Ông Địa hay còn được gọi với cái tên khác là Thổ Công. Đây chính là vị Thần được nhiều gia đình người Việt Nam lập bàn thờ và thờ cúng ngay trong nhà. Tục thờ ông Địa là một nét đẹp trong văn hóa của dân tộc ta từ xưa đến nay. Ông Địa là vị Thần có nhiệm vụ cai quản khu vực đất đai mà gia chủ đang sinh sống. Hình ảnh của ông Địa gắn liền với một ông lão có chiếc bụng to, luôn mang vẻ mặt rất phúc hậu, hiền lành và trên tay luôn phất phơ chiếc quạt mo lớn.
Thần Tài là vị Thần giúp mang lại điều may mắn liên quan đến tiền bạc hoặc may mắn về kinh tế cũng như trông giữ tài sản cho các gia đình. Thần Tài thường được biết đến với hình ảnh là một ông lão có râu và tóc bạc phơ, nét mặt cũng rất nhân từ và hiền lành. Trên tay Thần Tài thường cầm một thỏi vàng to, tượng trưng cho ý nghĩa về tiền bạc mà ông đem đến.
Cúng Thần Tài, Thổ Địa là một trong những phong tục tập quán của người dân Việt Nam. Phong tục này đã có từ xa xưa và được gìn giữ và lưu truyền đến tận ngày hôm nay. Dưới đây là một số lưu ý cho lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa mà bạn nên biết để có sự chuẩn bị đầy đủ cho quá trình cúng kiến.
Ngày vía Thần Tài rơi vào ngày mùng 10 tháng Giêng hằng năm. Các chuyên gia phong thủy khuyến khích gia chủ nên thắp hương, cúng kiến Thần Tài, Thổ Địa vào giờ Thìn (7 – 9 giờ sáng) là đẹp nhất. Trước khi thực hiện cúng Thần Tài, gia chủ cần lau dọn bàn thờ Thần Tài một cách tỉ mỉ và cẩn thận để loại bỏ bụi bẩn cũng như thể hiện được tấm lòng chân thành của mình.
Việc chuẩn bị đầy đủ tất cả các khâu trước khi lễ cúng Thần Tài, Thổ Địa diễn ra giúp gia chủ thể hiện được tấm lòng thành kính của mình. Từ đó, việc cầu xin may mắn về tài lộc có khả năng cao sẽ được hai vị thần này “chứng giám”. Dưới đây là các bước quan trọng mà hầu hết các gia đình người Việt đều cẩn thận thực hiện:
Lau dọn sạch sẽ bàn thờ Thần Tài trước khi cúng: Bạn có thể dùng nước lá bưởi hay dùng nước sạch thông thường pha với một tí rượu trắng để lau chùi sạch sẽ tượng Thần Tài, Ông Địa và khu vực bàn thờ của hai ông. Lưu ý, lau sạch các ngóc ngách từ trong ra ngoài để giữ cho khu vực này thoáng đãng và sạch sẽ.
Chuẩn bị mâm cỗ cúng Ông Địa, Thần Tài: Trong ngày vía Thần Tài thì đồ cúng mặn được ưu tiên. Mâm cúng hai vị thần này thường bao gồm các món ăn dân dã, thơm ngon quen thuộc như gà luộc, heo quay, hoa quả, các loại nước uống hàng ngày,…Theo lời của cha ông ta thì Thần Tài cực kỳ yêu thích món chuối chín vàng và heo quay. Vì vậy, tùy theo điều kiện của mỗi gia đình mà bạn có thể điều chỉnh số loại và số lượng đồ ăn cho mâm cỗ khác nhau.
Chuẩn bị hoa quả cúng Thần Tài: Riêng hoa cúng Thần Tài, bạn lưu ý không nên sử dụng hoa giấy hoặc hoa vải mà phải cúng hoa thật. Hoa được lựa chọn phải thật tươi, có hương thơm, có nụ hoa càng tốt. Quả cũng nên lựa các loại quả như lê, chuối, cam, quýt,…giữ được độ tươi và ngon.
Lễ vật cúng Thần Tài, Thổ Địa nên bao gồm đầy đủ các món quan trọng và cần có. Ngoài ra, tùy theo điều kiện kinh tế của từng gia chủ mà có thêm một số đồ cúng phù hợp khác để bày tỏ sự thành tâm của mình. Cụ thể, lễ vật dâng lên hai vị thần này gồm các món như sau:
Bộ tam sên gồm có 3 món ăn chính: 300g thịt heo (có thể quay hoặc luộc tùy ý), 3 quả trứng luộc (trứng vịt hoặc trứng gà đều được) và 3 con cua hoặc tôm luộc chín.
Cá lóc nướng để nguyên con.
Mâm ngũ quả: Có thể chọn các loại trái cây quen thuộc như xoài, thanh long, cam, táo, dưa hấu,…
1 lọ hoa tươi có màu sắc tươi sáng, sặc sỡ như hoa cúc, hoa ly.
1 bộ giấy tiền vàng mã.
