Một vấn đề muôn thuở luôn gây tranh cãi khi nhắc đến mật ong đó là Mật ong thật có bị đóng đường không? Mật ong đóng đường là do người nuôi cho ong ăn đường? Sự thực là có những loại mật ong đóng đường (dễ kết tinh) và cũng có những loại mật ong không đóng đường (khó kết tinh). Cùng tìm hiểu lý do tại sao nhé.
Trước tiên cần phải biết thành phần của mật ong nguyên chất thông thường gồm khoảng 38,2% là đường Fructozo và 31,3% đường Glucozo, nước và các chất dinh dưỡng khác.
Đặc tính của Glucozo rất dễ bị tách nước vào tạo thành dạng tinh thể, làm cho mật ong chuyển dần sang dạng kết tinh phù sa rồi chuyển thành dạng hạt. Do đó, mật ong có hàm lượng Glucozo càng cao càng dễ bị đóng đường (kết tinh đường). Ngược lại, mật ong nào có càng ít Glucozo sẽ càng khó bị đóng đường.
Những loại mật ong như hoa nhãn, hoa vải hay hoa tràm,…sẽ khó kết tinh hơn những loại mật ong như hoa bạc hà, hoa chôm chôm, cỏ lào, cúc quỳ, cao su,… vì lý do trên. Mật ong hoa rừng cũng tùy vào thảm hoa ong lấy mật, tùy vào hoa đầu mùa hay hoa cuối mùa mà có dễ xảy ra hiện tượng kết tinh mật ong hay không. (mật ong thật có bị đóng đường không)
Xem thêm : Bộ hồ sơ xin việc gồm những gì? Những quy định cần lưu ý
Mặt khác, Glucozo là loại đường được biết đến có trong nho xanh, là loại đường đơn tốt nhất, thiết yếu cho hoạt động sống của con người. Có thể nói, mật ong chứa nhiều Glucozo lại càng có giá trị cao và tốt cho sức khỏe. Điều này đồng nghĩa, mật ong có đóng đường sẽ tốt hơn mật ong không đóng đường.
Xem thêm: Đừng chú trọng mật ong rừng hay mật ong nuôi, hãy quan tâm mật ong thật hay mật ong giả
Khi lượng nước trong mật thấp thì độ bão hòa sẽ tăng, do đó dẫn đến hiện tượng kết tinh mật ong. (mật ong thật có bị đóng đường không)
Tuy nhiên, mật ong có lượng nước thấp lại giàu dinh dưỡng hơn so với mật ong hàm lượng nước cao có cùng khối lượng. Trong tự nhiên, mật ong càng chín tổ thì hàm lượng nước càng thấp và càng giàu dinh dưỡng, thơm ngon hơn.
Xem thêm: Mật ong hoa keo nguyên chất với thủy phần đạt 19% theo tiêu chuẩn quốc tế
Xem thêm : Góc giữa hai mặt phẳng
Với điều kiện nhiệt độ thay đổi sẽ dẫn đến độ bão hòa bị thay đổi. Mật ong khi gặp nhiệt độ dưới 20 độ C sẽ nhanh chóng bị bão hòa và xảy ra hiện tượng kết tinh. Đây cũng là lý do tại sao không nên bảo quản mật ong trong tủ lạnh sẽ làm mật ong nhanh bị đóng đường. Cho dù thành phần mật ong có nhiều hay ít glucozo khi gặp nhiệt độ thấp cũng sẽ bị đóng đường.
Xem thêm: Cách bảo quản mật ong được lâu nhất
Lưu ý: Mật ong sẽ bị đóng đường theo thời gian do đặc tính của Glucozo và sẽ xảy ra rất chậm nếu được bảo quản đúng cách. Trong trường hợp kết tinh tự nhiên mật ong vẫn giữ nguyên được hàm lượng dinh dưỡng mà bạn hoàn toàn có thể yên tâm sử dụng mà không cần phải thay đổi trạng thái mật.
Trường hợp mật ong bị đóng đường nhanh chóng do nhiệt độ thay đổi đột ngột (ví dụ như cho mật ong vào tủ lạnh) sẽ xảy ra hiện tượng biến đổi chất làm giảm đi chất lượng mật ong.
Như vậy, mật ong thật hoàn toàn có thể xảy ra hiện tượng đóng đường (kết tinh). Với các cách thử mật ong bằng cách xem mật ong có bị đóng đường chỉ mang tính chất tham khảo bởi có những loại mật ong khó bị đóng đường và có những loại mất ong rất nhanh chóng bị đóng đường. Và thực sự chỉ có thể thử mật ong bằng cách xét nghiệm mới đem lại kết quả chính xác và đáng tin nhất.
Do đó, hãy tìm mua mật ong nguyên chất tại các thương hiệu bán mật ong uy tín để tránh trường hợp “tiền mất tật mang”, tốn tiền mua mật ong kém chất lượng lại còn không tốt cho sức khỏe của gia đình.
Có thể bạn quan tâm:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 05/04/2024 00:50
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024