Dâu tằm có thể cao khoảng 2,3m. Đây là một dạng cây thân gỗ. Lá cây có hình bầu dục và thường mọc so le, phần mép lá có răng cưa. Hoa đực và hoa cái đều mọc thành từng bông. Quả của cây dâu tằm thường có màu đỏ, đen sẫm, có vị chua và ngọt, ăn rất ngon, thường được dùng để ngâm rượu, làm thuốc.
Dâu tằm là loại dược liệu quý
Có nhiều loại dâu tằm. Ở Việt Nam, cây dâu tằm có nguồn gốc từ phía Đông của Châu Á, thường được gọi là dâu trắng, để phân biệt với dâu đen, dâu đỏ (cả 2 loại dâu này đều không có ở nước ta).
Dâu tằm ưa sáng và ẩm, vì thế thường được trồng ở những vùng có diện tích lớn như bãi sông, cao nguyên. Một số quốc gia có cây dâu tằm như Nhật Bản, Ấn Độ, Trung Quốc, Triều Tiên,…
Những bộ phận của cây dâu tằm thường được dùng để làm thuốc lá phần lá, quả, vỏ rễ. Trong đó, lá non và lá bánh tẻ thường được thu hoạch vào mùa hạ. Phần vỏ rễ có thể thu hoạch vào bất cứ thời điểm nào quanh năm, có thể dùng tươi hoặc dùng sau khi đã phơi khô. Phần quả thường thu hoạch khi đã chín.
– Rễ dâu (tang bạch bì): Có vị hơi đắng, ngọt, tính mát. Trong Đông y, đây là dược liệu thường được dùng để trị ho, hen,…
Tang bạch bì thường được thu hoạch vào mùa hè – thu. Sau khi thu hoạch, cần rửa sạch, bỏ phần vỏ ngoài, lấy phần vỏ trắng bên trong. Sau đó cắt nhỏ và phơi hoặc mang đi sấy khô.
– Lá dâu: Có chứa axit amin tự do, protid, các loại vitamin như vitamin C, vitamin B1, vitamin D,… Lá của cây này có vị đắng, ngọt, tính mát, có tác dụng mát gan, giải cảm,… Một số tác dụng của lá dâu là chữa đau mắt, đỏ mắt, cải thiện tình trạng đổ mồ hôi trộm, điều trị chứng bệnh mất ngủ, cải thiện tình trạng phát ban,…
Xem thêm : Bật mí bí quyết cách luộc lòng ngon, giòn sần sật, ăn không bị đắng
– Cành dâu: Trong Đông y còn được gọi là tang chi. Cành dâu có vị nhạt, đắng, tính bình, chữa tê thấp, cải thiện tình trạng đau xương, mỏi gối, phù thũng,… Phần cành dâu thường được thu hái quanh năm. Nên lựa chọn những cành có đường kính 0,5 đến 1,5cm. Tuốt bỏ phần lá, sau đó cạo vỏ ngoài, thái lát khoảng 1cm. Sau đó phơi khô. Khi dùng, bạn sao vàng hoặc tẩm rượu vào rồi sao.
Nên thu hái khi quả dâu đã chín
– Quả dâu: Trong Đông Y gọi là tang thầm. Dâu có vị ngọt, chua, tính ôn, chữa thiếu máu, mắt mờ, táo bón,… Có thể làm siro dâu uống hàng ngày để giải khát, nhuận tràng,… Quả dâu tươi cô thành cao lỏng và cho thêm chút mật ong hoặc cũng có thể ép lấy dịch và cô thành cao mềm, dùng để chữa những bệnh lý về gan, thận, táo bón, đau lưng,… Bên cạnh đó, quả dâu còn có tác dụng làm đen tóc. Nên hái khi quả dâu đã chín, có màu đỏ hoặc màu đen. Có thể sử dụng dâu tươi hoặc phơi khô.
– Tầm gửi cây dâu: Cây tầm gửi mọc trên thân cây dâu thường có vị đắng, tính bình, chữa đau lưng, ho, tắc sữa, đại tiện ra máu rất hiệu quả,…
– Tổ bọ ngựa bao trứng trên cây dâu: Có thể được dùng để chữa đổ mồ hôi trộm, di linh, tiểu đêm, xuất tinh sớm, đau lưng, khí hư, đái dầm ở trẻ,… Thường thu hoạch tổ bọ ngựa trong khoảng thời gian từ tháng 10 đến tháng 1. Sau đó, đồ khoảng 30 phút cho chín trứng và nướng hoặc sao, tán bột.
– Sâu dâu: Là ấu trùng từ một loại xén tóc, sinh trưởng trên thân cây dâu. Loại sâu này có chiều dài từ 3 đến 5cm, thân mềm và có màu trắng như sữa. Sâu có vị mặn, ngọt béo, khi sao lên có mùi thơm. Tác dụng của sâu dâu là tiêu độc, cầm máu và giảm ho hiệu quả.
– Bài thuốc chữa ho, viêm họng:
Dùng vỏ rễ dâu cùng với một số loại dược liệu khác như thiên môn, bách bộ, sâm bố chính, cam thảo dây, vỏ quýt, xạ can. Tất cả những loại dược liệu này, đem phơi khô và sắc nước uống hàng ngày. Ngoài ra có thể nấu thành cao.
Có thể chữa ho bằng cây dâu tằm
– Chữa ho gà: Dùng vỏ rễ dâu cùng với những loại dược liệu khác như củ sả, hạnh nhân, quả hồng bì, ô mai, kinh giới, cam thảo cát cánh, bạc hà. Mỗi vị cần khoảng 50g. Sau đó tiến hành sắc với nhiều lần nước. Cô lên để lấy nước cốt đặc, sau đó cho thêm đường và nấu thành siro. Mỗi lần uống chỉ lấy một thìa cà phê, mỗi ngày uống 3 lần.
– Chữa đau dây thần kinh tọa: Cần chuẩn bị cành dâu, thổ phục linh, ngưu tất, thiên niên kiện, mỗi loại 12g. Lá lốt, cà gai leo và đỗ đen, mỗi loại 10g. Sắc uống một thang/ngày và kiên trì dùng trong thời gian dài.
– Chữa ho trẻ em: Dùng 12g lá dâu non, 10g lá hẹ rửa sạch và giã nhỏ, sau đó đem trộn cùng với 3 thìa cà phê mật ong, đem hấp cho chín. Sau đó, đề nguội và dùng trong ngày.
Dùng quả dâu tằm để mất ngủ
– Bài thuốc chữa mất ngủ, đau lưng: Dùng quả dâu đã chín, phơi khô cùng với hạt vừng đen, hạt sen đã bỏ tâm cùng với đỗ đen. Mỗi loại 100g, dùng để sao vàng, tán nhỏ, rây bột mịn và kết hợp với mật ong để làm thành từng viên thuốc bằng hạt ngô. Ngày uống 2 lần và mỗi lần khoảng 30 viên.
Trên đây là những thông tin về đặc điểm, công dụng của cây dâu tằm và những bài thuốc từ loại dược liệu này. Không nên tự ý sử dụng khi chưa có sự đồng ý của bác sĩ. Nếu dùng sai cách, lạm dụng thuốc, sắc thuốc không đúng liều lượng hoặc không đúng cách có thể gây ra những hậu quả sức khỏe vô cùng nghiêm trọng. Do đó, trước khi sử dụng, bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ để có được những hướng dẫn và lời khuyên hữu ích.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 31/03/2024 03:37
Năm 2025: Thần Tài 3 tuổi triệu hồi, đón lộc phát tài Bùng Nổ, cơ…
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…