ĐĂNG KÝ ỨNG TUYỂN

Sơ yếu lý lịch là một phần không thể thiếu trong hồ sơ xin việc, đặc biệt trong các cơ quan Nhà nước, doanh nghiệp nước ngoài. Tuy nhiên, sơ yếu lý lịch là gì? Cách viết hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch như thế nào cho chuẩn, chuyên nghiệp? Hãy cùng Langmaster tìm hiểu ngay dưới đây nhé!

1. Tổng quan về sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc

1.1 Sơ yếu lý lịch là gì?

Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng hợp thông tin về một người, bao gồm thông tin cá nhân, học vấn, tiểu sử, nhân thân, sự nghiệp,…. Sơ yếu lý lịch thường được sử dụng trong nhiều tình huống khác nhau như xin việc làm, nộp đơn xin học, tham gia các hoạt động đào tạo,… So với CV xin việc, bản sơ yếu thường chứa nhiều thông tin và có tính bao quát hơn.

null

Sơ yếu lý lịch là tờ khai tổng hợp thông tin về một cá nhân cụ thể

1.2 Các loại hình sơ yếu lý lịch hiện nay

Hiện nay, sơ yếu lý lịch xin việc thường được chia thành hai loại chính:

  • Sơ yếu lý lịch viết tay: Có thể mua sẵn tại cửa hàng sách hoặc tiệm photo. Trong quá trình điền, quan trọng nhất là viết rõ ràng, dễ đọc, tránh gạch xóa.
  • Sơ yếu lý lịch đánh máy: Thường được ưa chuộng bởi tính chỉnh sửa linh hoạt. Điều này giúp tiết kiệm chi phí so với việc mua mẫu sẵn. Sơ yếu lý lịch đánh máy đảm bảo thông tin rõ ràng, dễ đọc hơn so với viết tay.

1.3 Sơ yếu lý lịch có được tẩy xóa không?

Thực tế, sơ yếu lý lịch là hồ sơ kê khai quan trọng, có dấu xác nhận công chứng của địa phương. Vì thế, bạn không được tẩy xóa trong sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc. Tuy nhiên, nếu bạn viết sai thì có thể gạch chéo phần sai và viết tiếp, tránh tẩy xóa.

1.4 Sơ yếu lý lịch xin việc có cần xác nhận, công chứng của địa phương không?

Hiện nay, pháp luật không bắt buộc sơ yếu lý lịch cần có xác nhận, công chứng của địa phương. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp trong, ngoài nước đều yêu cầu có dấu xác nhận, chứng thực nhằm nhằm mục đích đảm bảo các thông tin được khai trong sơ yếu lý lịch là chính xác.

Xem thêm:

TỔNG HỢP 999+ MẪU CV ĐẸP, CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ

TỔNG HỢP CÁC KỸ NĂNG TRONG CV GIÚP CHINH PHỤC MỌI NHÀ TUYỂN DỤNG

2. Sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc bao gồm những gì?

Thông thường, sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc sẽ bao gồm các thông tin sao:

  • Ảnh 4 x 6 (thời gian chụp ảnh không quá 6 tháng)
  • Các thông tin cá nhân: Họ tên, ngày tháng năm sinh, nguyên quán, hộ khẩu thường trú,..,
  • Nhân thân, quan hệ ra đình: Ghi rõ họ tên, năm sinh, nơi ở, nghề nghiệp của bố mẹ, anh chị em ruột, hoặc vợ, chồng (nếu có)
  • Tóm tắt về quá trình học tập, làm việc: thời gian, nơi công tác, chức vụ, thành tích,…
  • Chữ ký, dấu xác nhận của địa phương

null

Sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc bao gồm những gì?

3. Phân biệt sơ yếu lý lịch và CV xin việc

Sơ yếu lý lịch và CV (Curriculum Vitae) đều là các công cụ quan trọng trong quá trình tìm kiếm việc làm, nhưng đây là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Dưới đây là những phân biệt của sơ yếu lý lịch và CV xin việc để bạn có thể tham khảo:

Sơ yếu lý lịch

CV (Curriculum Vitae)

Mục đích

Cung cấp thông tin cá nhân, tiểu sử, và nhân thân của ứng viên. Sơ yếu lý lịch là một tài liệu tập trung vào việc xây dựng hình ảnh về con người, bao gồm giáo dục, quá trình học tập, sở thích, và phẩm chất cá nhân.

