1. Giao thông vận tải
Mạng lưới giao thông vận tải của nước ta phát triển khá toàn diện, gồm nhiều loại hình vận tải khác nhau.
Bạn đang xem: Lý thuyết vấn đề phát triển ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc Địa lí 12
a) Đường bộ (đường ô tô)
– Mạng lưới đường bộ đã được mở rộng và hiện đại.
– Về cơ bản, mạng lưới đường ô tô đã phủ kín các vùng.
– Các tuyến đường chính:
+ Quốc lộ 1:
Dài 2300 km, bắt đầu từ cửa khẩu Hữu Nghị (Lạng Sơn) đến Năm Căn (Cà Mau).
Là tuyến đường xương sống của cả hệ thống đường bộ nước ta, kết nối các vùng kinh tế (trừ Tây Nguyên) và hầu hết các trung tâm kinh tế lớn của cả nước.
+ Đường Hồ Chí Minh:
Là trục đường bộ xuyên quốc gia thứ hai.
Có ý nghĩa quan trọng trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế – xã hội của dải đất phía tây đất nước.
+ Hệ thống đường bộ của nước ta đang được hội nhập vào hệ thống đường bộ trong khu vực với các tuyến đường thuộc mạng đường bộ xuyên Á.
b) Đường sắt
– Tổng chiều dài đường sắt nước ta là 3143 km.
– Các tuyến đường chính:
+ Đường sắt Thống Nhất (Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh) dài 1726 km là trục giao thông quan trọng theo hướng Bắc – Nam.
+ Hà Nội – Hải Phòng (102 km)
+ Hà Nội – Lào Cai (293 km)
Xem thêm : Sau khi sinh mổ, có thể thưởng thức hương vị dừa ngon lành? Những điều cần lưu ý cho bà mẹ mới
+ Hà Nội – Thái Nguyên (75 km)
+ Hà Nội – Đồng Đăng (162,5 km)
+ Lưu Xá – Kép – Uông Bí – Bãi Cháy (175 km)
+ Các tuyến thuộc mạng đường sắt xuyên Á trên lãnh thổ đang được nâng cấp và xây dựng đạt chuẩn.
c) Đường sông
– Nước ta nhiều sông ngòi nhưng sử dụng cho mục đích giao thông còn hạn chế (khoảng 11 000 km).
– Vận tải đường sông tập trung chủ yếu ở các hệ thống sông chính:
+ Hệ thống sông Hồng – Thái Bình
+ Hệ thống sông Mê Công – Đồng Nai
+ Một số sông lớn ở miền Trung
d) Ngành vận tải đường biển
– Điều kiện phát triển:
+ Đường bờ biển dài, nhiều vũng vịnh, đảo, quần đảo ven bờ.
+ Nằm trên đường hàng hải quốc tế.
– Các tuyến đường biển ven bờ chủ yếu theo hướng Bắc – Nam (quan trọng nhất là tuyến Hải Phòng – TP Hồ Chí Minh).
– Các cảng biển và cụm cảng quan trọng: Hải Phòng, Cái Lân, Đà Nẵng, Liên Chiểu – Chân Mây, Dung Quất, Nha Trang, Sài Gòn, Vũng Tàu.
e) Đường hàng không
– Là ngành non trẻ nhưng có bước tiến rất nhanh.
– Cả nước có nhiều sân bay nội địa và quốc tế
– Các tuyến dường bay trong nước khai thác trên 3 đầu mối: Hà Nội, TP Hồ Chí Minh và Đà Nẵng
Xem thêm : Kinh nghiệm quá cảnh ở Doha – Qatar bạn cần biết
– Nhiều đường bay quốc tế được phát triển.
f) Đường ống
– Vận chuyển ngày càng phát triển với sự phát triển của ngành dầu khí.
– Đường ống vận chuyển xăng dầu B12, đường ống vận chuyển dầu khí vào thềm lục địa ngày càng phát triển.
2. Ngành thông tin liên lạc
a. Bưu chính
* Hiện trạng phát triển:
– Đặc điểm nổi bật: có tính phục vụ cao.
– Có hơn 300 bưu cục, 18 nghìn điểm, 8 nghìn điểm bưu điện văn hoá xã.
– Hạn chế:
+ Mạng lưới phân bố chưa hợp lí.
+ Công nghệ lạc hậu.
+ Quy trình nghiệp vụ thủ công.
+ Thiếu lao động có trình độ.
b. Viễn thông
* Đặc điểm:
– Tốc độ phát triển nhanh, vượt bậc.
+ Trước đổi mới: lạc hậu, nghèo nàn.
+ Nay: Tăng trưởng cao (30%/năm), có 13,8 triệu thuê bao điện thoại, đạt 19 thuê bao/100 dân.
– Chú trọng đầu tư công nghệ mới, hiện đại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp