Bé bị viêm tai giữa nhiễm trùng, gây đau nhức ảnh hưởng đến sức khỏe. Ba mẹ nếu không phát hiện và đưa ra hướng điều trị sớm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm: liệt mặt, thủng màng nhĩ, viêm tai xương chũm… Mẹ đang đau đầu chưa biết hướng nào để điều trị hiệu quả cho bé? Dưới đây là mẹo chữa viêm tai giữa cho bé bằng các loại thảo dược ngay tại nhà khá hiệu quả. Các mẹ hãy cùng MEDIPLUS tìm hiểu nhé!
Viêm tai giữa là tình trạng nhiễm trùng khu vực phía sau màng nhĩ (tai giữa) gây hiện tượng sưng, đau, chảy dịch và có hoặc không kèm theo sốt. Bệnh lý này có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi nhưng thường gặp nhất ở trẻ em từ 6 – 36 tháng do cấu trúc tai chưa phát triển hoàn chỉnh và hệ miễn dịch còn yếu.
Bạn đang xem: Mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà – NHỎ MÀ CÓ VÕ
>>> Xem thêm: Bị viêm tai giữa nên ăn gì?
Theo thống kê từ Đại học Stanford (Mỹ), có hơn 80% trẻ em bị viêm tai giữa ít nhất một lần trong đời vào lúc 3 tuổi. Tùy vào mức độ nhiễm trùng, viêm tai giữa được chia thành 3 dạng:
Viêm tai giữa nếu không được điều trị dứt điểm có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng ảnh hưởng đến khả năng nghe cũng như sức khỏe tổng thể của người bệnh. Một vài các biến chứng của viêm tai giữa có thể kể đến như:
Với nhiều biến chứng nguy hiểm như trên, người bệnh khi phát hiện bị viêm tai giữa cần nhanh chóng đến khám tại các chuyên khoa uy tín và điều trị dứt điểm. Viêm tai giữa tái phát nhiều lần hoặc không chữa trị có thể dẫn đến viêm nhiễm mạn tính, gây khó khăn trong việc chữa khỏi.
Điều trị viêm tai giữa có thể dùng thuốc trong 1 – 2 tuần hoặc phẫu thuật (nếu người bệnh không đáp ứng với thuốc). Bên cạnh các phương pháp trên, người bệnh cũng có thể áp dụng thêm 10 mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà từ những loại thảo dược được đề cập dưới đây để nâng cao hiệu quả điều trị:
Theo y học cổ truyền, sáp ong có tính bình, vị ngọt thanh giúp làm dịu nhanh tình trạng đau tai, tai chảy dịch hoặc chảy máu, thúc đẩy quá trình làm lành vết thương. Bên cạnh đó, sáp ong còn có khả năng kháng viêm, kháng khuẩn cao, giàu vitamin và khoáng chất giúp cải thiện các vấn đề về thính giác, hạ sốt, buồn nôn, ói mửa.
Để áp dụng mẹo này, cần chuẩn bị 1 miếng sáp ong và 1 miếng giấy cuộn nhỏ. Đặt người bệnh nằm nghiêng trên giường, hướng tai bị viêm lên trên. Dùng giấy cuộn miếng sáp ong thành dạng giống điếu thuốc, đốt cháy một đầu giấy tạo thành khói rồi úp đầu còn lại xuống tai. Đặt cuộn giấy vuông góc 90 độ so với mặt phẳng của tai để xông hơi. Nên thực hiện liên tục từ 7 – 10 ngày để thấy hiệu quả tốt nhất.
Là loại dược liệu mọc quanh năm ở khu vực ẩm. Trong diếp cá có tính mát, mùi tanh, vị cay, có tác dụng thanh nhiệt, đào thải độc tố, tán khí tán ứ (theo y học cổ truyền). Ngoài ra, rau diếp cá còn chứa nhiều tinh dầu kháng viêm, kháng khuẩn mạnh giúp tiêu diệt vi khuẩn gây viêm khá tốt. Bài thuốc từ rau diếp cá có thể dùng dưới dạng uống hoặc dung dịch nhỏ tai. Có thể tham khảo 2 cách dưới đây:
Uống rau diếp cá Dung dịch nhỏ tai rau diếp cá Nguyên liệu – 30 gram rau diếp cá
– 10 gram táo đỏ
– 10 gram rau diếp cá Cách thực hiện – Rửa sạch rau diếp cá và ngâm trong nước muối pha loãng trong vòng 15 phút. Sau đó vớt ra ngoài để ráo nước, phơi khô dưới ánh nắng mặt trời.
– Cho rau diếp cá khô và táo đỏ vào nồi chứa 600 ml nước lọc. Đun sôi hỗn hợp với lửa nhỏ trong 20 phút hoặc cho đến khi lượng nước trong nồi còn lại 200 ml.
– Để nguội bớt rồi chắt lấy phần nước. Chia phần nước uống 3 lần/ ngày cho đến khi khỏi bệnh.
– Rửa sạch rau diếp cá rồi ngâm trong nước muối pha loãng khoảng 15 phút để loại bỏ hoàn toàn tạp chất và bụi bẩn. Vớt rau ra ngoài và để ráo nước.
Xem thêm : Sau sinh ăn hành tây được không? Lợi ích của hành tây với phụ nữ sau sinh
– Giã nát rau diếp cá đã rửa sạch trong cối nhỏ. Dùng vải mùng chắt lấy phần nước cốt, bỏ bã.
– Nhỏ nước cốt rau diếp cá thu được trực tiếp vào tai bị viêm 1 – 2 giọt/ lần. Kiên trì thực hiện từ 7 – 10 ngày để thấy kết quả tích cực.
Rau kinh giới chứa hợp chất flavonoids có tác dụng kháng viêm nên có thể dùng trong điều trị viêm tai giữa. Bên cạnh đó, kinh giới có lợi trong việc hỗ trợ điều trị cảm cúm, làm dịu cơn đau dạ dày, làm sạch hệ hô hấp,… Mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà với rau kinh giới cụ thể như sau:
Chuẩn bị cũng khá đơn giản: Lá rau kinh giới, cam thảo, xương bồ, ngân hoa, liên kiều, hoa xuyên chí (mỗi loại 20 gram) cùng 500ml nước lọc.
Cách thực hiện như sau: Cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị vào nồi nước và đun sôi cho đến khi nước cạn còn một nửa. Để nguội và uống 3 lần/ngày liên tục trong 10 ngày.
Theo thông tin từ Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ (American Academy of Pediatrics – AAP), dầu oliu ấm có khả năng kháng nấm, kháng khuẩn và vô cùng lành tính nên có thể dùng trong điều trị nhiễm trùng viêm tai giữa nhẹ. Cách tiến hành như sau:
Lá cây sống đời có công dụng làm mát, thanh nhiệt giải độc cho gan, tiêu trừ phù thũng. Ngoài ra, các chất kháng sinh và kháng viêm trong cây có thể giúp ngăn ngừa triệu chứng đau nhức và chảy mủ do tai giữa bị viêm.
Dùng 3 – 5 lá sống đời tươi rửa sạch và giã nát rồi lọc lấy nước cốt. Vệ sinh sạch sẽ vùng tai bị viêm và nhỏ từ 1 – 2 giọt nước cốt lá sống đời vào tai mỗi ngày 3 lần, thực hiện liên tục trong 7 ngày.
Một mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà khác cũng được nhiều người áp dụng đó chính là xông hơi bằng thảo dược. Với sự kết hợp của các cây thuốc như bồ công anh, kim ngân hoa, thổ phục linh, bạch chỉ, huyết sâm, hoàng cầm, hạ khô thảo (mỗi loại 10 gram), bài thuốc có tác dụng giảm đau kháng viêm, làm lành vết thương trong điều trị viêm tai giữa. Đồng thời, bài thuốc cũng làm giảm triệu chứng ù tai, đau tai, chảy dịch mủ, sốt một cách đáng kể.
