Hầu hết mèo có thể tự sinh con mà không cần sự giúp đỡ từ con người. Tất cả những gì bạn cần làm là đứng từ xa và quan sát mèo đẻ. Tuy nhiên, trong một vài trường hợp, bạn cần hỗ trợ mèo đẻ, thậm chí là gọi cả bác sỹ thú y.
Khi mèo mang thai đủ thời gian, chúng sẽ sớm có dấu hiệu chuyển dạ. Cách chuẩn bị cho mèo đẻ tốt nhất là chuẩn bị dinh dưỡng và sức khỏe cho chúng ngay từ thời kỳ mang thai. Để biết cách chăm sóc mèo có bầu, bạn có thể đọc trên website của chúng tôi.
Bạn đang xem: Cách giúp mèo đẻ tại nhà và xử lý các biến chứng trong/sau sinh bạn nên biết
Khi mèo bắt đầu chuyển dạ, hãy cố gắng để chúng không bị quấy rầy. Đừng đến quá gần mèo mà hãy quan sát từ khoảng cách an toàn. Mèo sắp đẻ sẽ có dấu hiệu như:
– Kiếm ổ đẻ: Khi ngày sinh đến gần, mèo của bạn sẽ tìm kiếm những nơi yên tĩnh, riêng tư để quá trình sinh nở diễn ra. Điều này thường diễn ra hai ngày trước khi mèo chuyển dạ, nhưng nó cũng có thể diễn ra vài giờ trước đó.
Bạn có thể làm ổ đẻ cho mèo bằng hộp carton và lót ổ mèo đẻ bằng vài tấm chăn/khăn ấm áp. Điều này sẽ khiến mèo cảm thấy an toàn.
– Bồn chồn: Khoảng 24 đến 48 giờ trước khi mèo đẻ, chúng sẽ có vẻ bồn chồn hoặc lo lắng. Nó có thể ra vào khu vực làm tổ của mình, đi đi lại lại.
– Kêu liên tục: Trước khi chuyển dạ, mèo có thể kêu meo meo liên tục nhiều hơn bình thường.
– Thân nhiệt giảm: Trong vòng 12 đến 36 giờ chuyển dạ, thân nhiệt của mèo sẽ giảm xuống dưới 37,7oC (nhiệt độ bình thường thường từ 38 – 39oC).
– Mất cảm giác thèm ăn: Khác với việc thèm ăn trong suốt thai kỳ, khi mèo gần đẻ, chúng sẽ giảm cảm giác thèm ăn.
– Liếm âm hộ: Khi sắp đẻ, mèo chảy dịch và chúng sẽ bắt đầu liếm âm hộ để làm sạch dịch tiết nhẹ. Bạn có thể sẽ không nhìn thấy dịch tiết này vì mèo luôn muốn giữ cho khu vực này sạch sẽ.
Phải làm gì khi mèo đẻ? Bí quyết để trở thành một bà đỡ tốt cho mèo là quan sát và chọn đúng thời điểm. Cách giúp mèo đẻ tốt nhất là bạn nên lặng lẽ quan sát mèo từ xa, không làm phiền hoặc khiến chúng lo lắng. Nếu có bất kỳ vấn đề nào xảy ra, hãy liên hệ với bác sĩ thú y ngay lập tức.
Quá trình mèo đẻ được chia thành ba giai đoạn; trong đó giai đoạn thứ hai và thứ ba được lặp lại cho mỗi mèo con. Dưới đây là một số hướng dẫn đỡ mèo đẻ.
Giai đoạn đầu tiên
Giai đoạn đầu thường kéo dài đến 36 giờ. Thời gian này thường sẽ ngắn hơn ở những con mèo mẹ đã sinh con trước đó so với mèo đẻ lứa đầu.
Giai đoạn này sẽ khó nhận biết vì tử cung và cổ tử cung của mèo đang bắt đầu cho việc sinh nở.
– Mèo chuẩn bị đẻ sẽ xuất hiện những cơn co thắt không liên tục – Xèo bồn chồn và thường xuyên phải vào ổ nằm – Hay kêu than – Vào cuối giai đoạn đầu, bạn có thể thấy một số vết xước trên ổ và mèo bắt đầu thở hổn hển – Tiết dịch âm đạoGiai đoạn thứ hai
Giai đoạn 2 kéo dài từ 5 đến 30 phút, thậm chí cả tiếng cho mỗi chú mèo con được sinh ra.
– Có những cơn co thắt mạnh hơn, màng ối xuất hiện thoáng qua ở âm hộ.
– Mèo mẹ bắt đầu rặn nhiều hơn và mèo con sẽ chui đầu ra trước (đôi khi là chân ra trước).
– Một khi đầu đã ra ngoài, mèo mẹ chỉ cần rặn từ 1, 2 lần là mèo con sẽ ra hết bên ngoài.
– Mèo mẹ sẽ phá màng ối, nhai dây rốn và liếm mèo con. Hành động này làm sạch mèo con và khuyến khích chúng bắt đầu thở.
Giai đoạn thứ ba
Mèo đẻ có mấy cái nhau? Sau mỗi lần một con mèo con ra đời, mèo mẹ sẽ cho ra / để lại một cái nhau thai ngay lập tức.
– Cố gắng đếm số lượng nhau thai để đảm bảo mỗi con mèo con là một cái nhau thai. Một số cặp mèo song sinh có thể dùng chung 1 cái nhau thai.
– Đừng bao giờ cố gắng tìm cách lấy nhau thai ra khỏi tử cung của mèo. Nếu nhau thai bị dính vào tử cung (rất hiếm), hành động kéo nhau thai sẽ khiến mèo mẹ chảy máu đến chết.
– Nếu mèo đẻ bị sót nhau và bạn không tìm được tất cả nhau thai trong vòng 4 – 6 giờ, hoặc một trong các nhau thai không còn nguyên vẹn; hãy liên lạc với bác sỹ thú y. Tuy nhiên, hãy nhớ rằng, mèo mẹ thường sẽ ăn nhau thai để che giấu bằng chứng về việc sinh nở và bảo vệ đàn con của mình.
– Dịch âm đạo màu nâu đỏ có thể xuất hiện trong tối đa 3 tuần sau khi sinh. Nếu dịch có màu xanh lá cây hoặc có mùi hôi thì là điều bất thường. Mặc dù sau khi sinh mèo con hoặc thải nhau thai, mèo mẹ có thể có một ít dịch tiết màu xanh lục.
Mèo đẻ trong bao lâu thì xong? Thời gian giữa các lần sinh mèo con thường từ 10 đến 60 phút và các giai đoạn hai và ba được lặp lại. Quá trình sinh nở thường hoàn tất trong vòng 6 giờ sau khi bắt đầu giai đoạn thứ hai, nhưng có thể kéo dài đến 12 giờ.
Mèo có thể đẻ từ 1 đến 12 mèo con trong một lứa, phổ biến nhất là từ 4 đến 6. Thông thường mèo có thể đẻ 1 năm 4 lứa, những con mèo đẻ lứa đầu thường có kích thước lứa đẻ nhỏ hơn. Mèo sau khi đẻ sẽ ổn định và cho con bú.
Làm sao để biết mèo đẻ hết con?
Để tránh trường hợp mèo đẻ không hết con hoặc sót con, bạn có thể làm theo các cách sau:
– Siêu âm: Đây là cách để phòng ngừa mèo đẻ sót con trong bụng dễ nhất. Siêu âm sẽ giúp bạn biết được số lượng mèo con mà mèo sẽ đẻ. Tuy nhiên, bác sĩ thú y có thể sẽ bỏ sót hoặc đếm dư số lượng mèo con. Vậy nên, cách này nên được sử dụng như một hướng dẫn chung chứ không phải đảm bảo chắc chắn mèo đã đẻ hết con. Vì vậy, bạn cần kiểm tra thêm các bước dưới đây.
Xem thêm : Phương pháp biện chứng là gì? Phân biệt biện chứng và siêu hình
– Kiểm tra các cơn co thắt: Một khi các cơn co thắt dừng lại, mèo đã đẻ hết con. Bạn có thể biết mèo có đang bị co thắt hay không bằng cách đặt tay lên bụng mèo hoặc quan sát bụng của nó. Bạn sẽ có thể thấy hoặc cảm nhận các cơn co thắt của mèo. Bụng sẽ thắt lại, và sau đó thả lỏng khi các cơn co thắt xảy ra.
Không phải lúc nào bạn cũng dễ dàng phát hiện hoặc cảm nhận được các cơn co thắt này. Tốt nhất là bạn nên cảm nhận khi nó đang trong quá trình chuyển dạ tích cực. Sau đó, bạn có thể kiểm tra các cơn co thắt ở các lần tiếp theo, để xem liệu mèo có tiếp tục đẻ hay không.
– Động tác rặn đẻ ở mèo: Trong lúc mèo đẻ, chúng sẽ rặn để đẩy mèo con ra ngoài. Nếu mèo của bạn đã hoàn toàn ngừng rặn và bắt đầu thư giãn, rất có thể mèo đã đẻ hết con. Tuy nhiên, cũng có thể là chúng đang nghỉ ngơi dài hơn trước khi bắt đầu rặn tiếp. Điều bạn cần làm lúc này là kiên nhẫn chờ đợi nó.
– Hành vi cho con bú: Mèo mẹ thường sẽ cho con bú và liếm láp vệ sinh từng chú mèo con một thời gian ngắn sau khi chúng được sinh ra. Sau đó chúng sẽ quay trở lại với việc rặn đẻ. Nhưng nếu mèo đột ngột chuyển sang việc chăm sóc và chải chuốt cho tất cả mèo con của mình, thì đây thường là dấu hiệu cho thấy mèo đã sinh hết con. Đặc biệt nếu nó đang thư giãn và mèo con sơ sinh bắt đầu bú mẹ.
Quá trình mèo chuyển dạ và đẻ
Trong hầu hết các trường hợp, mèo con sẽ tự xoay sở mà không cần bất kỳ sự trợ giúp nào. Những chú mèo con được sinh ra từ 5 đến 30 phút sau khi một mèo mẹ bắt đầu lên cơn chuyển dạ. Hãy quan sát kín đáo và yên tĩnh. Tuy nhiên, ca sinh khó có thể xảy ra và bạn có thể làm một vài điều để giúp mèo đẻ.
– Nếu mèo con ra ngoài được một phần, nhưng mẹ rất mệt và mèo con không thể nào ra khỏi trong vòng vài giây; bạn có thể sẽ phải can thiệp. Hãy dùng tay SẠCH hoặc găng tay y tế và nhẹ nhàng nắm lấy mèo con ở nách (của chân trước hoặc chân sau, tùy theo chân nào đưa ra trước) và kéo nhẹ nhàng và đều đặn xuống dưới, hướng về phía chân mèo mẹ và kéo ra ngoài. Không bao giờ kéo mèo con bằng đầu, đuôi hoặc chân của nó. Và nếu bạn không thể đưa mèo con ra ngoài, trong một số trường hợp, mèo có thể phải sinh mổ.
– Nếu mèo mẹ phớt lờ mèo con và mèo vẫn còn trong túi ối, bạn cần cẩn thận cắt hoặc xé màng túi ối và kích thích hô hấp của mèo con bằng cách dùng khăn khô chà xát nhẹ nhàng mũi và miệng.
– Nếu mèo mẹ không vệ sinh cho mèo con, bạn có thể nhanh chóng và nhẹ nhàng làm sạch màng bám trên đầu nó bằng một chiếc khăn mềm và sạch. Lau mũi và mở miệng để thông. Xoa bóp mèo theo những chuyển động tròn nhỏ để mèo thở.
– Nếu mèo mẹ không cắn qua dây rốn, bạn có thể buộc nó hai lần bằng chỉ nha khoa, cách thân mèo khoảng 3 cm và nhẹ nhàng xiết 2 dây lại với nhau. Phải đảm bảo tay bạn sạch sẽ.
– Nếu mẹ tránh xa mèo con, hãy cung cấp hơi ấm cho mèo con mới đẻ bằng một bình nước nóng ấm, được đậy kỹ.
Những sự cố bạn nên gọi thú ý để được tư vấn khi mèo sinh:
– Giai đoạn đầu tiên kéo dài hơn 24 giờ mà không có dấu hiệu co thắt.
– Có hơn 30 phút co thắt mạnh mà không có tiến triển gì, hãy đưa chúng đến thú y. Vì điều này có thể cho thấy mèo mẹ đang gặp khó khăn hay vật cản, chẳng hạn như một con mèo con rất lớn.
– Nếu mèo mèo đẻ 1 con bụng vẫn to và không có mèo con nào khác xuất hiện sau một giờ
– Mèo đột nhiên có vẻ yếu
– Mèo con nằm trong ống sinh: Hầu hết mèo con được sinh ra bằng đầu trước. Hiện tượng mèo sinh ra bằng đuôi và chân sau (mèo đẻ ngược) chiếm khoảng 40%, và điều này là bình thường. Một con mèo con nằm trong ống sinh hơn 10 phút có khả năng gặp vấn đề. Gọi cho bác sĩ thú y nếu mèo con bị kẹt trong ống sinh hơn 2 phút; bác sĩ sẽ cung cấp cho bạn các bước tiếp theo.
– Mèo con chết lưu: Không có gì lạ khi mèo đẻ con bị chết lưu (1-2 con). Đôi khi mèo con chết lưu sẽ được sinh ra bình thường, và đôi khi nó sẽ làm gián đoạn quá trình chuyển dạ. Di dời mèo con đã chết ra khỏi khu vực để mèo mẹ có thể tiếp tục sinh những chú mèo con khác mà không bị gián đoạn.
– Xuất huyết sau sinh: Mặc dù một số trường hợp mèo đẻ xong bị chảy máu là bình thường, nhưng chảy máu quá nhiều hoặc xuất huyết là trường hợp khẩn cấp và cần được can thiệp y tế. Nếu bỏ qua, mèo mẹ có thể chết. Nếu tình trạng ra máu thường xuyên tiếp tục trong hơn một tuần sau khi sinh hoặc nếu máu ngừng chảy trong một ngày và sau đó lại bắt đầu chảy, hãy gọi bác sĩ thú y ngay lập tức.
– Mèo đẻ khó, đẻ không ra: Tình trạng mèo sinh khó do kẹt vai thường thấy ở những con mèo có hình dạng đầu quá cỡ, nhất là mèo Ba Tư và mèo Xiêm. Khi được chẩn đoán mắc chứng loạn sản, điều quan trọng là phải xác định mèo đẻ khó do thai nhi hay do người mẹ.
Sau khi mèo sinh nở, điều thực sự quan trọng là phải theo dõi sát sao mèo mẹ và mèo con để đảm bảo rằng tất cả chúng đều ổn. Mèo mẹ sẽ tự nhiên cung cấp cho mèo con tất cả những gì chúng cần, vì vậy hãy cố gắng giữ khoảng cách có thể. Đảm bảo mèo mẹ có đầy đủ thức ăn, nước uống và khay vệ sinh; và không có nguy cơ mèo con bị mắc kẹt hoặc chết đuối.
– Ủ ấm rất quan trọng vì mèo con sơ sinh mất nhiệt rất nhanh. Nếu để ý, mèo mẹ sẽ vệ sinh sạch sẽ và sử dụng thân nhiệt của chính mình để giữ ấm cho mèo con. Nếu quá mệt hoặc bị làm phiền, nó có thể phớt lờ mèo con.
Trong trường hợp đó, mèo con phải được cung cấp nhiệt, thông qua miếng đệm nhiệt, túi giữ nhiệt hoặc một chai nước nóng được đậy kín – không nóng hơn nhiệt độ cơ thể – và mèo con phải được che bằng khăn hoặc chăn mỏng. Giữ nhiệt độ phòng ấm áp và miếng lót ổ sạch sẽ, khô ráo.
Dưới đây là các loại túi giữ nhiệt mà bạn có thể dùng:
– Mèo mới đẻ nên bú mẹ gần như ngay lập tức. Nếu chúng chưa bú sau nửa giờ, hãy nhẹ nhàng hướng mặt chúng về phía núm vú. Nếu chúng không bắt đầu bú, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ thú y và bạn có thể cần bắt đầu cho mèo con uống sữa thay thế; và làm theo hướng dẫn cẩn thận. Nếu mèo mẹ không có sữa, bạn bắt buộc phải cho mèo con uống sữa công thức thay thế. Hãy nhớ rằng, mèo con mới sinh không thể chịu đựng quá vài giờ nếu không có sữa.
– Nếu mèo mẹ bình tĩnh và ổn định, bạn có thể kiểm tra nhanh chóng và lặng lẽ từng chú mèo con xem mèo đẻ con bị chết hay dị tật gì không. Nói chuyện với bác sĩ thú y để được tư vấn nếu bạn có bất kỳ lo lắng nào.
Xem thêm : Toán lớp 4 so sánh hai phân số khác mẫu số – Hướng dẫn và bài tập
– Mèo vừa đẻ xong cho ăn gì? Mèo mẹ sẽ cần rất nhiều chất dinh dưỡng phù hợp để bản thân và mèo con khỏe mạnh và phát triển. Khi mèo đang cho con bú, thức ăn cho mèo mẹ mới đẻ sẽ phải có nhiều calo, chất béo, protein và dễ tiêu hóa.
Tốt nhất bạn nên cho mèo đẻ ăn thức ăn cho mèo con có chất lượng tốt khi chúng đang cho mèo con bú. Điều này sẽ đảm bảo mèo con nhận được nhiều chất dinh dưỡng để hỗ trợ sự phát triển và tăng trưởng của chúng, đồng thời giúp quá trình cai sữa dễ dàng hơn khi đến thời điểm. Bạn có thể dùng thức ăn cho mèo con chất lượng cao N&D
– Giữ cho căn phòng của mèo mẹ và mèo con yên tĩnh, không cho phép các thành viên trong gia đình làm phiền, và giữ những vật nuôi khác tránh xa chúng.
– Mèo mẹ nên được theo dõi cẩn thận sau khi sinh. Hãy đưa bé tới bác sỹ thú y nếu có bất kỳ biểu hiện nào:
Biểu hiện hành vi rối loạnRối loạn nghiêm trọng, gián đoạn liên tục hoặc đau đớn có thể khiến mèo mẹ ăn mèo con của mình. Nguy cơ này sẽ giảm bớt nếu mèo mẹ quen với môi trường sống của mình và có sức khỏe tốt. Giữ không gian yên tĩnh và tránh xa trẻ nhỏ cũng như những vật nuôi khác. Hãy hết sức bình tĩnh, yên lặng và không làm phiền mèo mẹ có con nhỏ, trừ khi cần thiết.Nếu mèo mẹ có vẻ từ chối một trong những đứa con của mình, hãy bôi một ít chất dịch sinh nở lên mèo con. Điều này sẽ giúp mèo mẹ chấp nhận đứa con của mình.Mèo đẻ tha con: nếu mèo mẹ không cảm thấy thoải mái với môi trường sống của nó và cảm thấy mình hoặc mèo con có nguy cơ bị đe dọa, nó có thể cố gắng di chuyển mèo con đến vị trí khác. Điều quan trọng là đảm bảo mèo mẹ được có một nơi ấm áp, sạch sẽ và yên tĩnh. Mèo sẽ thích một hộp các tông có lót chăn và ga trải giường mềm mại để giấu mèo con vào trong.Phớt lờ mèo con
Các dấu hiệu của viêm vú– Đau, nóng và sưng (các) tuyến bị ảnh hưởng – Sốt – Sữa có máu, vàng hoặc đặc – Mèo mẹ từ chối để mèo con của mình bú sữa từ tuyến bị ảnh hưởng – Mèo mẹ trở nên trầm cảm, mất cảm giác thèm ăn hoặc mất nước – Mèo mẹ có thể bị hôn mê – Mèo con ốm hoặc sắp chết
Như với tất cả các con mèo, nếu ghi nhận bất kỳ dấu hiệu bất thường nào, hãy đưa mèo của bạn đến bác sĩ thú y kiểm tra. Nếu đưa mèo mẹ đến bác sĩ thú y, hãy hỏi họ xem bạn có nên đưa mèo con đi cùng hay không. Nếu mèo con phải ở nhà trong thời gian khám bác sĩ thú y, hãy đảm bảo chúng được chăm sóc thích hợp và luôn giữ ấm.
Mèo đẻ rồi có triệt sản được không? Mèo đẻ sau bao lâu thì triệt sản được?
Bạn có thể triệt sản mèo mẹ khi nó vẫn ở cùng với đàn con hoặc cho mèo con ăn, miễn là vết thương phẫu thuật không bị ảnh hưởng bởi các tuyến vú phì đại. Không cần phải đợi cho đến khi sữa của mèo cạn kiệt. Nhưng tốt nhất là bạn nên đợi cho đến khi mèo con không còn phụ thuộc vào mẹ và gần gũi mẹ, khoảng 8 tuần tuổi. Để biết thêm những vấn đề cần lưu ý khi triệt sản cho mèo, bạn có thể tham khảo theo hướng dẫn.
Mèo mẹ có thể mang thai trở lại sớm nhất là từ 1 -2 tuần sau khi sinh, vì vậy, bạn nên triệt sản kịp thời.
Mèo đẻ non phải làm sao?
Đôi khi, mèo mẹ sẽ đẻ non vài ngày. Lý do mèo đẻ non có thể là do:
Dấu hiệu mèo sinh non thường là mèo con sinh non sẽ rất nhỏ, gầy và ít hoặc không có lông. Chúng có thể chết hoặc có thể sống sót. Điều này đòi hỏi sự chăm sóc rất lớn, vì mèo con phải vật lộn để duy trì thân nhiệt và thường rất yếu và không thể nuốt được.
Một số con có thể bú được nhưng thường chúng sẽ yếu đến mức phải bế bên cạnh mẹ. Nếu mèo con không bú mẹ có thể được cho ăn bằng ống tiêm nhỏ, bình sữa hoặc ống thông dạ dày (chỉ nên thử đặt ống thông dạ dày dưới sự hướng dẫn và / hoặc giám sát của thú y).
Bạn cần phải chăm sóc mèo con sinh non đặc biệt kỹ càng hơn. Chúng tôi khuyến khích bạn nên tìm hiểu thêm “Hướng dẫn cách chăm sóc mèo con mới đẻ” để biết cách nuôi mèo sinh non.
Mèo đẻ bao lâu thì được tắm?
Bạn nên đợi 2-3 ngày sau khi mèo sinh xong rồi mới cho mèo tắm. Cổ tử cung của chúng sẽ đóng lại vào giai đoạn này. Để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh, hãy tắm thật kỹ cho mèo mẹ để loại bỏ hết dầu gội trên lông của chúng. Bạn có thể lau nhẹ quanh vùng âm đạo của cô ấy bằng khăn ẩm ấm. Tuy nhiên, chúng tôi không khuyến khích bạn tắm cho mèo trong thời điểm này. Mèo đủ khả năng để làm sạch cho mình và cho con của chúng.
