Tài sản và nguồn vốn là hai đối tượng của kế toán, nhưng hiện nay rất nhiều người vẫn nhầm lẫn giữa tài sản và nguồn vốn. Bài viết dưới đây của Trung tâm đào tạo kế toán NewTrain sẽ giúp các bạn phân biệt tài sản và nguồn vốn trong doanh nghiệp.
Tài sản của đơn vị là toàn bộ những nguồn lực kinh tế mà đơn vị đang nắm giữ, sử dụng cho hoạt động của đơn vị, thỏa mãn đồng thời các điều kiện:
Bạn đang xem: Phân biệt tài sản và nguồn vốn của doanh nghiệp
Tài sản của đơn vị có thể phân loại như sau:
1/ Tài sản cố định: Nhà cửa, máy móc, thiết bị, kho tàng, phương tiện vận tải
2/ Các loại nguyên vật liệu (nguyên vật liệu chính, vật liệu phụ, nhiên liệu)
3/ Công cụ, dụng cụ
4/ Hàng hoá, thành phẩm
5/ Tiền mặt
6/ Tiền gửi ngân hàng
7/ Các loại chứng khoán (cổ phiếu, trái phiếu)
8/ Các khoản nợ phải thu: Phải thu của khách hàng, tạm ứng, phải thu nội bộ, phải thu khác…
9/ Tài sản cố định vô hình khác: Quyền phát hành, bằng phát minh, sáng chế, nhãn hiệu, tên thương mại, chương trình phần mềm, quyền sử dụng đất,…
Nguồn vốn là nguồn hình thành nên tài sản của doanh nghiệp. Nguồn vốn cho biết tài sản của doanh nghiệp do đâu mà có và doanh nghiệp phải có những trách nhiệm kinh tế, pháp lý đối với tài sản của mình.
Xem thêm : Bỏ túi 25 quà tặng sinh nhật bạn trai ngọt ngào, lãng mạn
Nguồn vốn của doanh nghiệp gồm 2 loại: Nguồn vốn chủ sở hữu và các khoản Nợ phải trả.
* Nguồn vốn chủ sở hữu: Là số vốn do các chủ sở hữa đóng góp tạo nên, đơn vị không phải cam kết trả nợ.
Tùy theo hình thức sở hữu mà nguồn vốn chủ sở hữu có thể do Nhà nước cấp, do cổ đông hoặc xã viên góp cổ phần, nhận vốn góp liên doanh, hoặc do chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty TNHH đầu tư vốn.
Nguồn vốn chủ sở hữu được phân chia thành các khoản sau:
1/ Nguồn vốn đầu tư của chủ sở hữu
2/ Lợi nhuận chưa phân phối
3/ Các loại quỹ chuyên dùng: Quỹ đầu tư phát triển; Quỹ khen thưởng và phúc lợi; Nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản…
* Nợ phải trả: Là số vốn vay, chiếm dụng của tổ chức cá nhân khác mà đơn vị có nghĩa vụ phải thanh toán (đơn vị phải cam kết trả nợ).
Nợ phải trả bao gồm các khoản:
1/ Phải trả người bán
2/ Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước
3/ Phải trả người lao động
4/ Phải trả nội bộ
Xem thêm : Hồ sơ và thời hạn giải quyết chế độ thai sản năm 2022
5/ Vay và nợ thuê tài chính
6/ Nhận ký quỹ, ký cược…
7/ Người mua ứng trước tiền hàng
8/ Phải trả phải nộp khác
Kết luận: Như vậy tài sản và nguồn vốn có mối quan hệ mật thiết với nhau, bất kỳ một loại tài sản nào cũng được hình thành từ một hoặc một số nguồn vốn nhất định hoặc ngược lại một nguồn vốn nào đó có thể tham gia hình thành nên một hay nhiều tài sản khác nhau. Tại một thời điểm mối quan hệ giữa giá trị tài sản và nguồn vốn kinh doanh được thể hiện qua các đẳng thức kinh tế cơ bản sau:
Tổng giá trị tài sản = Tổng các nguồn vốn
Tổng giá trị tài sản = Nguồn vốn chủ sở hữu + Nợ phải trả
Nguồn vốn chủ sở hữu = Tổng số nguồn vốn – Nợ phải trả
Học phí khóa học kế toán tổng hợp (học trực tiếp) Học phí khóa học kế toán tổng hợp (học online) Học phí: 3.300.000đ (sinh viên); 3.500.000đ (người đi làm) Các ưu đãi khi đăng ký khoá học:
Học phí: 2.800.000đ (sinh viên); 3.000.000đ (người đi làm) Các ưu đãi khi đăng ký khoá học:
Các khóa học cần thiết giúp bạn nâng cao kiến thức:
Mọi thắc mắc các bạn xin để lại comment bên dưới bài viết hoặc liên hệ trực tiếp với Trung tâm đào tạo NewTrain theo Hotline/Zalo: 098.721.8822
Trung tâm đào tạo NewTrain chúc các bạn thành công!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/12/2023 22:26
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024
Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC
Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…