Nam nữ sau khi kết hôn sẽ chuyển về sống chung một nhà. Theo quy định của luật thì công dân phải thực hiện nghĩa vụ đăng ký cư trú, khi thay đổi nơi cư trú thì cần đăng ký với cơ quan quản lý dân cư. Do đó, một trong những thắc mắc khi vợ chồng đăng ký kết hôn đó chính là giấy tờ cần có khi đăng ký kết hôn và người vợ/chồng có cần phải cắt hộ khẩu trước đó hay không? Người vợ có bắt buộc phải nhập hộ khẩu với chồng hay không? Thủ tục nhập hộ khẩu vào hộ khẩu của nhà chồng như thế nào? Để tìm hiểu rõ hơn về vấn đề này, xin mời bạn đọc tham khảo bài viết “Đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?” của Luật sư Đà Nẵng chúng tôi.
Đăng ký kết hôn chính là thủ tục nhằm xác nhận quan hệ hôn nhân của hai bên nam nữ có đủ các điều kiện để tiến đến kết hôn. Chỉ khi thực hiện thủ tục đăng ký kết hôn thì hôn nhân mới được nhà nước công nhân và đây cũng là căn cứ làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa hai người.
Bạn đang xem: Đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014:
Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật.
Theo quy định tại Điều 9 Luật Hôn nhân và gia đình Việt Nam năm 2014, việc kết hôn phải được đăng ký và do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện. Như vậy, đăng ký kết hôn là một nghi thức xác lập quan hệ hôn nhân được Nhà nước thừa nhận. Để hôn nhân có giá trị pháp lý thì người kết hôn phải tuân thủ các quy định của pháp luật về đăng ký kết hôn.
Kết hôn là căn cứu làm phát sinh quan hệ vợ chồng giữa các cặp đôi. Không giống như các trường hợp sống chung thông thường không được pháp luật thừa nhận, kết hôn sẽ làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ chồng có liên quan đến nhân thân, tài sản, con cái của họ. Và vì vậy, việc kết hôn chỉ được coi là hợp pháp nếu các bên đáp ứng đầy đủ về điều kiện kết hôn và tiến hành thủ tục đăng ký kết hôn.
Căn cứ theo quy định tại Điều 8 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về điều kiện kết hôn, theo đó, nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
-Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
-Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
-Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
-Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn, gồm:
Xem thêm : 4 hình thức xử lý kỷ luật khi người lao động vi phạm quy định
Bên cạnh đó, quan hệ hôn nhân giữa những người cùng giới tính hiện nay cũng không được Nhà nước không thừa nhận. Nhà nước chỉ công nhận quan hệ hôn nhân giữa hai người khác giới.
Và chỉ khi đáp ứng được đầy đủ hết các điều kiện trên thì hai người mới được đăng ký kết hôn.
Cắt sổ hộ khẩu việc một cá nhân trong hộ gia đình tách khỏi hộ đó để đăng ký thường trú tại một chỗ ở hợp pháp khác. Thông thường người vợ khi kết hôn sẽ cắt khỏi hộ khẩu gia đình để chuyển đến nhập hộ khẩu tại nơi ở của chồng hoặc nơi ở hợp pháp khác của hai vợ chồng hoặc ngược lại.
Khi đăng ký kết hôn cả hai bên nam nữ đề phải chuẩn bị các giấy tờ liên quan đến nhân thân của mình và những giấy tờ khác chứng minh cho việc các bên đủ điều kiện để đăng ký kết hôn theo quy định pháp luật.
Về hồ sơ giấy tờ cần có khi đăng ký kết hôn thực hiện theo Điều 10 Nghị định 123/2015/NĐ-CP, cụ thể như sau:
“Người yêu cầu đăng ký kết hôn xuất trình giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 2 của Nghị định này, nộp giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 18 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc giấy tờ theo quy định tại Khoản 1 Điều 38 của Luật Hộ tịch khi đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện và nộp bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân theo quy định sau:
1. Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà người yêu cầu đăng ký kết hôn không thường trú tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký kết hôn thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
Trường hợp đăng ký kết hôn tại Ủy ban nhân dân cấp huyện thì người yêu cầu đăng ký kết hôn đang cư trú ở trong nước phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp theo quy định tại các Điều 21, 22 và 23 của Nghị định này.
2. Trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn đang công tác, học tập, lao động có thời hạn ở nước ngoài thì phải nộp Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Cơ quan đại diện ngoại giao, Cơ quan đại diện lãnh sự của Việt Nam ở nước ngoài (sau đây gọi là Cơ quan đại diện) cấp.”
Theo đó, hồ sơ đăng ký kết hôn sẽ bao gồm:
-Tờ khai đăng ký kết hôn theo mẫu, có đủ thông tin của hai bên nam, nữ. Hai bên nam, nữ có thể khai chung vào một Tờ khai đăng ký kết hôn (nếu người có yêu cầu lựa chọn nộp hồ sơ theo hình thức trực tiếp);
-Người có yêu cầu đăng ký kết hôn thực hiện việc nộp/xuất trình (theo hình thức trực tiếp) hoặc tải lên (theo hình thức trực tuyến) các giấy tờ sau:
Xem thêm : 0932 316 613
+ Giấy tờ phải nộp: Bản chính Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân do Ủy ban nhân dân cấp xã có thẩm quyền cấp trong trường hợp người yêu cầu đăng ký kết hôn không đăng ký thường trú tại địa bàn xã, phường, thị trấn làm thủ tục đăng ký kết hôn.
+Giấy tờ phải xuất trình:
Như vậy, khi làm giấy kết hôn không yêu cầu trong hồ sơ có giấy chuyển hộ khẩu, về giấy tờ chứng minh nơi cư trú bạn có thể dùng sổ hộ khẩu, sổ tạm trú, giấy tờ xác nhận cư trú… Tuy nhiên từ ngày 01/01/2023, người dân khi đi đăng ký kết hôn không cần phải xuất trình sổ hộ khẩu, sổ tạm trú mà thông tin cư trư đã được lưu ở cơ sở dữ liệu quốc gia.
Do đó, bạn không phải cắt hộ khẩu khi đăng ký kết hôn.
Sau khi kết hôn thì hai vợ chồng sẽ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo quy định tại Điều 20 Luật hôn nhân và gia đình cũng quy định, việc lựa chọn nơi cư trú của vợ chồng do vợ chồng thỏa thuận, không bị ràng buộc bởi phong tục, tập quán, địa giới hành chính.
Bên cạnh đó Điều 14 của Luật Cư trú 2020 cũng có quy định về nơi cư trú của vợ, chồng như sau:
Như vậy, không bắt buộc phải nhập khẩu về nhà chồng sau khi kết hôn mà vợ chồng hoàn toàn có thể có nơi cư trú khác nhau, không bắt buộc cùng nhập về cùng hộ khẩu.
Nếu khi có nhu cầu nhập chung hộ khẩu với chồng thì theo điểm a khoản 2 Điều 20 của Luật Cư trú 2020 quy định: trường hợp vợ về ở với chồng tại chỗ ở hợp pháp không thuộc quyền sở hữu của mình sẽ được nhập hộ khẩu vào nhà chồng nếu được chủ hộ và chủ sở hữu chỗ ở hợp pháp đó đồng ý.
Mời bạn xem thêm các bài viết sau:
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Đăng ký kết hôn có cần cắt hộ khẩu không?“đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư Đà Nẵng luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là Mẫu giấy tạm trú tạm vắng vui lòng liên hệ đến hotline. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/03/2024 20:19
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024