Cùng với sự phát triển kinh tế và gia tăng dân số, Việt Nam cũng chứng kiến quá trình đô thị hóa mạnh mẽ trong nhiều năm trở lại đây. Sự xuất hiện của nhiều thành phố năng động, hiện đại dần cho thấy sự thay đổi về diện mạo của quốc gia, góp phần vào mục tiêu phát triển chung toàn diện. Ngoài các yếu tố về diện tích hay dân số, top các thành phố lớn nhất Việt Nam còn được đánh giá dựa trên sự phát triển toàn diện về kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, hạ tầng vật chất,…
Bạn có biết: Thành phố nào nhỏ nhất Việt Nam?
Bạn đang xem: Top 10 thành phố lớn nhất Việt Nam [cập nhật mới 2024]
1. Thành phố Hà Nội
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa với bề dày lịch sử hơn 1000 năm. Thủ đô Hà Nội cũng được biết đến là thành phố Trực thuộc Trung ương được xếp vào hạng đô thị loại đặc biệt (cùng với Thành phố Hồ Chí Minh). Thành phố này từ lâu đã được ví như “Trái tim của Việt Nam” bởi vai trò quan trọng về chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội của cả nước.
Thành phố Hà Nội thuộc vùng đồng bằng sông Hồng, có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh, thành:
- Phía Đông giáp các tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh và Hưng Yên.
- Phía Tây giáp các tỉnh Hòa Bình và Phú Thọ.
- Phía Nam giáp các tỉnh Hà Nam, Hòa Bình.
- Phía Bắc giáp các tỉnh Thái Nguyên và Vĩnh Phúc.
Với diện tích 3.359,82 km², Hà Nội hiện đang là thành phố có diện tích lớn nhất Việt Nam. Đây đồng thời cũng là thành phố có dân số đông thứ 2 cả nước với khoảng 8.435.700 người.
Trải qua bao thăng trầm lịch sử, thủ đô Hà Nội “nghìn năm văn hiến” vẫn lưu giữ được những giá trị văn hóa truyền thống cùng nhiều di tích lịch sử, văn hóa lâu đời. Điều này tạo nên sức hút mạnh mẽ cho du lịch Hà Nội, thu hút hàng triệu lượt du khách cả trong và ngoài nước đến tham quan, khám phá. Những điểm đến nổi bật làm nên đặc trưng văn hóa của thủ đô phải kể đến: Hoàng Thành Thăng Long, Lăng Bác, Văn Miếu – Quốc Tử Giám, Hồ Hoàn Kiếm, Chùa Một Cột, 36 phố phường Hà Nội,…
Tìm hiểu thêm:
- Bản đồ Hà Nội
- Danh sách các quận huyện Hà Nội
2. Thành phố Hồ Chí Minh
Thành phố Hồ Chí Minh, hay còn được biết đến với tên gọi Sài Gòn, là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam. Cùng với Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh cũng là thành phố trực thuộc trung ương được xếp loại đô thị đặc biệt của Việt Nam. Nơi đây được mệnh danh là “Hòn ngọc Viễn Đông” với sự sôi động, sầm uất và hiện đại bậc nhất trong khu vực.
TP.HCM nằm ở khu vực Đông Nam Bộ, có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh, thành:
- Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai và Bà Rịa – Vũng Tàu.
- Phía Tây giáp các tỉnh Long An và Tây Ninh.
- Phía Nam giáp tỉnh Tiền Giang và Biển Đông.
- Phía Bắc giáp tỉnh Bình Dương.
Với tổng diện tích 2.095 km2 và dân số 9.389.700 người, TP.HCM hiện là thành phố có diện tích lớn thứ 2 cả nước (chỉ sau Hà Nội) và có dân số đông nhất Việt Nam. Ngoài ra, thành phố sôi động này còn giữ vai trò là đầu tàu kinh tế của cả nước, đồng thời là trung tâm chính trị, văn hóa, giáo dục quan trọng hàng đầu. Nền kinh tế của TP.HCM phát triển mạnh ở đa dạng các lĩnh vực gồm: nông nghiệp, thủy sản, công nghiệp chế biến, khai thác mỏ, xây dựng, tài chính, du lịch,… Điều này thu hút đông đảo cư dân đến đây sinh sống và làm việc.