Thuốc lá (cần cúng cả bao và bố trí để 2 điếu thuốc thò đầu ra ngoài bao)
Xem thêm : Dầu gội trị gàu Selsun có tốt không? Cách sử dụng như thế nào?
1 dĩa muối hột và 1 chén gạo.
Khay vàng giấy.
2 bát hương.
2 cây đèn nhỏ.
1 khay nước gồm 2 chén rượu và 3 cốc nước.
Để việc cúng kiến, bày tỏ lòng thành và sự biết ơn đối với hai vị thần này diễn ra suôn sẻ như mong muốn, bạn cần chú ý một số vấn đề trong quá trình chuẩn bị đồ cúng, lễ vật như sau:
Tất cả các lễ vật đều cần được sắp xếp một cách gọn gàng và đẹp mắt trên bàn thờ. Lưu ý không nên để những đồ cúng lễ dọc đường đi, làm hạn chế việc di chuyển của mọi người.
Chú ý không để thú cưng hay trẻ nhỏ lại gần khu vực bàn thờ. Vì điều này có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến phước lộc mà bạn sẽ nhận được.
Việc chuẩn bị đồ cúng Thần Tài và Ông Địa cũng cần phải cẩn thận, tỉ mỉ trong khâu lựa chọn nguyên liệu. Ngoài hình thức tươi ngon, bắt mắt ra thì đồ lễ cần phải được giữ không bị trầy xước hoặc có dấu hiệu ôi thiu, hư hỏng.
Trong quá trình cúng Thần Tài, Ông Địa, ngoài việc chuẩn bị mâm cỗ đủ đầy, gọn gàng và đẹp mắt thì việc đọc văn khấn phù hợp để dâng lên hai vị thần cũng được xem trọng. Dưới đây là mẫu văn khấn được cha ông ta dùng từ ngày xưa và được lưu giữ, phát huy đến tận thời điểm hiện tại.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
– Con lạy chín phương Trời, mười phương Chư Phật, Chư phật mười phương.
– Kính lạy ngài Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần.
– Con kính lạy ngày Đông Trù Tư mệnh Táo phủ Thần quân.
Xem thêm : Công thức tính diện tích xung quanh hình nón
– Con kính lạy Thần tài vị tiền.
– Con kính lạy các ngài Thần linh, Thổ địa cai quản trong xứ này.
Tín chủ con là………………………………………
Ngụ tại………………………………………………
Hôm nay là ngày…….tháng…….năm…………….
Tín chủ thành tâm sửa biện, hương hoa, lễ vật, kim ngân, trà quả và các thứ cúng dâng, bày ra trước án kính mời ngài Thần Tài vị tiền.
Cúi xin Thần Tài thương xót tín chủ, giáng lâm trước án, chứng giám lòng thành, thụ hưởng lễ vật phù trì tín chủ chúng con an ninh khang thái, vạn sự tốt lành, gia đạo hưng long thịnh vượng, lộc tài tăng tiến, tâm đạo mở mang, sở cầu tất ứng, sở nguyện tòng tâm.
Chúng con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ cúi xin được phù hộ độ trì.
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Nam mô a di Đà Phật!
Việc cầu xin tài lộc từ Thần Tài, Ông Địa được ít hay nhiều phụ thuộc vào tấm lòng chân thành phước đức cũng như vận số của gia chủ. Ngoài ra, để gia tăng sự linh nghiệm cho lời cầu xin, gia chủ cũng cần lưu ý thêm một số yếu tố sau đây khi thực hiện lễ cúng Thần Tài:
Khi đốt nhang thì thay nước uống, nước trong lọ hoa và chưng lên bàn thờ một nải chuối chín vàng.
Tránh để các con vật như chó mèo lại gần, quậy phá và làm ô uế bàn thờ hai vị thần này.
Nên lau chùi bàn thờ, tắm cho Thần Tài, Thổ Địa định kỳ vào ngày cuối tháng và ngày 14 âm lịch với rượu pha nước hay nước lá bưởi. Khăn lau và tắm cho Thần Tài không được sử dụng vào việc khác.
Khi cúng xong gạo, muối thì cất lại để sử dụng cho có lộc, không được để vương vãi ra bên ngoài.
Rượu hay nước thì đứng ngoài cửa tưới vào nhà, vàng bạc giấy thì đốt ở bên ngoài. Điều này mang ý nghĩa là thu hút tài lộc vào nhà. Riêng bộ tam sên hay bánh trái sau khi cúng xong thì chia nhau trong nhà dùng. không cho người ngoài.
Trên đây là các thông tin về mâm cúng Thần Tài, Ông Địa cũng như nội dung văn khấn hai vị thần này. Hy vọng sau khi đọc xong bài viết, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho để áp dụng vào thực tế, thể hiện được tấm lòng của mình với hai vị thần và sớm đạt được ước nguyện về tài lộc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 27/04/2024 13:38
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 23/11/2024 gặp nhiều khó khăn, dễ mắc…
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…