Categories: Tổng hợp

TT Nghiên cứu và Nuôi trồng Dược liệu Quốc gia – Vietfarm

Published by

Cây đơn đỏ (Excoecaria cochichinensis Lour) là thảo được được dùng phổ biến trong y học cổ truyền. Dân gian thường dùng phần lá phơi khô làm thuốc điều trị bệnh dị ứng, mụn nhọt, mề đay mẩn ngứa và một số vấn đề đường tiêu hóa, niệu.

Không chỉ được dùng làm cảnh, cây đơn lá đỏ còn được biết đến như một vị thuốc quý có thể trị được nhiều bệnh

1. Tên gọi, phân nhóm

Tên gọi khác: Đơn tướng quân, Đơn tía, đơn mặt trời, liễu đỏ, liễu hai da,hồng bối quế hoa.

Tên khoa học: Excoecaria cochichinensis Lour

Họ: Thầu dầu (Euphorbiaceae).

2. Đặc điểm sinh thái

Mô tả: Không chỉ được dùng làm cảnh, cây đơn lá đỏ còn được biết đến như một vị thuốc quý có thể trị được nhiều bệnh. Cây có phần thân nhỏ, cao chừng 1 mét. Lá có hình bầu dục ngược thuôn mọc đối nhau, phía bên trên có màu lục bóng, phần dưới lá có màu tía, mép lá có răng cưa. Hoa cây đơn đỏ thường mọc ở ngọn hoặc nách lá. Cây trổ hoa vào mùa hè.

Phân bố: Cây được trồng làm cảnh hoặc lấy thuốc ở nhiều vùng trên cả nước.

3. Bộ phận dùng, thu hái, chế biến, bảo quản

Bộ phận dùng: Lá cây.

Thu hái: Lá cây đơn đỏ có thể được thu hái quanh năm. Tuy nhiên, vào tháng 4 đến tháng 6, trời thường xuyên nắng to, cây phát triển tốt, lá to, dày, nhiều nhựa, màu lá đỏ tía, thu hoạch vào thời điểm này rất tốt vì hàm lượng dược chất trong cây tương đối cao.

Chế biến: Lá đơn đỏ sau khi thu hái đem sao vàng hoặc phơi khô.

Bảo quản: Bảo quản nơi khô ráo, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

4. Thành phần hóa học

Phần lá cây đơn đỏ chứa hàm lượng flavonoid tương đối cao (khoảng 1,5%). – đây là chất có khả năng chống oxy hóa, kháng khuẩn. Ngoài ra, người ta cũng tìm thấy trong lá đơn đỏ các thành phần hóa học hữu ích có công dụng kháng khuẩn, chống dị ứng, tiêu viêm khác như: saponin, anthranoid, coumarin, tanin,…

5. Tính vị

Lá cây đơn đỏ có vị đắng, tính mát.

6. Tác dụng dược lý

Theo y học cổ truyền:

Theo các y thư xưa, lá đơn đỏ có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, trừ thấp, khu phong, giảm đau, lợi niệu. Nhờ vào những tính chất trên, lá đơn đỏ được dùng để điều trị: mụn nhọt, mẩn ngứa, dị ứng, đại tiện/ tiểu tiện ra máu, tiêu chảy lâu ngày, lỵ…

Cây đơn đỏ – thảo dược được dùng để trị nhiều bệnh ngoài da, tiêu hóa, niệu.

Theo nghiên cứu dược lý hiện đại:

Y học hiện đại ứng dụng lá đơn đỏ điều trị những bệnh lý sau:

  • Mẩn ngứa, mụn nhọt
  • Zona
  • Mề đay, dị ứng
  • Vú sưng tấy
  • Sốt, cảm, nhức đầu, phong thấp đau nhức.
  • Kinh nguyệt không đều
  • Kiết lỵ, tiểu ra máu, huyết nhiệt mụn nhọt lở ngứa.

8. Liều dùng, cách dùng

Liều dùng: 10 – 20 gam / ngày.

Cách dùng: Sắc uống độc hoặc phối hợp với các vị thuốc khác.

9. Bài thuốc

Đơn đỏ có thể ứng dụng để trị nhiều bệnh. Tham khảo một số bài thuốc được bào chế từ lá cây đơn đỏ sau đây:

  • Trị mẫn ngứa, dị ứng, mụn nhọt: 8 – 12 gam lá đơn đỏ khô đem sắc, chia làm 3 phần uống, dùng sau mỗi bữa ăn cho đến khi triệu chứng thuyên giảm và biến mất.
  • Trị mụn nhọt ở vú, vú sưng tấy, đỏ đau: đem sắc 15 – 20 gam lá đơn đỏ, chia làm 3 phần, dùng đến khi triệu chứng thuyên giảm. Ngoài ra, bạn cũng có thể cho nguyên liệu sao nóng, cho vào túi vải rồi chườm nhẹ vào vị trí bị sưng, đau.
  • Trị zona và mẩn ngứa: Đem sao vàng 40 gam lá đơn đỏ rồi sắc uống, chia phần thuốc trên làm 2 – 3 phần dùng trong ngày, đều đặn và liên tục cho đến khi triệu chứng bệnh được thuyên giảm.
  • Trị tiêu chảy lâu ngày: Đem sao vàng 15 gam lá đơn đỏ rồi sắc với 4 gam gừng nướng, chia lượng thuốc trên thành 3 phần, uống trong ngày, nên dùng sau khi ăn khoảng 1,5 giờ đồng hồ.
  • Trị kiết lỵ, đại tiện ra máu ở trẻ em: Sắc uống 12 gam lá đơn đỏ.

10. Lưu ý

Khi dùng cây đơn đỏ trị bệnh, cần tránh nhầm lẫn cây đơn lá đỏ với một số loại thực vật có tên tương tự như: đơn đỏ, đơn hoa đỏ (Ixora coccinea L.). Khác với cây đơn lá đỏ, loại cây này có lá to và xanh đều cả hai mặt, đầu cành có nhiều hoa. Người ta thường dùng hoa này để cúng ở đình chùa. Ngoài ra, phần lá và rễ loại cây này cũng được dùng làm thuốc trị kiết lỵ, tiêu chảy, kinh nguyệt không đều.

Cây đơn đỏ (mẫu đơn đỏ) có thể gây nhầm lẫn cho người dùng.

Trên đây là một số thông tin về thảo dược cây đơn đỏ. Hy vọng bài viết sẽ hữu ích đến bạn. ThuocDanToc.vn không đưa ra lời khuyên, chẩn đoán hay bất kỳ phương pháp điều trị y khoa thay thế cho chỉ định từ bác sĩ chuyên khoa.

This post was last modified on 29/01/2024 17:17

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago