Categories: Tổng hợp
Published by
Video mẹ bị tiêu chảy cho con bú có sao không

Bé bị tiêu chảy, sốt, bú kém, có phải do tôi ăn uống thiếu khoa học? (Lê Hạnh, TP HCM)

Trả lời:

Chế độ dinh dưỡng ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng sữa. Thức ăn cay nóng, thực phẩm nhiều đường, dầu mỡ, nước ngọt, cafe… ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của mẹ. Khi trẻ bú sữa, các chất này đi vào hệ tiêu hóa còn non nớt, gây kích ứng và tiêu chảy.

Ngoài tiêu chảy, trẻ có thể bị sốt, bú kém, bỏ bú, nôn ói, quấy khóc nhiều. Một số biểu hiện khác cho thấy bé bị mất nước như tiểu ít, mắt trũng, khóc không có nước mắt, thóp lõm… Phụ huynh nên đưa con đến bệnh viện để điều trị đúng cách.

Trẻ tiêu chảy có thể sốt, quấy khóc, bỏ bú. Ảnh minh họa: Freepik

Nếu trẻ điều trị và chăm sóc tại nhà thì bạn nên phòng tránh biến chứng mất nước cho con. Nên cho trẻ bú nhiều hơn bình thường, chia thành nhiều cữ bú nhỏ nhằm bù lại lượng nước đã mất qua phân; bổ sung dinh dưỡng, năng lượng để nhanh chóng khỏe lại.

Tiêu chảy khiến vùng mông của trẻ ẩm ướt, nguy cơ hăm tã cao do vi khuẩn sinh sôi và phát triển. Bạn nên vệ sinh phần này cho trẻ với nước sạch, giữ mông bé khô khoáng. Bạn cũng có thể bôi kem ngừa hăm tã cho bé.

Tất cả loại thuốc, nhất là thuốc kháng sinh, đều có thể gây nên tác dụng phụ nguy hiểm. Bạn không nên tự ý cho trẻ dùng thuốc khi không có sự đồng ý của bác sĩ. Tự ý áp dụng mẹo điều trị tiêu chảy cho trẻ sơ sinh tại nhà có thể khiến bệnh trở nên nguy hiểm hơn.

Khi chăm sóc trẻ bị tiêu chảy, bạn và người thân cũng nên đảm bảo vệ sinh, khử khuẩn tay sau khi thay tã. Mền, gối, nệm của trẻ cần được vệ sinh thường xuyên, phòng trừ trường hợp vi khuẩn phát triển.

Mẹ cần ăn uống đầy đủ, cân bằng dưỡng chất, chọn thực phẩm lành mạnh trong giai đoạn nuôi con bằng sữa mẹ. Mẹ nên cắt bỏ những đồ uống chứa caffeine như cà phê, trà, chocolate. Phụ nữ cũng nên tránh rượu, thức ăn cay nóng, nhiều dầu mỡ. Chế độ ăn cân đối các nhóm chất bao gồm chất xơ, vitamin, khoáng chất, tinh bột, uống đủ hai lít nước mỗi ngày.

Trẻ có thể bị tiêu chảy do bú chưa đúng cách, nhiễm khuẩn, tác dụng phụ khi mẹ dùng thuốc. Bạn nên cho trẻ bú hết một bên ngực rồi mới chuyển sang bên còn lại khi trẻ chưa no; vệ sinh ngực sạch sẽ trước khi cho con bú. Trước khi dùng bất cứ loại thuốc nào, bạn nên tham vấn ý kiến của bác sĩ.

BS.CKI Nguyễn Thị Kim Học Trung tâm Sơ sinh, Bệnh viện Đa khoa Tâm Anh TP HCM

Độc giả gửi câu hỏi về bệnh trẻ em tại đây để bác sĩ giải đáp

This post was last modified on 21/04/2024 11:54

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

2 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

3 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

5 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

18 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

18 giờ ago