Bà Chúa Xứ An Giang là một nữ thần được thờ cúng tại khu vực Đồng Bằng Sông Cửu Long. Bà mang lại sự may mắn trong kinh doanh, sức khỏe và là người bảo vệ biên cương Việt Nam.
Người ta thờ Bà Chúa xứ trong làng Vĩnh Tế, dưới chân núi Sam, Châu Đốc tỉnh An Giang. Nên mọi người hay gọi Bà là: Bà Chúa Sam, Bà Chúa Xứ châu đốc An Giang, Chúa Xứ Thánh Mẫu, Mẹ Bà Chúa Xứ hay Phật Bà Chúa Xứ.
Bạn đang xem: Cách thờ lộc Bà Chúa Xứ đúng cách để xin tài lộc
Hiện nay có rất nhiều câu chuyện về Mẹ Chúa Xứ Châu Đốc, nhưng sự tích Bà Chúa Xứ An Giang dưới đây được nhiều người truyền tai nhau,
Truyện được kể lại rằng những năm 1820-1825, Quân Xiêm thường đánh phá, cướp bóc tại nước ta.
Khi giặc đến, người dân phải chạy trốn lên núi lánh nạn.Có lần, khi giặc Xiêm đuổi theo đến đỉnh núi Sam thì gặp tượng Bà Chúa Xứ Châu Đốc. Quân giặc hì hục buộc và khiêng tượng Phật núi Sam xuống để mang về xứ. Nhưng mới khiêng được đoạn ngắn thì tượng trở nên nặng trĩu và không thể nhấc lên được.
Ngay lúc đó, một tên trong bọn chúng tức giận đập vào cốt tượng và làm gãy cánh tay bên trái và đã bị Bà Chúa Xứ Thánh Mẫu trừng phạt. Sau đó, Bà Chúa xứ báo mộng cho dân làng và tự xưng là Bà Chúa Xứ, đồng thời dạy dân làng nên khiêng tượng Bà Chúa Xứ xuống núi và lập miếu thờ cúng. Và bà sẽ phù hộ mưa gió thuận hòa, may mắn, tránh sự quấy phá của giặc, thoát khỏi dịch bệnh hoành hành. Vì vậy, dân làng cùng nhau khiêng tượng về thờ cúng.
Đầu tiên cách thờ lộc Bà Chúa Xứ mọi người cần phải biết vía Bà Chúa xứ Châu Đốc được tổ chức từ ngày 23 đến 27 tháng 4 âm lịch mỗi năm.
Trong ngày lễ Bà Chúa Xứ, ngày vía Bà Chúa Xứ chính được xem là ngày 25. Trong khoảng thời gian diễn ra lễ hội rước Bà Chúa xứ núi Sam, nhiều người trên mọi miền đất nước đổ về đây để đi lễ Bà Chúa Xứ.
Các hoạt động của hội Bà Chúa Xứ bao gồm:
Được thực hiện từ 0h đêm 23 rạng 24 tháng 4 âm lịch:
Lễ tắm Bà Chúa Xứ là dùng nước thơm được nấu lên để lau bụi bặm lên tượng Bà chúa xứ núi Sam.
Sau đó thay xiêm y, hài mão mới cho Bà Chúa Xứ.
Lễ tắm thường diễn ra trong khoảng 1 h, sau khi Bà tắm xong thì mọi người có thể tự do chiêm bái.
Là rưới sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng 2 phu nhân từ Sơn lăng về miếu bà được thực hiện lúc 15h chiều ngày 24.
Tham gia lễ này thường các bô làng cử ra, người tham gia cần mặc trang phục lịch sự.
Trong đoàn đi trước là đội múa lân, tiếp đến ông Chánh bái và tới hai vị bô lão cùng các chức sau, cuối cùng là các học trò tay cầm cờ phướn.
Xem thêm : Thiết kế đồ họa thi khối nào? Tuyển sinh ngành thiết kế đồ họa và thông tin chi tiết
Khi mọi người đến điện thờ Thoại Ngọc Hầu sẽ tiến hành dâng hoa, dâng hương và tế lễ rồi thỉnh 4 bài vị lên long đình để về miếu mẹ bà chúa xứ.
Với lễ “túc yết” nghĩa là dâng lễ vật với lễ chính là con heo trắng và thực hiện nghi thức cúng Bà lúc 0 giờ đêm 25 rạng sáng ngày 26. Tiếp đó là lễ xây chầu .
Lễ túc yết yêu cầu người tham gia có bô lão trong làng, ban quản trị miếu, phải mặc chỉnh tề và đứng thẳng 2 hàng phía trước chánh điện.
Theo sau là 4 vị học trò lễ cùng với 4 đào thầy. Ông Chánh bái đứng đối diện với tượng Bà.
Lễ vật cúng túc yết bao gồm như sau:
Ông Chánh bái cùng với các bô lão sẽ đến trước bàn thờ để dâng hương. Sau 3 hồi trống và 3 hồi chiêng kết thức thì bắt đầu lễ. Đầu tiên là lễ dâng hương, chúc tửu, hiến trà.
