Categories: Tổng hợp

Lợi nhuận ròng là gì? Cách tính lợi nhuận ròng thông dụng

Published by

Lợi nhuận ròng phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh và phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty và các cổ đông có được, cũng là chỉ số tài chính được quan tâm nhất. Cùng tìm hiểu về khái niệm này, công thức tính và các yếu tố ảnh hưởng trong bài viết sau đây.

1. Lợi nhuận ròng là gì?

Lợi nhuận ròng (trong tiếng anh là Profit After Tax – PAT hay Net Profit) là phép đo lợi nhuận của một công ty sau khi lấy toàn bộ thu nhập của doanh nghiệp trừ đi tất cả các chi phí hoạt động, lãi vay và thuế. Mỗi giai đoạn trong báo cáo tài chính của một công ty sẽ tương ứng một khái niệm “lợi nhuận”. “Lợi nhuận ròng” xuất hiện trên báo cáo kết quả kinh doanh với ngữ cảnh “lợi nhuận sau thuế” và nằm ở dòng gần cuối cùng.

Như vậy, lợi nhuận ròng và lợi nhuận sau thuế thực tế là tên gọi để chỉ phần lợi nhuận mà doanh nghiệp thu được sau khi đã trừ đi các khoản chi phí, lãi vay và thuế thu nhập doanh nghiệp. Ngoài ra, người ta còn biết đến chỉ số này với nhiều tên gọi khác như lãi ròng…

2. Ý nghĩa lợi nhuận ròng

Đây là một thông số quan trọng khác xác định sức khỏe tài chính của doanh nghiệp. Chỉ số này cho thấy liệu doanh nghiệp có thể kiếm được nhiều hơn những gì mà doanh nghiệp đã chi ra hay không. Từ đó giúp nhà quản trị doanh nghiệp quyết định thời điểm và cách thức làm việc để mở rộng hoạt động kinh doanh cũng như thời điểm giảm chi phí. Các nhà giao dịch, nhà đầu tư khi xem khả năng sinh lời của một doanh nghiệp thông qua chỉ tiêu này nên chỉ số này cũng phục vụ tốt cho việc nghiên cứu đầu tư.

Thứ hai, đây là chỉ tiêu ảnh hưởng đến nội bộ doanh nghiệp. Vì yếu tố này là phần tiền cuối cùng mà người sở hữu công ty hoặc các cổ đông thu được và là chỉ số phản ánh rõ nét hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty. Với công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc doanh nghiệp cổ phần, khoản lợi nhuận sau thuế này là căn cứ để các cổ đông coi xét liệu có nên tiếp tục duy trì ban lãnh đạo công ty hay không.

Cuối cùng, chỉ tiêu này giúp công ty dễ dàng vay vốn hơn. Đối với ngân hàng, lợi nhuận ròng thể hiện sự tín nhiệm của doanh nghiệp về khả năng trả khoản vay để ngân hàng ra quyết định có nên cho doanh nghiệp vay vốn hay không.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng

Dựa theo công thức tính trên, ta có thể xác định các yếu tố ảnh hưởng đến lợi nhuận ròng như sau:

  • Chi phí hoạt động của doanh nghiệp: Chi phí hoạt động doanh nghiệp là yếu tố có nhiều ảnh hưởng đến tổng lợi nhuận ròng. Nếu chủ doanh nghiệp không biết chi tiêu phù hợp, chi phí không được tối giản thì chỉ số này cũng sẽ bị khiêm tốn, tình hình kinh doanh trở nên bất ổn.
  • Doanh thu của doanh nghiệp: Doanh nghiệp có nhiều khoản doanh thu như doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính và thu nhập khác.
  • Thuế thu nhập doanh nghiệp: Mức thuế thu nhập doanh nghiệp được thu theo quy định nhà nước, không thể tăng giảm theo ý muốn. Tuy nhiên, nếu các chi phí phát sinh của doanh nghiệp không có đầy đủ hồ sơ chứng từ chứng minh thì có thể bị loại khi xác định thu nhập chịu thuế, làm tăng khoản thuế mà DN phải đóng

4. Cách tính lợi nhuận ròng (lợi nhuận sau thuế)

Thông qua thông tin được cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh đồng thời căn cứ vào công thức tính, ta có 2 cách tính lợi nhuận sau thuế như sau:

Cách 1

Lợi nhuận ròng = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Có hai trường hợp xảy ra với công thức này: Nếu các khoản phí và chi phí của một công ty lớn hơn doanh thu, số liệu tính toán ra là số âm, lúc này không còn là lợi nhuận ròng mà là lỗ ròng và ngược lại, nếu các khoản phí và chi phí nhỏ hơn so với doanh thu thì số liệu tính toán ra sẽ dương, lúc này, chúng ta tính lãi ròng cho doanh nghiệp.

Trong đó:

  • Tổng doanh thu là khoản tiền mà doanh nghiệp thu được từ các việc bán sản phẩm đến cung cấp dịch vụ, doanh thu tài chính, doanh thu khác.
  • Tổng chi phí bao gồm chi phí dùng cho hoạt động sản xuất kinh doanh, chi phí tài chính (như lãi vay), các chi phí khác và thuế thu nhập doanh nghiệp.

Cách 2

Lợi nhuận ròng = Lợi nhuận trước thuế – Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp

Trong đó:

  • Lợi nhuận trước thuế:

Lợi nhuận trước thuế = Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh – Lợi nhuận khác

  • Chi phí thuế TNDN:

Chi phí thuế TNDN = Lợi nhuận trước thuế – Thuế suất thuế TNDN

Công thức tính lợi nhuận sau thuế là công thức cố định, về cơ bản để tính đúng được số liệu thì kế toán cần xác định chính xác những chỉ tiêu bên trong công thức. Các chỉ tiêu để tính lợi nhuận ròng được cung cấp trên Báo cáo kết quả kinh doanh. Hiện nay, chỉ tiêu lợi nhuận ròng đã có thể được tính toán tự động bởi phần mềm kế toán, giúp doanh nghiệp có thể theo dõi nhanh chóng, kịp thời tình hình tài chính của công ty mình.

5. Phân biệt lợi nhuận ròng và các khái niệm lợi nhuận khác

Khái niệm lợi nhuận tưởng chừng rất dễ hiểu nhưng trong tài chính lại phân cấp nhiều loại lợi nhuận khác nhau. Hiểu một cách đơn giản công thức tính lợi nhuận = doanh thu – chi phí. Nhưng thực chất có nhiều loại lợi nhuận khác nhau và mỗi loại có một công thức tính khác nhau. Bởi vậy cần phân biệt rõ chỉ tiêu này với các loại lợi nhuận khác.

Lợi nhuận ròng thường bị nhầm lẫn với các loại lợi nhuận khác như lợi nhuận thuần, lợi nhuận gộp. Nhưng trên thực tế đây có thể là các khái niệm khác nhau.

Các loại lợi nhuận này khác nhau rõ ràng ở công thức tính. Chúng ta cùng theo dõi bảng sau để phân biệt rõ các khái niệm

Chỉ tiêu Ký hiệu Doanh thu thuần từ hoạt động SXKD (1) Giá vốn hàng bán (2) Lợi nhuận gộp (3) = (1) – (2) Chi phí bán hàng & quản lý doanh nghiệp (4) Doanh thu từ hoạt động tài chính (5) Chi phí hoạt động tài chính (6) Lợi nhuận thuần từ SXKD (7) = (3) – (4) + (5) – (6) Thu nhập khác (8) Chi phí khác (9) Lợi nhuận trước thuế (10) = (7) + (8) – (9) Thuế TNDN (11) Lợi nhuận ròng (12) = (10) – (11)

Đây là các chỉ tiêu quan trọng để nhà đầu tư đọc hiểu kết quả báo cáo kinh doanh của doanh nghiệp

Xem thêm: Cách tính thuế TNDN mới nhất

6. Minh hoạ chỉ số lợi nhuận ròng trong báo cáo tài chính

Ví dụ minh họa trong báo cáo tài chính:

Tạm kết

Lợi nhuận hay lợi nhuận gộp là một phần quan trọng trong sức khỏe tài chính của một doanh nghiệp. CEO/Chủ doanh nghiệp cần theo dõi liên tục, thậm chí là theo dõi chi tiết theo từng mặt hàng, dự án, từ đó có kế hoạch phát triển đúng đắn. Hiện nay, một số phần mềm kế toán như phần mềm kế toán online MISA AMIS có thể cung cấp tự động chỉ tiêu lợi nhuận này cũng như các chỉ số tài chính chuyên sâu khác, giúp chủ doanh nghiệp kịp thời ra quyết định điều hành.

Mời bạn xem thêm Video tổng quát về phần mềm kế toán MISA tại đây:

Dùng ngay miễn phí

This post was last modified on 05/01/2024 13:23

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

3 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

4 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

14 giờ ago