Để thực hiện, bạn đem đâm nhuyễn mịn tất cả các loại thảo dược kể trên vào một miếng giấy rồi cuộn lại như điếu thuốc. Vệ sinh vùng tai bị viêm sạch sẽ bằng tăm bông hoặc nước muối sinh lý, đặt tai bị viêm hướng lên trần nhà. Tháo phần ruột của bơm tiêm vô trùng rồi đặt một đầu ống vào tai bé, đầu còn lại đặt thảo dược.
Đốt một đầu điếu thảo dược và đặt đầu còn lại vào ruột bơm tiêm, thổi nhẹ để hơi thảo dược đi vào ống tai. Thực hiện liên tục trong 7 ngày với tần suất 1 – 2 lần/ngày.
Phèn chua có hoạt tính kháng khuẩn, kháng viêm, giảm đau rát, khắc phục tình trạng chảy máu và ứ dịch trong tai. Do đó, đây là một mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà rất hiệu quả và dễ áp dụng.
Chuẩn bị 100 gram ngũ bội tử và 100 gam phèn chua. Trộn hai dược liệu này vào một miếng sắt và đặt lên trên bếp đun với lửa nhỏ cho đến khi phèn chua tan ra, hòa quyện cùng với ngũ bội tử. Nghiền nát hỗn hợp này rồi cho vào lọ sạch có nắp đậy, bảo quản nơi khô ráo.
Khi cần sử dụng, hãy lấy một lượng thuốc bằng hạt đậu xanh cho vào tờ giấy, cuộn tờ giấy thành hình trụ sao cho đường kính vừa với ống tai. Vệ sinh tai bị viêm bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Sau đó, đặt ống giấy chứa phèn chua và ngũ bội tử đã giã nhuyễn vào tai, nhẹ nhàng thổi hỗn hợp vào tai người bệnh.
Khi thực hiện phương pháp, người bệnh nên nằm nghiêng một bên sao cho tai bị viêm hướng ra ngoài và hơi chếch xuống dưới. Bài thuốc có thể sử dụng 2 lần/ngày trong vòng 3 ngày liên tiếp.
Trong Đông y, lá mơ có vị hơi đắng, mùi hôi, tính mát nên có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, hỗ trợ điều trị các bệnh về tiêu hóa và tai – mũi – họng, trong đó có viêm tai giữa. Nhờ các hoạt chất có lợi gồm carotene, vitamin C, methyl mercaptan, acid amin,… dược liệu này không chỉ cải thiện tốt các vấn đề về tai mà còn làm tiêu viêm, tiêu mủ, giảm tình trạng đau nhức.
Bên cạnh đó, thành phần alkaloid peaderin và tinh dầu sulfat dimetyl disulphite trong lá mơ còn đóng vai trò như một kháng sinh tự nhiên giúp hỗ trợ điều trị bệnh viêm tai giữa một cách hiệu quả.
Chọn ra 3 – 4 lá mơ rồi đem rửa sạch, ngâm nước muối pha loãng khoảng 15 phút, sau đó vớt ra để ráo nước. Hơ lá mơ trên lửa nhỏ cho đến khi hơi nóng rồi vò thật nhỏ và nhét vào tai viêm. Để lá qua đêm để hút sạch mủ trong tai. Người bệnh có thể áp dụng mẹo này 1 lần/tuần.
Một điều cần lưu ý là lá mơ chỉ có tác dụng hút mủ chứ không thể điều trị triệt để ổ viêm bên trong tai. Do đó, người bệnh không nên lạm dụng bài thuốc mà chỉ nên xem đây là một phương pháp hỗ trợ điều trị tạm thời.
Theo y học cổ truyền, lá hẹ là thảo dược có tính bình, vị cay, không độc. Thành phần lá hẹ gồm nhiều acid amin như tryptophan, threonin, leucine, lysine, isoleucine,… đặc biệt có thiosulfonate chuyển hóa thành allicin sau khi cắt hoặc nghiền nhuyễn. Allicin là chất có tính kháng sinh mạnh, có thể kháng khuẩn, virus, nấm và đào thải độc tố, ngăn ngừa nhiễm trùng tai trong.
Ngoài ra, hàm lượng odorin cực cao trong lá hẹ còn đóng vai trò như chất kháng sinh có tác dụng hạn chế nhiễm trùng, giảm sưng tấy, mẩn đỏ, ngứa ngáy trong tai khi bị viêm. Là thành phần thiên nhiên lành tính, lá hẹ dùng được cho cả người lớn và trẻ em. Hiện nay có 2 mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà bằng lá hẹ như sau:
Chữa viêm tai giữa tại nhà bằng lá hẹ tươi Chữa viêm tai giữa tại nhà bằng lá hẹ hấp phèn chua Nguyên liệu 500 gram lá hẹ tươi 50 gram lá hẹ tươi, 50 gram phèn chua Cách tiến hành – Rửa sạch lá hẹ, ngâm với nước muối khoảng 10 phút, vớt ra để ráo.
– Xay nhuyễn lá hẹ rồi lọc lấy nước, đựng nước cốt lá hẹ trong lọ sạch rồi đậy kín.
– Rửa sạch lá hẹ rồi ngâm với nước muối 10 phút, để ráo và cắt khúc 10 cm.
– Đun nóng hỗn hợp phèn chua và lá hẹ trên miếng sắt vừa đủ độ rộng. Không dùng nồi nhôm hoặc nồi gang để nấu vì sẽ làm giảm công dụng của phèn chua.
– Đun nhỏ lửa cho đến khi phèn chua chảy ra hết thì tắt bếp. Nghiền nát hỗn hợp phèn chua và lá hẹ thành bột. Bảo quản bột thuốc trong lọ thủy tinh có nắp đậy, tránh ánh sáng.
Cách dùng – Nhỏ trực tiếp nước cốt lá hẹ vào tai, mỗi lần từ 2 – 3 giọt, thực hiện 2 – 3 lần/tuần cho đến khi hết bệnh. – Dùng hàng ngày với liều bằng nửa thìa cà phê bột, thổi nhẹ bột thuốc vào tai bị viêm.
– Thực hiện 2 lần/ngày cho đến khi hết bệnh.
– Chỉ nên dùng bột thuốc trong ngày do dược tính trong lá hẹ dễ bay hơi.
Lông nhím là mẹo chữa viêm tai giữa tại nhà được nhiều người áp dụng. Theo Đông y, lông nhím có tính ấm, vị cay, có tác dụng hành khí, chỉ thống, giải độc, cầm máu. Do đó, lông nhím có thể sử dụng để giảm đau, ngừng chảy dịch, tiêu viêm,… trong điều trị viêm tai giữa.
Để thực hiện bài thuốc này, bạn cần chuẩn bị khoảng 2 – 3 lông nhím. Rửa sạch lông nhím thật kỹ và sao vàng trên chảo. Sau đó, xay lông thành bột mịn rồi cho vào giấy một lượng bằng hạt đậu. Cuộn ống giấy lại và nhẹ nhàng thổi sâu bột thuốc vào bên trong tai bị viêm. Trước khi thực hiện, cần vệ sinh sạch sẽ vùng tai ngoài bằng nước muối sinh lý hoặc oxy già. Bài thuốc được thực hiện 1 lần/ngày trong 5 ngày.
*Lưu ý: Trên đây chỉ là các mẹo hỗ trợ điều trị viêm tai giữa không thay thế cho phác đồ điều trị của bác sĩ. Chính vì thế, người bệnh nên tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi áp dụng bất cứ mẹo nào.
Bài viết trên đây đã giới thiệu đến người đọc mẹo chữa viêm tai giữa cho bé tại nhà có thể được áp dụng để nâng cao hiệu quả điều trị. Hy vọng bài viết sẽ giúp ích trong việc chữa trị bệnh viêm tai giữa. Mọi vấn đề thắc mắc quý khách hàng vui lòng liên hệ tới MEDIPLUS qua hotline 1900 3366 để được các chuyên gia của chúng tôi tư vấn và giải đáp nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 06:47
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024