Categories: Tổng hợp

Lễ Hằng thuận là gì? Nguồn gốc và ý nghĩa việc tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa

Published by
Video lễ cưới ở chùa gọi là gì

Lễ Hằng thuận là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam. Với mong muốn xây dựng cuộc sống hôn nhân hạnh phúc bền vững, những năm gần đây, nhiều đôi bạn trẻ đã lựa chọn tổ chức lễ Hằng thuận. Vậy nguồn gốc và ý nghĩa của buổi lễ này là gì? Kính mời quý bạn đọc cùng tìm hiểu qua lời giảng trên Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh qua bài viết dưới đây.

Nguồn gốc của lễ Hằng thuận

Lễ Hằng thuận hay còn gọi là lễ kết hôn ở chùa. Đối với Phật giáo Nguyên thủy và Phật giáo Nam tông, lễ Hằng thuận ít khi được thực hiện. Còn ở những ngôi chùa thuộc Phật giáo Bắc tông thì những năm gần đây, nghi lễ này được tổ chức rất nhiều.

Các đôi tân lang, tân nương trong buổi lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng (ảnh năm 2019)

Lễ Hằng thuận được bắt nguồn từ thời Đức Phật còn tại thế. Khi ấy, nhân dịp Đức Phật về thăm kinh thành Ca Tỳ La Vệ đúng vào ngày Vương tử Ma Ha Nam cưới vợ, tất cả kinh thành cung thỉnh Ngài và Tăng đoàn đến dự đám cưới của Vương tử Ma Ha Nam.

Vì thế, Ngài đã đến tham dự và chứng minh cho buổi lễ. Tại đây, Đức Thế Tôn đã ban những lời dạy cho vợ chồng Vương tử Ma Ha Nam về bổn phận làm vợ, làm chồng; bổn phận làm cha, làm mẹ; rồi cha mẹ đối với con cái như thế nào và nhiều bổn phận khác. Có lẽ, đây là một sự kiện đặc biệt khi Đức Phật đến dự một đám cưới.

Tuy nhiên, thời nay, chư Tăng rất ít khi đến dự đám cưới vì đám cưới của người tại gia thường ăn uống, nhậu nhẹt, hát ca, chúc tụng những bài hát của thế gian, không phù hợp với những người tu hành.

Còn ở Việt Nam, lễ Hằng thuận đầu tiên được gia đình Phật tử bác sĩ Tâm Minh – Lê Đình Thám tổ chức cho con gái đầu lòng tại chùa Từ Đàm (Huế) vào năm 1930. Đây là lễ cưới đầu tiên ở chùa trong lịch sử Phật giáo Việt Nam. Đến năm 1971, Hòa thượng Thích Thiện Hòa chính thức đặt tên cho lễ kết hôn ở chùa là lễ Hằng thuận. “Hằng” là mãi mãi, thường hằng; “thuận” là hòa thuận. “Hằng thuận” có nghĩa là mãi mãi thuận hòa. Vợ chồng mãi mãi thuận hòa thì gia đình hạnh phúc, êm ấm, vì thuận vợ, thuận chồng tát biển Đông cũng cạn.

Như vậy, chúng ta biết rằng nguồn gốc của lễ Hằng thuận xuất phát từ thời Đức Phật còn tại thế, khi ấy Ngài đã đến dự đám cưới tại gia của vương tử Ma Ha Nam. Còn ở Việt Nam, lễ Hằng thuận chính thức được tổ chức lần đầu tiên vào năm 1930.

Ý nghĩa của việc tổ chức lễ Hằng thuận được tổ chức tại chùa

Lễ Hằng thuận không những mang lại phước báu đến cho các cặp đôi mà còn cho cả người thân trong gia đình. Bởi, đám cưới tại gia phải sát sinh rất nhiều các con vật, có khi mất đi phước lành. Còn lễ Hằng thuận ở chùa thì tân lang, tân nương, bạn bè, quan viên hai họ được ăn những mâm cơm thanh tịnh, lễ Phật, nghe Pháp nên ai cũng được tăng thêm phúc. Đặc biệt còn được các Thầy răn nhắc về đạo lý của vợ chồng và bổn phận làm con trong gia đình. Trong buổi lễ, tân lang, tân nương được lễ cha, lễ mẹ để tỏ lòng hiếu thảo. Vì thế mà Lễ Hằng thuận mang rất nhiều ý nghĩa nên ai tham dự cũng rất hoan hỷ và xúc động.

Các tân lang, tân nương được đảnh lễ cha mẹ đẻ tỏ lòng hiếu thảo (ảnh năm 2019)

Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh răn dạy về đạo lý làm vợ, làm chồng và bổn phận làm con trong gia đình (ảnh năm 2021)

Qua đây, chúng ta thấy tổ chức lễ Hằng thuận tại chùa không chỉ giúp cho các đôi vợ chồng biết cách sống ân nghĩa, thủy chung son sắt, làm việc thiện theo lời Phật dạy mà còn biết hiếu kính ân dưỡng dục của hai đấng sinh thành. Từ đó, tạo dựng nên cuộc sống gia đình hạnh phúc, hòa thuận, góp phần làm tươi đẹp cho xã hội.

Hình ảnh lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng

Hằng thuận là một nét đẹp trong văn hóa Phật giáo Việt Nam và chính là cầu nối giữa đạo và đời. Đây là sự hòa quyện nhuần nhuyễn giữa văn hóa truyền thống, đạo đức dân tộc và văn hóa tâm linh trong lĩnh vực hôn nhân, gia đình đối với người con Phật.

>>> Cầu thủ bóng đá Nguyễn Xuân Nam cùng hôn thê hạnh phúc trong ngày Lễ hằng thuận tại chùa Ba Vàng

Tại miền Bắc, chùa Ba Vàng là một trong những ngôi chùa đầu tiên tổ chức lễ Hằng thuận, mỗi năm có rất nhiều cặp đôi cùng gia đình về chùa tổ chức. Ngoài gia đình các Phật tử, còn có những gia đình không theo đạo Phật cũng về chùa tổ chức nghi lễ này.

Các cặp tân lang, tân nương trong buổi lễ Hằng thuận tại chùa Ba Vàng (ảnh năm 2021)

Hai thiên thần nhỏ bê nhẫn trong lễ Hằng thuận (ảnh năm 2022)

Tân lang trao nhẫn cưới cho tân nương tại buổi lễ Hằng thuận (ảnh năm 2020)

Tân lang, tân nương cùng gia đình chụp ảnh lưu niệm với Sư Phụ Thích Trúc Thái Minh (ảnh năm 2021)

Niềm hạnh phúc của tân lang, tân nương trong buổi lễ Hằng Thuận (ảnh năm 2020)

Qua bài viết trên, mong rằng quý bạn đọc hiểu được nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của lễ Hằng thuận. Từ đó, trở thành những người vợ chồng sống có tình nghĩa, thủy chung, kết thiện duyên với Phật Pháp để trở thành gia đình Phật tử an vui và hạnh phúc.

This post was last modified on 13/04/2024 14:08

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

11 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

11 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

15 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

20 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

20 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

21 giờ ago