Categories: Tổng hợp

Lực lượng sản xuất là gì? Lực lượng sản xuất có vai trò ra sao?

Published by

1. Lực lượng sản xuất là gì?

Lực lượng sản xuất là thuật ngữ dùng để chỉ tất cả những yếu tố cấu thành nội dung vật chất, công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại,… của quy trình sản xuất, tạo thành năng lượng thực tiễn để cải biến giới tự nhiên theo nhu cầu và sự phát triển của con người. Với nghĩa như vậy, lực lượng sản xuất còn đóng vai trò phản ánh trình độ chinh phục giới tự nhiên của con người.

Các yếu tố cấu thành lực lượng sản xuất bao gồm: người lao động (trong đó, năng lực phát minh sáng tạo của người lao động là yếu tố đặc biệt quan trọng) và tư liệu sản xuất (trong đó, công cụ sản xuất là yếu tố phản ánh rõ nét nhất trình độ chinh phục tự nhiên của con người).

2. Vai trò của lực lượng sản xuất?

Khái niệm lực lượng sản xuất là gì đã được giải thích rõ ở trên, tiếp theo, chúng ta cùng tìm hiểu vai trò của lực lượng sản xuất. Có thể thấy rằng, dù bất cứ xã hội nào, để tạo ra của cải vật chất cho xã hội phải có tư liệu sản xuất và người lao động. Bởi con người sẽ không thể nào tạo ra của cải vật chất để thỏa mãn nhu cầu của mình nếu không có công cụ sản xuất để phục vụ cho quá trình lao động.

Do đó, lực lượng sản xuất đóng vai trò là phương tiện để tiến hành sản xuất vật chất cho xã hội. Trong tiến trình phát triển của nhân loại, để thỏa mãn nhu cầu cơ bản của mình, con người phải chế tạo ra công cụ lao động, nói chính xác hơn đó là tư liệu lao động, tư liệu sản xuất và lực lượng sản xuất.

Lực lượng sản xuất phát triển quyết định sự biến đổi và sự phát triển về mọi mặt của đời sống của con người, quyết định sự phát triển của xã hội từ thấp đến cao. Lực lượng sản xuất còn là một bộ phận cấu thành phương thức sản xuất, đây cũng chính là nền tảng, cơ sở, tiền đề của sản xuất.

Lực lượng sản xuất ngày càng phát triển dẫn đến việc xuất hiện sự phân công lao động trong xã hội, năng suất lao động xã hội nhờ đó mà cũng tăng lên, kết quả là bắt đầu có sự dư thừa sản phẩm sản xuất.

Sự ra đời của chế độ tư hữu và giai cấp trong xã hội xuất hiện chính là bắt nguồn từ sự dư thừa sản phẩm sản xuất. Có thể thấy rằng, sự phát triển của lực lượng sản xuất chính là nguyên nhân sâu xa của sự xuất hiện giai cấp trong xã hội.

Như vậy, lực lượng sản xuất đóng vai trò đặc biệt quan trọng đối với sản xuất xã hội cũng như tiến trình phát triển của lịch sử loài người. Phát triển lực lượng sản xuất là vấn đề được coi trọng và đề cao trong bất cứ thời kỳ phát triển nào của xã hội.

3. Yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất

Trong quá trình sản xuất, công cụ lao động tác động vào đối tượng lao động để tạo ra của cải vật chất, từ đó tư liệu lao động ngày càng được hoàn thiện để đạt được năng suất lao động cao hơn.

Con người chính là yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất (Ảnh minh hoạ)

Trong tư liệu lao động, các yếu tố vật chất con người sử dụng để tác động vào đối tượng lao động thì yếu tố được coi là quan trọng nhất chính là công cụ lao động, và khi công cụ lao động đạt đến trình độ tự động hoá thì vai trò của nó lại càng trở nên quan trọng.

Có thể nói rằng, thước đo trình độ chinh phục tự nhiên của con người chính là trình độ phát triển của công cụ lao động. Chính xác hơn thì yếu tố quan trọng nhất trong lực lượng sản xuất chính là con người.

4. Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất

Chúng ta đã biết được lực lượng sản xuất là gì và vai trò của nó, vậy lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất có mối quan hệ như thế nào? Mối quan hệ giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là mối quan hệ thống nhất biện chứng, có sự ràng buộc, phụ thuộc và tác động lẫn nhau, từ đó tạo thành quá trình sản xuất của xã hội.

Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ phụ thuộc và tác động lẫn nhau (Ảnh minh hoạ)

Trong quá trình sản xuất, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất là hai mặt cơ bản và tất yếu của quá trình này, lực lượng sản xuất là nội dung vật chất của quá trình sản xuất còn hình thức kinh tế của quá trình này chính là quan hệ sản xuất.

Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất cùng tồn tại trong tính quy định lẫn nhau, thống nhất với nhau. Trong mọi quá trình sản xuất hiện thực của xã hội thì đây chính là yêu cầu tất yếu và phổ biến.

Quan hệ sản xuất và lực lượng sản xuất có mối quan hệ tuân theo nguyên tắc khách quan: quan hệ sản xuất phải phụ thuộc vào thực trạng phát triển của lực lượng sản xuất tùy vào mỗi giai đoạn lịch sử. Bởi quan hệ sản xuất chỉ là hình thức kinh tế của quá trình sản xuất còn nội dung vật chất, kỹ thuật của quá trình này là lực lượng sản xuất.

5. Lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam

Để có thể nắm được thực trạng lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất ở Việt Nam hiện nay, chúng ta cần hiểu rõ được thực trạng vấn đề này ở hai giai đoạn lịch sử là giai đoạn trước đổi mới và giai đoạn sau đổi mới. Cụ thể như sau:

5.1 Thời kỳ trước đổi mới

Ở giai đoạn này, lực lượng sản xuất còn thấp và chưa có nhiều điều kiện để phát triển. Lao động chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp và dựa trên kinh nghiệm cha ông để lại, tư liệu sản xuất, công cụ lao động còn rất thô sơ và lạc hậu.

Đảng và Nhà nước ta đã chủ trương xây dựng quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dựa trên chế độ công hữu về tư liệu sản xuất. Sau khi giải phóng miền Bắc, bước vào xây dựng chủ nghĩa xã hội, Đảng và Nhà nước nhấn mạnh vai trò của quan hệ sản xuất, dẫn đến chủ trương quan hệ sản xuất phải đi trước để mở đường và tạo động lực cho sự phát triển lực lượng sản xuất.

5.2 Thời kỳ sau đổi mới

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã tiến hành chủ trương đổi mới phương thức quản lý kinh tế. Đây chính là cột mốc quan trọng trong quá trình đổi mới tư duy lý luận của Đảng về xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta, thể hiện qua nhận thức và vận dụng quy luật về sự phù hợp giữa trình độ phát triển của lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất.

Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 đã tiến hành chủ trương đổi mới phương thức quản lý kinh tế (Ảnh minh hoạ)

Đảng và Nhà nước ta đã có nhiều chủ trương, biện pháp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hóa nhằm phát triển lực lượng sản xuất, đồng thời đã ban hành nhiều chính sách và pháp luật để hoàn thiện các mặt của quan hệ sản xuất theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

Như vậy, chắc hẳn qua bài viết này bạn đọc đã biết được lực lượng sản xuất là gì và một số thông tin về lực lượng sản xuất. Mong rằng bài viết đã cung cấp cho bạn đọc nhiều kiến thức bổ ích về vấn đề này.

This post was last modified on 10/01/2024 09:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago