Chôm chôm là loại quả vô cùng quen thuộc và dễ ăn, được nhiều người ưa thích kể cả các bà bầu. Chôm chôm có vị ngọt thanh giòn giòn ăn hoài không ngán, lại còn có nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe.
Bạn đang xem: Mùa chôm chôm, bà bầu muốn ăn thì đừng quên những lưu ý này
Đọc bài viết sau để biết những lưu ý khi ăn chôm chôm cho mẹ bầu để có thể tận dụng được hết những công dụng của chôm chôm đối với quá tình mang thai nhé!
Có nhiều lời đồn đoán rằng phụ nữ mang thai không được khuyến khích ăn chôm chôm do có khả năng làm bà bầu “bốc hỏa”, dễ dẫn đến nguy cơ sẩy thai. Ngoài ra cũng có những lời truyền miệng khác cho rằng nếu bà bầu ăn chôm chôm sẽ khiến quá trình chuyển dạ sanh con gặp khó khăn,… Thế nhưng những thông tin thiếu căn cứ này đều chưa có khoa học chứng minh và chúng không hề chính xác.
Theo các chuyên gia, đối với phụ nữ mang thai thì chôm chôm không những không gây hại mà còn có nhiều tác dụng tốt, đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe nữa.
Tham khảo: Mẹ bầu ăn nhãn được không? Mẹ bầu có nên ăn nhãn nhục?
Quả chôm chôm rất có lợi cho phụ nữ mang thai, có thể kể đến những tác dụng như:
Cung cấp chất sắt, phòng ngừa nguy cơ thiếu máu thai kỳ nhờ lượng vitamin C dồi dào trong chôm chôm. Vitamin C giúp quá trình hấp thụ chất sắt diễn ra thuận lợi hơn, từ đó cải thiện việc sản xuất các tế bào máu.
Chôm chôm giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khỏe của hệ tiêu hóa nhờ hàm lượng chất xơ cực cao.
Xem thêm : Có kinh uống nước đá được không? Cách giảm đau bụng khi tới tháng
Ăn chôm chôm giúp hỗ trợ kiểm soát huyết áp trong quá trình mang thai, giảm cholesterol, hỗ trợ lưu thông máu, từ đó giảm tình trạng bị sưng phù cơ thể vào cuối thai kỳ.
Bà bầu ăn chôm chôm với một lượng hợp lý sẽ có khả năng giúp phòng ngừa các bệnh cảm cúm, ho, sốt, nhức đầu… trong thời kỳ mang thai.
Lượng vitamin E và vitamin C trong chôm chôm cũng giúp cho da dẻ của các mẹ bầu duy trì được vẻ mịn màng, khỏe mạnh trong quá trình mang thai.
Những triệu chứng ốm nghén như buồn nôn hay chóng mặt là các biểu hiện thường gặp trong thời gian thai kỳ. Nhờ vị chua chua, ngọt ngọt của chôm chôm có thể giúp bà bầu hạn chế được tình trạng khó chịu trên.
Cơ thể người phụ nữ mang thai thường có khả năng bị suy giảm sức đề kháng và hệ miễn dịch nên dễ mắc các bệnh như cảm cúm, ho, nhức đầu,…
Do đó chôm chôm có chứa nhiều khoáng chất và chứa hàm lượng đồng nhất định, góp phần vào quá trình sản xuất bạch cầu của cơ thể, hạn chế các vấn đề nhiễm trùng và cảm cúm hiệu quả.
Bà bầu ăn chôm chôm quá nhiều có thể dẫn đến một vài vấn đề sức khỏe như:
Quả chôm chôm chín chứa hàm lượng đường khá cao, dễ dàng khiến mẹ bầu gặp phải tình trạng đường huyết không ổn định nếu thưởng thức chôm chôm với số lượng lớn trong thời gian dài. Do vậy, nếu bạn đang mắc phải chứng đái tháo đường thai kỳ, hãy cân nhắc đến vấn đề này và chỉ nên nhấm nháp từ 5 – 6 quả cho mỗi ngày mà thôi.
Theo các chuyên gia, hàm lượng đường trong quả chôm chôm có thể chuyển hóa thành rượu và làm chỉ số cholesterol tăng khi mẹ bầu ăn những quả quá chín.
Xem thêm : Bà bầu dùng yến chưng được không? liều lượng và nên ăn yến vào tháng thứ mấy?
Để có thể tận dụng được những lợi ích tốt nhất cho mình, các mẹ bầu hãy ghi nhớ những chú ý khi ăn chôm chôm sau đây nhé!
Hiện nay trong quá trình trồng chôm chôm, việc sử dụng thuốc trừ sâu và các hóa chất độc hại là không thể tránh khỏi. Vì vậy, bà bầu ăn chôm chôm nên rửa sạch, và ngâm chôm chôm trong nước muối loãng trước khi ăn. Không nên dùng răng để “lột vỏ” mà nên dùng dao để hạn chế nguy cơ tiếp xúc trực tiếp với thuốc trừ sâu (nếu có).
Trong chôm chôm quá chín có chứa nồng độ cồn cao (do đường trong chôm chôm chuyển hóa thành). Do đó, chôm chôm quá chín không an toàn cho mẹ và thai nhi.
Lượng đường có trong quả chôm chôm chín khá cao, vì vậy nếu mẹ bị tiểu đường thai kỳ hoặc có lượng đường trong máu cao thì nên hạn chế ăn chôm chôm để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe.
Chôm chôm là một loại quả rất “bắt miệng”, khi đã ăn thì khó dừng lại mà sẽ ăn rất nhiều trong vô thức. Tuy nhiên đối với mẹ bầu thì nhất định không nên để tình trạng này diễn ra. Việc ăn quá nhiều chôm chôm cùng một lúc sẽ làm lượng đường trong cơ thể tăng đột ngột, ảnh hưởng đến quá trình cân bằng các dưỡng chất trong cơ thể và gây ảnh hưởng đến quá trình phát triển về tinh thần và thể chất của em bé.
Tham khảo: Quả chôm chôm: Tác dụng, cách chế biến, các loại chôm chôm
Chôm chôm là loại quả có nhiều lợi ích cho phụ nữ mang thai. Hãy ghi nhớ những lưu ý trong bài viết này để biết cách ăn chôm chôm cho đúng nhé. Nếu ăn đúng cách với một số lượng vừa phải trong một ngày thì vô cùng tốt cho cả mẹ và em bé.
Mua chôm chôm tươi ngon tại Bách hoá XANH:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/03/2024 18:39
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024