Theo quy định tại Điều 15, Luật Hộ tịch 2014 thì: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
Như vậy, ngoài cha, mẹ thì những người thân của trẻ hoặc người nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi sẽ là những người có quyền làm giấy khai sinh cho con.
Bạn đang xem: Mẹ Bỏ Đi, Cha Đơn Thân Làm Giấy Khai Sinh Được Không?
Đối với mỗi cá nhân khi sinh ra đều có quyền khai sinh. Trẻ em sống trên hai mươi bốn giờ sẽ phải làm khai sinh. Vì vậy, mặc dù không xác định được mẹ thì cha sẽ phải là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
Xem thêm : Dầu Phật Linh có uống được không? Công dụng của dầu Phật Linh
Người cha khi yêu cầu nhận con thì sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm các giấy tờ sau: Tờ khai, Giấy chứng sinh và minh chứng là cha của trẻ. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Khi đăng ký giấy khai sinh cho con, ngoài giấy chứng sinh và tờ khai thì cha, mẹ sẽ cần xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì cha, mẹ sẽ phải làm thủ tục nhận con và cung cấp bằng chứng chứng minh quan hệ cha-con, mẹ-con để tiến hành làm giấy khai sinh cho con.
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Xem thêm : Bà bầu có nên nhuộm tóc không? Cách nhuộm đen tóc an toàn tại nhà cho bà bầu
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Cha, mẹ là người có trách nhiệm phải làm giấy khai sinh cho con và không thể ủy quyền cho người khác làm thay giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên, nếu cha, mẹ không thể đăng ký giấy khai sinh cho con thì ông, bà hoặc người thân thích khác sẽ có trách nhiệm làm giấy đăng ký khai sinh cho con.
Trong trường hợp con bị bỏ rơi hoặc chưa xác định được cha, mẹ thì cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng trẻ sẽ có trách nhiệm đăng ký Giấy khai sinh cho trẻ.
Cha, mẹ đơn thân hoặc chưa kết hôn thì hoàn toàn có thể tiến hành làm giấy khai sinh cho con. Trong trường hợp này, cha, mẹ cần phải làm thủ tục nhận con trước để có thể làm giấy khai sinh cho con với tư cách là cha, mẹ đẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/03/2024 23:51
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024