Tập trung vào kinh nghiệm làm việc, kỹ năng, và thành tích liên quan đến công việc.

Nội dung

Thường chứa thông tin cá nhân như tên, địa chỉ, ngày tháng năm sinh, giới tính, tình trạng hôn nhân, quốc tịch, và sơ lược về tiểu sử và gia đình. Nó cũng có thể bao gồm mục tiêu nghề nghiệp và một phần về sở thích hoặc sở trường cá nhân.

Thường bắt đầu bằng một tóm tắt về kỹ năng và kinh nghiệm chuyên môn của ứng viên. Sau đó, CV liệt kê chi tiết về quá trình làm việc, vị trí công việc trước đây, dự án đã thực hiện, giáo dục, chứng chỉ, và các thành tích liên quan đến công việc. CV có thể được tùy chỉnh để phù hợp với vị trí công việc cụ thể.

Mức độ bao quát

Thường có tính bao quát hơn, vì nó cung cấp một cái nhìn tổng quan về người ứng viên, bao gồm cả khía cạnh cá nhân và chuyên môn.

Tập trung vào chi tiết chuyên môn và công việc liên quan đến vị trí ứng tuyển.

4. Các mẫu sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc chuẩn nhất 2023

4.1 Các mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn

Dưới đây là mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn 2023 để bạn có thể tham khảo:

null

Mẫu sơ yếu lý lịch chuẩn 2023

4.2 Mẫu sơ yếu lý lịch cho cán bộ công chức

Dưới đây là mẫu sơ yếu lý lịch cho cán bộ công chức để bạn có thể tham khảo:

null

Mẫu sơ yếu lý lịch cho cán bộ công chức

4.3 Mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh

Dưới đây là mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh chuẩn 2023 để bạn có thể tham khảo:

null

Mẫu sơ yếu lý lịch tiếng Anh

Xem thêm: COVER LETTER LÀ GÌ? CÁCH VIẾT COVER LETTER ẤN TƯỢNG, NỔI BẬT

5. Cách viết sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc chuẩn

5.1 Điền thông tin cá nhân

Thông tin cá nhân trong sơ yếu lý lịch là một phần quan trọng để bạn giới thiệu về mình. Dưới đây là cách điền thông tin cá nhân trong sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc để bạn có thể tham khảo:

  • Họ và tên: Viết đúng tên khai sinh của bạn, sử dụng chữ cái in hoa để làm cho tên nổi bật và dễ đọc.
  • Ngày sinh: Ghi đúng ngày tháng năm sinh theo thông tin trên căn cước công dân hoặc giấy tờ tùy thân.
  • Dân tộc: Điền dân tộc của bạn, ví dụ: Kinh, H’Mong, Dao, Khmer, và nên điền chính xác để không gây hiểu lầm hoặc sai sót.
  • Tôn giáo: Trường hợp bạn không tuân theo tôn giáo nào, hãy điền “không”.
  • Nguyên quán: Đây là nơi sinh của ông bà nội, cha của bạn. Hãy ghi đúng, rõ ràng để xác định nguồn gốc gia đình của bạn.
  • Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Thông tin này cần phải chính xác và trùng khớp với thông tin trên sổ hộ khẩu của bạn.
  • Nơi ở hiện tại: Điền địa chỉ hiện tại của bạn, có thể là trùng với địa chỉ đăng ký hộ khẩu thường trú hoặc nơi bạn đang cư trú hiện tại.
  • Số điện thoại: Cung cấp số điện thoại liên hệ bạn đang sử dụng.
  • Khi cần báo tin cho ai: Điền thông tin về người mà bạn muốn thông báo hoặc liên hệ trong trường hợp khẩn cấp, ví dụ như bố, mẹ, hoặc anh chị em thân thích.
  • Bí danh: Nếu bạn không có bí danh hoặc biệt danh, bạn có thể bỏ qua mục này.

null

Cách viết sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc chuẩn

5.2 Điền thông tin về nhân thân

Nhân thân là các thông tin về các thành viên trong gia đình của bạn. Thông tin này sẽ được chia thành 2 phần là giai đoạn trước cách mạng tháng 8 và thời điểm hiện tại. Cụ thể:

  • Trước cách mạng tháng 8: Điền thông tin của bố mẹ làm gì, ở đâu. Nếu bố mẹ bạn chưa sinh thì có thể điền trực tiếp là “chưa sinh”.
  • Hiện tại: Điền đầy đủ về thông tin, nghề nghiệp, nơi ở hiện tại của bố mẹ, anh chị em trong gia đình.

5.3 Điền thông tin học vấn, trình độ chuyên môn

Dưới đây là cách trình bày về thông tin học vấn, trình độ chuyên môn để bạn có thể tham khảo:

  • Trình độ văn hóa: Ghi rõ trình độ văn hóa cao nhất bạn đã đạt được. Nếu tốt nghiệp THPT bạn ghi 12/12, tốt nghiệp đại học thì ghi Cử nhân, Cao học ghi Thạc sỹ/Tiến sĩ. Nếu bạn chưa từng qua trường lớp nào thì có thể bỏ trống phần này.
  • Trình độ ngoại ngữ: bạn có thể ghi theo các mức độ: Cơ bản, Trung cấp, Cao cấp
  • Nghề nghiệp hoặc trình độ chuyên môn: Liệt kê nghề nghiệp hiện tại của bạn và chuyên ngành/nghề mà bạn đã được đào tạo. Phần này bạn cần chọn lọc thông tin, tóm tắt những hoạt động/kinh nghiệm phù hợp với công việc ứng tuyển.
  • Khen thưởng: Nếu bạn đã nhận bất kỳ giải thưởng nào trong quá trình làm việc hoặc học tập, hãy ghi lại ngày tháng, tên giải thưởng.
  • Kỷ luật: Thông thường, bạn có thể bỏ qua phần này, trừ khi bạn cảm thấy cần phải đề cập đến các vấn đề kỷ luật trong quá khứ.

null

Cách viết sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc chuẩn

Xem thêm:

HƯỚNG DẪN VIẾT COVER LETTER CHO TRỢ GIẢNG TIẾNG ANH

HƯỚNG DẪN VIẾT CV XIN VIỆC CHUYÊN NGHIỆP CHO MỌI NGÀNH NGHỀ

6. Những yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch

6.1 Sơ yếu lý lịch dễ nhìn, dễ hiểu

Đối với bản sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc làm thì bạn cần trình bày nó một cách rõ ràng, ngắn gọn và dễ đọc. Hãy tập trung vào những thông tin quan trọng và liên quan đến vị trí ứng tuyển để làm cho sơ yếu lý lịch trở nên hấp dẫn và dễ đọc cho nhà tuyển dụng. Tránh việc dàn trải thông tin không cần thiết và làm cho sơ yếu lý lịch trở nên dài dòng.

null

Những yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch

6.2 Tóm tắt những kinh nghiệm phù hợp với công việc ứng tuyển

Trong phần thông tin học vấn, kinh nghiệm làm việc thì bạn cần tóm tắt những kinh nghiệm phù hợp với vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Ví dụ bạn ứng tuyển vị trí Marketing thì nên liệt kê các kinh nghiệm liên quan như content, bán hàng, quảng cáo,… hoặc các khóa học liên quan đến marketing. Điều này sẽ giúp nhà tuyển dụng đánh giá tốt nhất về kỹ năng, kinh nghiệm của bạn.

6.3 Thêm ảnh và cố gắng viết chữ đẹp nhất

Khi viết sơ yếu lý lịch hồ sơ xin việc thì bạn cần lưu ý chọn ảnh chân dung, nền đơn sắc, tư thế lịch sự để thể hiện sự chuyên nghiệp của bạn. Bên cạnh đó, chữ viết, font chữ cũng vô cùng quan trọng. Bởi nó sẽ giúp cho tờ khai của bạn được đồng nhất, đẹp, dễ đọc hơn.

null

Những yêu cầu cơ bản khi viết sơ yếu lý lịch

6.4 Công chứng sơ yếu lý lịch

Công chứng sơ yếu lý lịch là một bước quan trọng để đảm bảo tính chính xác và độ tin cậy của thông tin bạn khai trong tài liệu này. Mặc dù không phải lúc nào nhà tuyển dụng cũng yêu cầu sơ yếu lý lịch đã được công chứng, việc chuẩn bị sẵn một bản đã được công chứng sẽ giúp cho bản hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch của bạn được chuyên nghiệp hơn.

Phía trên là toàn bộ về cách viết hồ sơ xin việc sơ yếu lý lịch để bạn tham khảo. Hy vọng những thông tin trên sẽ giúp ích cho các bạn trong quá trình xin việc, ứng tuyển việc làm của mình nhé!