Ngoài dẫn đầu về kinh tế, Sài Gòn cũng là địa điểm du lịch nổi tiếng được rất nhiều du khách biết đến. Đây là vùng đất có sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, mang đến cho du khách trải nghiệm khám phá đa dạng, độc đáo. Một vài điểm đến biểu tượng của Sài Thành phải kể đến như: Chợ Bến Thành, Dinh Độc Lập, Nhà thờ Đức Bà, Bảo tàng Thành phố Hồ Chí Minh, Khu vực người Hoa (Chợ Lớn), Nhà hát thành phố,…
Tìm hiểu thêm:
- Bản đồ TPHCM
- Danh sách các quận huyện TPHCM
3. Thành phố Hải Phòng
Cái tên tiếp theo trong danh sách các thành phố lớn ở Việt Nam phải kể đến thành phố Hải Phòng, còn được biết đến với tên gọi “Thành phố hoa phượng đỏ” hay “Thành phố cảng”. Đây là thành phố cảng biển lớn nhất khu vực phía Bắc, đồng thời là 1 trong 5 thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, được xếp vào hạng đô thị loại 1. Hiện nay, thành phố Hải Phòng được đánh giá là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, y tế, khoa học quan trọng của vùng duyên hải Bắc Bộ.
Xem thêm : Ăn dưa hấu có béo không? Nên ăn bao nhiêu dưa hấu mỗi ngày?
Vị trí địa lý của thành phố Hải Phòng trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp Vịnh Bắc Bộ thuộc Biển Đông.
- Phía Tây giáp tỉnh Hải Dương.
- Phía Nam giáp tỉnh Thái Bình.
- Phía Bắc giáp tỉnh Quảng Ninh.
Hải Phòng là thành phố có diện tích lớn thứ 2 miền Bắc (sau Hà Nội), đồng thời là thành phố trung tâm cấp quốc gia bên cạnh Đà Nẵng và Cần Thơ. Đây còn nổi tiếng là thành phố cảng công nghiệp, sở hữu lợi thế cảng nước sâu rất thuận lợi để phát triển ngành vận tải biển. Bên cạnh đó, thành phố Hải Phòng cũng là nơi tập trung nhiều khu công nghiệp, thương mại, trung tâm dịch vụ lớn của vùng.
Không dừng ở đó, Hải Phòng cũng có nhiều tiềm năng để phát triển đa dạng các loại hình du lịch. Thành phố hoa phượng đỏ có nhiều di tích lịch sử – văn hóa, công trình kiến trúc độc đáo cũng như nhiều bãi biển đẹp. Nếu có dịp đến với Hải Phòng, bạn đừng nên bỏ qua những điểm đến hấp dẫn như: Quần đảo Cát Bà, Khu du lịch Đồ Sơn, Hòn Dáu, Chùa Đỏ, Đền Nghè, Núi Voi,…
Bạn có biết: Tòa nhà cao nhất Hải Phòng?
4. Thành phố Cần Thơ
Cần Thơ là thành phố trực thuộc trung ương của Việt Nam, được xếp vào hạng đô thị loại 1. Đây đồng thời cũng là một trong những thành phố lớn ở nước ta có tốc độ phát triển kinh tế nhanh chóng, vượt bậc. Hiện nay, Cần Thơ đang nắm giữ vai trò là trung tâm kinh tế, đầu mối giao thương quan trọng giữa các tỉnh trong khu vực Đồng bằng sông Cửu Long.
Thành phố Cần Thơ nằm bên hữu ngạn sông Hậu và ở vị trí trung tâm của Đồng bằng sông Cửu Long. Vị trí địa lý của thành phố trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp các tỉnh Đồng Tháp và Vĩnh Long.