Tại sao mèo đẻ lại ăn con?
Mèo mẹ thường bảo vệ con của chúng, nhưng có những trường hợp khi mèo mẹ ăn con của mình. Dưới đây là những lý do phổ biến khiến mèo mẹ có thể ăn thịt mèo con mới sinh của chúng.
– Mèo con bị dị tật bẩm sinh, thai chết lưu hoặc bị bệnh: Trong trường hợp này, mèo mẹ sẽ ăn thịt mèo con để ngăn nó khỏi đau đớn. Một con mèo con không khỏe mạnh sẽ gây nguy hiểm cho phần còn lại của lứa vì nếu nó chết, vi khuẩn có thể nhanh chóng lây lan, khiến những con mèo con khác dễ bị tổn thương.
– Để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi: Nếu mèo mẹ cảm thấy rằng mèo con của mình bị đe dọa bởi người hoăc con vật nào đó, đặc biệt nếu nơi ở của chúng có những thứ gây xao nhãng như tiếng ồn và người lạ, nó có thể sẽ ăn thịt mèo con của mình để bảo vệ chúng khỏi những kẻ săn mồi.
– Mèo mới đẻ bị căng thẳng: Mèo mẹ rất dễ bị căng thẳng và lo lắng trước và sau khi sinh con, phần lớn là do các yếu tố môi trường như tiếng ồn lớn, quá nhiều người đi lại trong phòng và tiếp xúc quá mức hoặc đụng chạm mèo con quá sớm.
Tất cả những điều này có thể khiến mèo mẹ lo lắng và căng thẳng. Mèo mẹ có thể nghĩ rằng mèo con sẽ bị bắt đi hoặc tiếp xúc với những kẻ săn mồi và kết quả là chúng sẽ ăn thịt con của mình.
– Bị viêm vú: Viêm vú ở mèo là một tình trạng bệnh lý mà mèo mẹ thường mắc. Các tuyến vú của bị nhiễm trùng và điều này có thể đe dọa tính mạng mèo con vì bệnh nhiễm trùng có thể truyền sang chúng trong quá trình bú mẹ. Do quá đau đớn, mèo mẹ có thể phớt lờ mèo con hoặc ăn thịt chúng.
Để ngăn mèo mẹ ăn thịt con của mình, tốt nhất là bạn nên tách chúng ra và tham khảo ý kiến bác sĩ thú y về loại thuốc và cách điều trị phù hợp cho tình trạng của mèo mẹ.
– Mèo mẹ không nhận ra mèo con của mình: Mèo mẹ sẽ sử dụng khứu giác mạnh để xác định con của nó. Sự thay đổi nhỏ nhất về mùi hương có thể khiến mèo nhầm mèo con với động vật ăn thịt và nó sẽ không ngần ngại ăn thịt mèo con vì lợi ích của những đứa con lại.
Chỉ một cú chạm thường là tất cả những gì cần thiết để thay đổi mùi hương của mèo con và khiến mèo mẹ bối rối. Vì vậy, bạn và các thành viên trong gia đình không nên chạm vào mèo con mới sinh.
Bạn nên quan sát và theo dõi mèo mẹ trước và sau khi sinh và đếm số mèo con đã được sinh ra. Một con mèo con mới sinh không thể đi được, vì vậy nếu một hoặc hai con mèo con đột nhiên mất tích thì có thể là do mèo mẹ đã ăn thịt mèo con.
Lúc này, đừng trừng phạt mèo mẹ vì đó là hành vi tự nhiên và bản năng. Điều bạn có thể làm là đưa nó đi bác sĩ thú y kiểm tra ngay lập tức và xác định các nguyên nhân. Nếu bạn nhận thấy một con mèo con ốm yếu trong lứa, hãy nhẹ nhàng tách nó ra khỏi những con còn lại và tự mình cho ăn và chăm sóc nó.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 06/04/2024 00:01
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024