Ai có quyền làm giấy khai sinh cho con?
Theo quy định tại Điều 15, Luật Hộ tịch 2014 thì: Trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày sinh con, cha hoặc mẹ có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho con; trường hợp cha, mẹ không thể đăng ký khai sinh cho con thì ông hoặc bà hoặc người thân thích khác hoặc cá nhân, tổ chức đang nuôi dưỡng trẻ em có trách nhiệm đăng ký khai sinh cho trẻ em.
- Đây thôn Vĩ Dạ – Hàn Mặc Tử
- Điều quan trọng khi hồi phục sau sinh là tuân thủ các nguyên tắc dinh dưỡng và lối sống lành mạnh. Đừng uống nước lạnh, hãy thay thế bằng nước ấm hoặc nguội để bảo vệ sức khỏe của bạn.
- Tính chất hóa học của bazơ: Bazơ tan, Bazơ không tan – Lý thuyết Hóa 9 bài 7
- Cung Bọ Cạp: Tính cách, tình yêu, sự nghiệp và những “cái nhất”
- Giải thích câu tục ngữ Thương người như thể thương thân
Như vậy, ngoài cha, mẹ thì những người thân của trẻ hoặc người nuôi dưỡng trẻ bị bỏ rơi sẽ là những người có quyền làm giấy khai sinh cho con.
Bạn đang xem: Mẹ Bỏ Đi, Cha Đơn Thân Làm Giấy Khai Sinh Được Không?
Cha đơn thân làm giấy khai sinh cho con được không?
Đối với mỗi cá nhân khi sinh ra đều có quyền khai sinh. Trẻ em sống trên hai mươi bốn giờ sẽ phải làm khai sinh. Vì vậy, mặc dù không xác định được mẹ thì cha sẽ phải là người có trách nhiệm làm giấy khai sinh cho con.
Trường hợp trẻ chưa xác định được mẹ mà khi đăng ký khai sinh cha yêu cầu làm thủ tục nhận con thì phần khai về mẹ trong Sổ hộ tịch và Giấy khai sinh của trẻ em để trống.
Xem thêm : Thực đơn giảm cân: 30 món ăn hấp dẫn như ở nhà hàng 5 sao, ngày Tết không sợ béo lại còn giảm cân
Người cha khi yêu cầu nhận con thì sẽ nộp hồ sơ tại Cơ quan đăng ký hộ tịch bao gồm các giấy tờ sau: Tờ khai, Giấy chứng sinh và minh chứng là cha của trẻ. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh. Nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh.
Cha mẹ chưa kết hôn làm giấy khai sinh cho con thế nào?
Khi đăng ký giấy khai sinh cho con, ngoài giấy chứng sinh và tờ khai thì cha, mẹ sẽ cần xuất trình Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn. Trong trường hợp chưa đăng ký kết hôn thì cha, mẹ sẽ phải làm thủ tục nhận con và cung cấp bằng chứng chứng minh quan hệ cha-con, mẹ-con để tiến hành làm giấy khai sinh cho con.
Làm giấy khai sinh cho con cần những giấy tờ gì?
Người đi đăng ký khai sinh nộp tờ khai theo mẫu quy định và giấy chứng sinh cho cơ quan đăng ký hộ tịch. Trường hợp không có giấy chứng sinh thì nộp văn bản của người làm chứng xác nhận về việc sinh; nếu không có người làm chứng thì phải có giấy cam đoan về việc sinh; trường hợp khai sinh cho trẻ em bị bỏ rơi phải có biên bản xác nhận việc trẻ bị bỏ rơi do cơ quan có thẩm quyền lập; trường hợp khai sinh cho trẻ em sinh ra do mang thai hộ phải có văn bản chứng minh việc mang thai hộ theo quy định pháp luật.
Ngay sau khi nhận đủ giấy tờ theo quy định, công chức tư pháp – hộ tịch ghi nội dung khai sinh vào sổ hộ tịch; cập nhật vào Cơ sở dữ liệu hộ tịch điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư để lấy Số định danh cá nhân.
Xem thêm : Giải thích ý nghĩa biển số xe 10
Công chức tư pháp – hộ tịch và người đi đăng ký khai sinh cùng ký tên vào Sổ hộ tịch. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã cấp Giấy khai sinh cho người được đăng ký khai sinh.
Ủy quyền cho người khác làm giấy khai sinh cho con được không?
Cha, mẹ là người có trách nhiệm phải làm giấy khai sinh cho con và không thể ủy quyền cho người khác làm thay giấy khai sinh cho con. Tuy nhiên, nếu cha, mẹ không thể đăng ký giấy khai sinh cho con thì ông, bà hoặc người thân thích khác sẽ có trách nhiệm làm giấy đăng ký khai sinh cho con.
Trong trường hợp con bị bỏ rơi hoặc chưa xác định được cha, mẹ thì cá nhân, tổ chức nuôi dưỡng trẻ sẽ có trách nhiệm đăng ký Giấy khai sinh cho trẻ.
Cha, mẹ đơn thân hoặc chưa kết hôn thì hoàn toàn có thể tiến hành làm giấy khai sinh cho con. Trong trường hợp này, cha, mẹ cần phải làm thủ tục nhận con trước để có thể làm giấy khai sinh cho con với tư cách là cha, mẹ đẻ.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp