Categories: Tổng hợp

Bán hàng online có cần đăng ký?

Published by
Video kinh doanh online có cần đăng ký kinh doanh không

Khi kinh doanh, bán hàng qua mạng với quy mô nhỏ lẻ, theo hình thức tự phát thì hầu như cá nhân/chủ shop bán hàng online đều không thực hiện đăng ký kinh doanh.

Theo Điều 3 Nghị định số 39/2007/NĐ-CP những trường hợp cá nhân hoạt động thương mại độc lập, thường xuyên, công việc không có địa điểm cố định,… thì không phải đăng ký kinh doanh.

Theo khoản 1 Điều 3 Nghị định 39/2007/NĐ-CP quy định: Cá nhân hoạt động thương mại là cá nhân tự mình hàng ngày thực hiện một, một số hoặc toàn bộ các hoạt động được pháp luật cho phép về mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác nhưng không thuộc đối tượng phải đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật về đăng ký kinh doanh và không gọi là “thương nhân” theo quy định của Luật Thương mại.

Đó là cá nhân thực hiện các hoạt động thương mại sau: buôn bán rong; buôn bán vặt (những vật dụng nhỏ lẻ có hoặc không có địa điểm cố định); buôn chuyến (mua hàng hóa từ nơi khác về theo từng chuyến để bán cho người mua buôn hoặc người bán lẻ); các hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên không phải đăng ký kinh doanh khác…

Theo Điều 13 Thông tư 47/2014/TT-BCT, đối tượng cần đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử gồm: thương nhân hoặc tổ chức có website thương mại điện tử trên đó cung cấp ít nhất một trong các dịch vụ sàn giao dịch thương mại điện tử, khuyến mại trực tuyến hoặc đấu giá trực tuyến.

Như vậy, theo quy định pháp luật trên, bản thân người bán hàng online đơn thuần không phải đăng ký giấy phép kinh doanh. Mà trách nhiệm đăng ký thuộc về doanh nghiệp vận hành website/ mạng xã hội có chuyên mục mua bán. Tùy vào website người bán tham gia đăng tin mua bán hàng hóa và dịch vụ của mình, ví dụ như Shopee, Tiki, Lazada, Facebook, Instagram,…

Như vậy, kinh doanh, bán hàng qua mạng với quy mô nhỏ lẻ, theo hình thức tự phát sẽ không phải đăng ký kinh doanh, đăng ký website hay xin giấy phép của cơ quan nào. Tuy nhiên, phải tuân thủ các quy định về an toàn thực phẩm, không được mua bán hàng giả, hàng nhái, xâm hại đến quyền lợi của người tiêu dùng.

Mặc dù không cần đăng ký kinh doanh nhưng trong quá trình bán hàng online vẫn phải thực hiện nghĩa vụ thuế; tuân thủ quyền sở hữu trí tuệ; đảm bảo tính chân thực, minh bạch theo Điều 37 Nghị định 52/2013/NĐ-CP quy định.

Về nghĩa vụ thuế, theo Điều 1 Thông tư số 92/2015/TT-BTC, người nộp thuế là cá nhân cư trú bao gồm cá nhân, nhóm cá nhân và hộ gia đình có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật. về hình thức kinh doanh nên dù kinh doanh trực tiếp hay kinh doanh qua mạng mà có doanh thu trên 100 triệu đồng/năm đều phải kê khai và nộp thuế theo quy định của pháp luật, nhưng không bao gồm cá nhân kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống.

Lệ phí môn bài:

Theo Nghị định 139/2016/NĐ- CP quy định, cá nhân, hộ kinh doanh có doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên sẽ áp dụng mức lệ phí môn bài từ 300.000 đồng đến một triệu đồng. Cụ thể:

– Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng, mức phí 300.000 đồng.

– Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng, mức phí 500.000 đồng.

– Doanh thu trên 500 triệu đồng, mức phí 1.000.000 đồng.

Thuế thu nhập cá nhân

Thuế thu nhập cá nhân là khoản tiền người có lương hoặc có các nguồn thu khác phải trích nộp một phần vào ngân sách nhà nước. Người hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ có thu nhập sẽ phải nộp thuế này, theo khoản 1 Điều 3 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007.

Nếu doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở lên, người bán hàng phải nộp thuế với mức 0,5%. Thuế này được tính theo tháng, có thể kê khai theo tháng hoặc quý nhưng quyết toán theo năm.

Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (VAT) là loại thuế gián thu, được cộng vào giá bán hàng hóa, dịch vụ. Người tiêu dùng sẽ trả thuế VAT khi sử dụng sản phẩm nhưng người bán hàng sẽ trực tiếp thực hiện nghĩa vụ đóng thuế với Nhà nước.

Đa phần hàng hóa, dịch vụ sử dụng trong sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng đều chịu thuế VAT, trừ các sản phẩm là giống cây trồng, vật nuôi, phân bón, thức ăn cho gia súc, muối,…

Người kinh doanh online phải nộp thuế VAT bằng 1% doanh thu khi đạt trên 100 triệu đồng/năm.

This post was last modified on 03/05/2024 16:06

Published by

Bài đăng mới nhất

Hờn đỏ mắt với 5 tuổi chuẩn bị có khoản LÃI KÉP cả công danh lẫn tài lộc, tận cuối năm mới chịu bứt phá!

5 tuổi mắt đỏ hoe, chuẩn bị có LỢI NHUẬN NHÂN ĐÔI cả danh lẫn…

40 phút ago

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Sửu âm lịch: Vận trình trì trệ, vẫn còn nhiều nỗi lắng lo

Tử vi tháng 12/2024 Bính Sửu: Tiến độ trì trệ, còn nhiều lo lắng

2 giờ ago

Năm 2025: 3 tuổi Thần TÀI gọi tên, đón vận may tài lộc BÙNG nổ, cơ hội làm GIÀU không thể bỏ LỠ!

Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…

4 giờ ago

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

6 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

7 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

8 giờ ago