000 – 525.000 VNĐ/tháng tùy thuộc vào gói cước và khu vực đăng ký để sử dụng tốc độ mạng cực mạnh từ 100Mbps đến 250Mbps.
Thứ hai, bạn được sở hữu modem wifi 2 băng tần và bộ Home Wifi. Không cần phải bỏ chi phí mua thiết bị, bạn hoàn toàn có thể sở hữu hệ thống Wifi Mesh tốc độ cao, ổn định phủ khắp căn hộ.
Thứ ba, kỹ thuật viên hỗ trợ lắp đặt, thiết kế miễn phí. Nhân viên kỹ thuật Viettel sẽ tư vấn cho bạn sơ đồ thiết kế Wifi Mesh đảm bảo độ phủ sóng rộng và ổn định theo nhu cầu và số lượng thiết bị kết nối của bạn.
Thứ tư, bạn không lo các vấn đề bảo hành, bảo trì. Ngay khi bạn gặp bất cứ vấn đề gì liên quan đến mạng trong quá trình sử dụng, sẽ luôn có đội ngũ nhân viên kỹ thuật Viettel đến tận nhà xử lý sự cố kịp thời.
Thiết bị Home Wifi H169A mở rộng vùng phủ sóng.
Bạn hãy tham khảo chi tiết tốc độ và giá từng gói cước SuperNet Viettel tại bảng sau:
Tên gói cước Tốc độ Giá Internet đơn lẻ (nội thành) Giá Internet đơn lẻ (ngoại thành) Trang bị SUPERNET1 100Mbps 265,000 245,000 Modem + 01 AP Home Wifi SUPERNET2 120Mbps 280,000 260,000 Modem + 02 AP Home Wifi SUPERNET4 200Mbps 390,000 370,000 Modem + 02 AP Home Wifi SUPERNET5 250Mbps 525,000 480,000 Modem + 03 AP Home Wifi + 2 Tivi trên Android box
Sau khi chọn được gói cước hợp lý, bạn hãy đăng ký sử dụng gói cước SuperNet 1, SuperNet 2, SuperNet 4, SuperNet 5 bằng cách gọi tới số Hotline 18008168 (Miễn phí) yêu cầu lắp đặt gói SuperNet mong muốn hoặc đăng ký gói cước Home Wifi Viettel trực tiếp trên website của Viettel bằng cách click vào đường link này.
Trên đây là trọn vẹn 4 nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng bộ kích sóng wifi chập chờn và cách xử lý tương ứng. Hy vọng đã giúp bạn khắc phục được tình trạng wifi chập chờn do bộ kích sóng repeater. Ngoài ra, nếu bạn còn bất cứ thắc mắc gì liên quan đến Home Wifi của Viettel, mời bạn gọi tới tổng đài 18008168 để được giải đáp miễn phí.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 14:26
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024