Tiếp đến một người đại diện đọc tế và sau đó ông Chánh Bái sẽ đốt văn đi và heo trên bàn cúng được lật ngửa và mang đi chế biến.
Trong buổi lễ này, ông Chánh Bái khi nghe thấy người xướng nội hô “Ca công tựu vị”, ông sẽ tới bàn thờ đặt giữa võ ca rồi vừa cầm 2 dùi trống nâng lên tới ngang trán vừa khấn vái.
Sau khi khấn xong ông sẽ bái ca công và cầm nhánh dương liễu, nhúng vào nước trên bàn cúng và vẩy xung quanh và hô to:
Sau đó ông lại đặt cành lương liễu và tô nước lên bàn thờ và xướng ca công tiếp giá và đánh 3 hồi trống.
Sau đó đoàn hát bội nổi chiêng trống và ca múa hát.
Lễ chánh tế được thực hiện vào 4h sáng ngày 27.
Lễ tổ chức từ 4h sáng ngày 26/04 âm lịch.
Ngoài việc thêm một phần nội văn tế và “ẩm phước” thì về cơ bản lễ cúng này cũng giống với lễ cúng túc yết.
Vào khoảng 14h ngày 27/04 âm lịch, sẽ tiến hành làm lễ hồi sắc để đưa 4 bài bị về lại lăng ông Thoại Ngọc Hầu và chính thức kết thúc lễ hội.
Lễ hồi sắc được thực hiện vào 16h chiều cùng ngày. Đây là lễ đem sắc và bài vị Thoại Ngọc Hầu cùng 2 phu nhân trở về Sơn Lăng.
Khi cúng Bà Chúa Xứ , mọi người cần chú trọng trong việc lựa chọn đồ cúng đến các nghi thức, nghi lễ, văn khấn sử dụng.
Xem thêm : Thi bằng lái xe B2
Đồ cúng Bà Chúa Xứ Châu Đốc cần được chuẩn bị như sau:
Trong các đồ lễ cúng Bà Chúa Xứ thì không được quên cúng heo quay Bà Chúa Xứ .
Văn khấn Bà Chúa Xứ Châu Đốc chi tiết như sau:
Việc thực hiện cúng khấn phải nghiêm trang, thành tâm:
“Hương tử con lễ bạc thành tâm, cúi đầu thành tâm kính lễ Bà Chúa Sứ
Cúi xin được phù hộ độ trì. Hương tử con là:
Trú tại:……………
Ngày hôm nay là Ngày…………..Tháng……………….Năm
Con sắm sửa kim ngân, hương hoa, lễ vật chí thiết một lòng thành tâm dâng lễ, sám hối cầu xin phù hộ cho hương tử con được gia quyến bình an, cầu tài đắc tài, cầu lộc đắc lộc, bách sự cầu được như ý,…….(gia chủ muốn điều gì thì cầu xin bà chúa xứ điều đó). Hương tử con lễ bạc thâm thành, cúi đầu thành tâm kính lễ bà chúa xứ, cúi xin được phù hộ độ trì”.
Hầu như bất kỳ ai đi miếu bà chúa xứ đều xin về một bao lì xi và đây được xem là lộc Bà Chúa Xứ núi Sam.
Trong bao lì xì có thể là tiền, có thể là tấm áo của bà được cắt ra nhiều mảnh nhỏ.
Việc thỉnh lộc bà Chúa Xứ cần diễn ra đúng cách như sau:
Đầu tiên khi rước lộc về nhà, chủ nhà cần thỉnh lộc bà chúa Xứ lên trên cái đĩa. Sau đó để 4 ly nước suối bên cạnh và cầm lần lượt từng ly để cần khẩn với mục đích nghinh bà về cư gia. Khi mỗi ly nước được khấn xong, gia chủ đổ ra góc nhà, 4 ly tương ứng với 4 góc nhà.
Tiếp đến quý Phật tử đặt lộc này lên bàn thờ Mẹ Quan Âm. Đặc biệt chú ý không đặt ở bàn thờ ông Địa. Bởi nếu làm việc này sẽ có ý nghĩa khinh thường Bà Chúa xứ châu đốc an giang
Khi đặt lộc lên bàn thờ mẹ Quan Âm, gia chủ cần thực hiện theo quy tắc: 4 ngày thay nước, 3 ngày thay trầu cau tươi. Không được trái với quy tắc này.
Trên đây chúng tôi đã hướng dẫn cho các bạn cách thờ lộc Bà Chúa Xứ, để cầu mòng Bà che chở, phù độ hộ trì cho mọi thành viên trong gia đình. Khi muốn hóa lộc Bà Chúa Xứ Châu Đốc, cần chọn ngày 23 âm lịch.
>>> Bài viết liên quan:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/04/2024 03:30
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024