- Phía Tây giáp tỉnh Kiên Giang.
- Phía Nam giáp tỉnh Hậu Giang.
- Phía Bắc giáp tỉnh An Giang.
Thành phố Cần Thơ còn được gọi là “đô thị miền sông nước” bởi hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Nhờ sự bồi đắp của các nhánh sông lớn mà nơi đây đã hình thành nên những ruộng lúa mênh mông và vườn trái cây bạt ngàn. Điều này tạo điều kiện thuận lợi để phát triển các ngành nông nghiệp, chăn nuôi, thủy sản,… Bên cạnh đó, thành phố này cũng dần chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp, xây dựng, thương mại dịch vụ.
Hằng năm, thành phố Cần Thơ cũng đón tiếp hàng triệu lượt du khách cả trong và ngoài nước. Đặc trưng du lịch tại Cần Thơ là du lịch sông nước, miệt vườn, du lịch trải nghiệm gắn với nông nghiệp, đời sống. Trong đó, chợ nổi và hệ thống cồn nổi là những giá trị văn hóa mang tính đặc trưng cao nhất.
Bạn có biết: Tòa nhà nào cao nhất Cần Thơ?
5. Thành phố Đà Nẵng
Để trả lời cho câu hỏi “Thành phố nào có diện tích lớn nhất Việt Nam hiện nay?”, Đà Nẵng sẽ là cái tên góp mặt vào top 10 khi sở hữu diện tích lên đến 1.284,73 km2. Đây là thành phố trực thuộc trung ương được xếp vào đô thị loại 1 của Việt Nam. Sau hơn 25 năm hình thành và phát triển, Đà Nẵng được xem là trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm miền Trung, có nhiều đóng góp vào sự phát triển toàn diện của đất nước qua nhiều giai đoạn.
Thành phố Đà Nẵng thuộc vùng Nam Trung Bộ, sở hữu vị trí trọng yếu về mọi mặt từ kinh tế, xã hội đến an ninh, quốc phòng. Vị trí địa lý của thành phố tiếp giáp với các tỉnh thành:
- Phía Đông giáp Biển Đông.
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Thừa Thiên – Huế.
- Phía Nam và Tây Nam giáp tỉnh Quảng Nam.
Hiện nay, Đà Nẵng được đánh giá là thành phố đáng sống nhất Việt Nam khi sở hữu cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng nhiều bãi biển đẹp. Bên cạnh đó, sự hoàn thiện về mặt hạ tầng, vật chất cũng tạo điều kiện thuận lợi để tăng trưởng kinh tế ổn định, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân. Trong nhiều năm trở lại đây, hàng loạt các tòa nhà cao ốc, văn phòng, trung tâm thương mại hiện đại đã được xây dựng, góp phần đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa của thành phố.
Song song với đó, Đà Nẵng cũng được biết đến là thành phố biển du lịch, nổi tiếng với nhiều điểm đến lý thú như: Bà Nà Hills, Tượng Phật bà chùa Linh Ứng, Cầu Rồng, Ghềnh Bàng, Núi Ngũ Hành Sơn, Suối Mơ,…
Tìm hiểu ngay: Tòa nhà cao nhất Đà Nẵng
6. Thành phố Biên Hòa
Xem thêm : Công dân có quyền và nghĩa vụ gì trong thực hiện dân chủ ở cơ sở?
Thành phố Biên Hòa là tỉnh lỵ của tỉnh Đồng Nai, nằm cách trung tâm TP.HCM khoảng 30km về phía Đông. Đây được biết đến là đầu mối giao thông quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, có vị trí địa lý tiếp giáp với các tỉnh thành:
- Phía Đông giáp huyện Trảng Bom (tỉnh Đồng Nai).
- Phía Tây giáp thành phố Thủ Đức (TP.HCM) và thành phố Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
- Phía Nam giáp huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai).
- Phía Bắc giáp huyện Vĩnh Cửu (tỉnh Đồng Nai) và thành phố Tân Uyên (tỉnh Bình Dương).
Thành phố Biên Hòa cũng được biết đến là trung tâm công nghiệp quan trọng hàng đầu của cả nước. Tại đây tập trung nhiều khu công nghiệp lớn, đi đầu trong lĩnh vực công nghiệp tại nước ta như: KCN Biên Hòa I, KCN Long Bình – Đồng Nai, KCN Tam Phước, KCN Hố Nai,… Đây chính là yếu tố đưa Biên Hòa góp mặt vào top các thành phố lớn nhất Việt Nam hiện nay.
Với lịch sử lâu đời hơn 300 năm, thành phố Biên Hòa là nơi giao thoa của nhiều nền văn hóa khác nhau. Nơi đây có nhiều di tích lịch sử, văn hóa và kiến trúc độc đáo như: Văn miếu Trấn Biên, Bửu Long cổ tự, Nhà thờ Chánh tòa Biên Hòa, Khu du lịch Vườn Xoài,…
7. Thành phố Hải Dương
Hải Dương là đô thị loại 1 trực thuộc tỉnh Hải Dương, nằm ở vùng đồng bằng sông Hồng. Với vị trí nằm trong tam giác kinh tế Hà Nội – Hải Phòng – Quảng Ninh, thành phố Hải Dương hiện đang là trung tâm kinh tế, giáo dục, khoa học, kỹ thuật, y tế và dịch vụ của khu vực. Vị trí địa lý của thành phố trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp huyện Thanh Hà và huyện Kim Thành.
- Phía Tây giáp huyện Cẩm Giàng.
- Phía Nam giáp huyện Gia Lộc và huyện Tứ Kỳ.
- Phía Bắc giáp huyện Nam Sách.
Hải Dương được đánh giá là một trong những thành phố lớn nhất Việt Nam nhờ tốc độ tăng trưởng kinh tế luôn ở mức 14 – 18%/năm. Thành phố này cũng phát triển đáng kể trong nhiều lĩnh vực từ công nghiệp, nông nghiệp cho đến thương mại, dịch vụ. Bên cạnh đó, cảnh quan thiên nhiên đa dạng cùng hệ thống di tích lịch sử, văn hóa độc đáo cũng góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế quan trọng của khu vực.
8. Thành phố Huế
Thành phố Huế từng được biết đến là kinh đô của Việt Nam dưới triều đại Tây Sơn và triều Nguyễn. Cho đến nay, thành phố này là một trong những đô thị lớn nhất tại Việt Nam, đồng thời là trung tâm văn hóa, du lịch, giáo dục, khoa học công nghệ của miền Trung – Tây Nguyên. Thành phố Huế nằm ở vùng hạ lưu sông Hương, gần dãy núi Trường Sơn với vị trí tiếp giáp:
- Phía Đông giáp biển Đông.
- Phía Tây giáp thị xã Hương Trà.
- Phía Nam giáp thị xã Hương Thủy.
- Phía Bắc giáp huyện Quảng Điền và Biển Đông.
Nằm ở vị trí trung tâm của đất nước, thành phố Huế sở hữu vị trí chiến lược quan trọng, giúp kết nối giao thương giữa 2 miền Nam – Bắc. Trên địa bàn thành phố cũng hình thành nhiều trung tâm thương mại lớn cùng một số khu đô thị cao cấp, góp phần đẩy nhanh quá trình đô thị hóa. Song song với đó, ngành du lịch tại Huế vẫn tiếp tục được chú trọng phát triển với hàng loạt điểm đến khám phá như: Đại Nội Huế, Quốc học Huế, Cầu Trường Tiền, Chợ Đông Ba, Đồi Vọng Cảnh, Lăng Tự Đức,…
9. Thành phố Thuận An
Thành phố Thuận An trực thuộc tỉnh Bình Dương, nằm giữa thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Thủ Dầu Một. Vị trí địa lý trên bản đồ tiếp giáp:
- Phía Đông giáp thành phố Dĩ An.
