Bài 3: Quần thể và các mối quan hệ trong quần thể

Bài học tiếp theo: Quần thể và các mối quan hệ trong quần thể.

1. Khái niệm quần thể sinh vật

Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian và thời gian xác định, có khả năng sinh ra thế hệ sau hữu thụ để duy trì nòi giống.

Quá trình hình thành quần thể sinh vật:

  • Một nhóm cá thể cùng loài phát tán đến môi trường sống mới.
  • Những cá thể kém thích nghi với môi trường sống mới sẽ bị tiêu diệt hoặc di cư đi nơi khác.
  • Các cá thể còn lại gắn bó chặt chẽ với nhau qua các quan hệ sinh thái→ hình thành quần thể mới ổn định và tồn tại lâu dài.

2. Các mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể

2.1. Mối quan hệ hỗ trợ

Các cá thể trong quần thể hỗ trợ lẫn nhau trong việc tìm kiếm thức ăn, sinh sản, chống kẻ thù là các điều kiện bất lợi trong môi trường sống, đảm bảo sự tồn tịa ổn định của quần thể, giúp các cá thể trong quần thể khai thác nguồn sống tốt hơn.

  • Sự quần tụ (hiện tượng sống bầy đàn) là hiện tượng sống phổ biến trong sinh giới.
  • Đôi khi sự quần tụ chỉ là tạm thời (con cái sống chung với bố mẹ, các cá thể chỉ gặp gỡ trong mùa giao phối,…).
  • Trong bầy đàn, các cá thể trong đàn nhận biết nhau bằng mùi đặc trưng của loài hoặc màu sắc hoặc nhận biết bằng các vũ điệu.
  • Sự quần tụ trong quần thể mang lại hiêu quả nhất định cho quần thể gọi là hiệu quả nhóm (hiệu suất nhóm).
    • Hiệu quả nhóm là các cá thể trong quần thể mang lại những đặc điểm hay tập tính có lợi: giảm lượng oxi tiêu hao, khai thác dinh dưỡng tốt hơn, chống lại điều kiện bất lợi tốt hơn.

1.2. Quan hệ cạnh tranh

Khi mật độ cá thể của quần thể quá cao, vượt quá khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường sống → các cá thể cùng loài cạnh tranh với nhau về thức ăn, nơi ở hay các cá thể đực giành các cá thể cái trong mùa sinh sản…

Một số quan hệ cạnh tranh cùng loài khác:

  • Ăn thịt đồng loại
  • Ký sinh cùng loài