Kinh đô nhà nước Văn Lang được nằm trên một vùng rộng lớn từ ngã Ba Hạc (nơi hợp lưu của ba dòng sông lớn sông Hồng – sông Lô – sông Đà) đến chân núi Nghĩa Lĩnh (Núi Hùng – Núi Cả). Hiện nay là ở Bạch Hạc ( Việt Trì, Phú Thọ).
– Thời gian: khoảng thế kỉ VII TCN
Bạn đang xem: Kinh đô của nhà nước Văn Lang đặt ở đâu?
– Người đứng đầu: Hùng Vương – thủ lĩnh bộ lạc Văn Lang đã hợp nhất các bộ lạc đó lại thành một nước, đặt tên nước là Văn Lang. Nước Văn Lang được thành lập, có nhà nước cai quản chung, do vua Hùng đứng đầu.
Xem thêm : Tập thể dục trước hay sau khi ăn tối: Lựa chọn nào tốt nhất?
Nước Văn Lang (chữ Hán: 文郎) là nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các Hùng Vương vào khoảng thế kỉ VII TCN.
Theo bộ sử ký Đại Việt sử ký toàn thư: Kinh Dương Vương cai trị nước Xích Quỷ vào khoảng năm 2879 TCN, sinh ra người con là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân và Âu Cơ (con gái Đế Lai) sinh được 100 người con, 50 người con theo mẹ lên núi phủ tuyết (Âu Việt) và 50 người con theo cha xuống biển (Lạc Việt). Con trai cả của Lạc Long Quân lên làm vua hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang và đóng đô ở Bạch Hạc – Phú Thọ. Truyền qua các đời vua Hùng và nước Văn Lang kết thúc vào năm 258 TCN (tức là thế kỷ thứ III TCN). Vì vậy quan niệm dân gian coi nước Văn Lang đời Hùng Vương ra đời cách ngày nay khoảng hơn 4000 năm và thường được sách báo nói tới 4000 năm văn hiến.
Còn theo bộ Đại Việt sử lược vào thế kỷ 13 (bộ sử ký xuất hiện sớm hơn bộ Đại Việt sử ký toàn thư) thì chép nước Văn Lang được thành lập bởi thủ lĩnh bộ tộc Văn Lang thu phục các bộ tộc Bách Việt (15 bộ) khác vào khoảng thế kỷ 7 TCN cùng thời với vua Chu Trang Vương của nhà Chu – Trung Quốc. Ông lên ngôi xưng hiệu là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang, đóng đô tại Văn Lang.
Xem thêm : Ankan không tham gia loại phản ứng nào
Như bạn đã biết đứng đầu nhà nước Văn Lang là Hùng Vương, trong triều đình có các quan giúp việc là Lạc Hầu. Quan Lạc Tướng cai quản các bộ địa phương, dưới Lạc Tướng là các quan Bồ Chính cai quản khu vực nhỏ (làng). Cả nước được chia thành 15 bộ, dưới bộ là là các công xã nông thôn, các khu vực nhỏ.
Như vậy bạn có thể hiểu đơn giản tướng văn gọi là Lạc hầu; tướng võ gọi là Lạc tướng; các quan nhỏ, gọi là Bồ chánh; con trai vua gọi là Quan lang; con gái vua gọi là Mỵ nương. Ngôi vị cha truyền con nối, gọi là phụ đạo.
Có thể sơ đồ hoá cơ cấu hành chính thời Hùng Vương như sau: Vua Hùng + Lạc Hầu + Lạc Tướng + 15 bộ. 15 bộ như sau:
Theo Ngọc phả Hùng Vương, các vị vua cai trị nước Văn Lang có tất cả 18 đời:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 30/12/2023 22:55
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024