- Phía Tây giáp Quận 12 và huyện Hóc Môn, huyện Củ Chi (Thành phố Hồ Chí Minh) qua sông Sài Gòn.
- Phía Nam giáp thành phố Thủ Đức (Thành phố Hồ Chí Minh).
- Phía Bắc giáp thành phố Thủ Dầu Một và thành phố Tân Uyên.
Thành phố Thuận An là một thành phố công nghiệp với nhiều khu công nghiệp lớn hàng đầu cả nước như: KCN VSIP 1, KCN Việt Hương, KCN Đồng An,… Tốc độ tăng trưởng kinh tế của thành phố đạt mức cao với thu nhập bình quân đầu người nằm trong top đầu cả nước (gần 144 triệu đồng/năm).
Với mục tiêu trở thành trung tâm đô thị, dịch vụ của vùng Đông Nam Bộ, thành phố đã và đang tăng cường ngành dịch vụ trong cơ cấu kinh tế. Bên cạnh đó là các công tác hoàn thiện hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội và cơ sở vật chất nhằm tận dụng vị trí tiềm năng của thành phố. Hiện nay, thành phố Thuận An được xếp vào đô thị loại 2 và đang đẩy mạnh nguồn lực đầu tư nhằm đạt được các tiêu chí trở thành đô thị loại 1.
10. Thành phố Thủ Đức
Thành phố Thủ Đức chính thức được thành lập vào cuối năm 2020 theo Nghị quyết 1111/NQ-UBTVQH14 trên cơ sở sáp nhập 3 quận cũ của TP.HCM là Quận 2, Quận 9 và Quận Thủ Đức. Kể từ ngày 1/1/2021, Thủ Đức đã trở thành thành phố đầu tiên của Việt Nam thuộc loại hình thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương. Thành phố Thủ Đức nằm ở phía Đông TP.HCM, có vị trí địa lý trên bản đồ như sau:
- Phía Đông giáp thành phố Biên Hòa và huyện Long Thành (tỉnh Đồng Nai) với ranh giới là sông Đồng Nai.
- Phía Tây giáp các quận Quận 12, Quận Bình Thạnh, Quận 1 và Quận 4 (ranh giới là sông Sài Gòn).
- Phía Nam giáp huyện Nhơn Trạch, tỉnh Đồng Nai (qua sông Đồng Nai) và Quận 7 (qua sông Sài Gòn).
- Phía Bắc giáp các thành phố Thuận An và Dĩ An (tỉnh Bình Dương).
Nằm ngay cửa ngõ phía Đông của TP.HCM, Thủ Đức hiện đang nắm giữ vai trò quan trọng của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Đây đồng thời cũng là đầu mối giao thông huyết mạch, giúp kết nối TPHCM với các tỉnh Đông Nam Bộ. Hiện nay, chính quyền TPHCM đang chú trọng đầu tư xây dựng Thủ Đức thành một khu đô thị sáng tạo tương tác cao. Khu vực này được đánh giá có nhiều tiềm năng để phát triển hạ tầng đô thị, hạ tầng dịch vụ và đặc biệt là ngành logistics vận chuyển hàng hóa.
Trên đây là top 10 thành phố lớn nhất Việt Nam – những trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học, công nghệ quan trọng hàng đầu của đất nước. Với tốc độ phát triển nhanh chóng, các thành phố này đang dần làm thay đổi diện mạo đô thị của Việt Nam, đẩy nhanh quá trình hội nhập quốc tế của đất nước. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn những thông tin hữu ích!
Tìm hiểu ngay:
- Danh sách 63 Tỉnh thành Việt Nam
- Tỉnh nào rộng nhất Việt Nam?
- Tỉnh nào có diện tích nhỏ nhất Việt Nam?
- Diện tích nước Việt Nam
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp