Categories: Tổng hợp

[ToMo] Khi Nào và Làm Thế Nào Để “Xác Định Mối Quan Hệ”? – YBOX

Published by

Khi đến một thời điểm mà bạn bắt đầu tự hỏi “Mối quan hệ này sẽ đi đến đâu? Mình và người ấy là gì của nhau? Người ấy có thuộc về mình không?” Bạn sẽ cần phải biết cách để “xác định mối quan hệ (“Define the relationship” – DTR).

Những câu hỏi về mối quan hệ là những câu hỏi phổ biến. Bất kể tuổi tác, giai đoạn trong cuộc sống, xuất thân hay văn hóa, việc “chúng ta” trở thành một cặp đôi phải xảy ra vào một thời điểm nào đó – hoặc không xảy ra.

Đây được gọi là Xác định mối quan hệ (DTR).

Xác đinh mối quan hệ có ý nghĩa gì?

Urban Dictionary cho biết cuộc nói chuyện đến DTR là thời điểm “khi hai người nói về sự hiểu biết lẫn nhau về (thường là hẹn hò, bạn gái-bạn trai nghiêm túc).” Đó là kiểu trò chuyện được sử dụng để xác định một tình bạn, một mối quan hệ thân mật hoặc một mối quan hệ mới.

Đây là câu hỏi thường xảy ra sau khi hai người đã hẹn hò thường xuyên được một, hai tháng, nhưng nó phụ thuộc vào tần suất và cường độ thời gian hai người bên nhau. Một số mối quan hệ tiến triển với tốc độ cực nhanh.

Tại sao xác định mối quan hệ lại quan trọng?

Một số chuyên gia khuyên bạn nên tránh hoàn toàn việc xác định mối quan hệ. Họ nói rằng hãy để mọi thứ phát triển tự nhiên và nếu bạn muốn trở thành người yêu của nửa kia thì một ngày nào đó, cả hai bạn sẽ thấy rõ điều đó. Tại sao bạn lại gây áp lực cho mối quan hệ này bằng cách nói chuyện trong thấp thỏm, lo lắng về DTR?

Đôi khi bạn hoàn toàn có thể tránh được cuộc trò chuyện DTR nếu bạn đã hiểu rõ về người ấy trong vài lần hẹn hò đầu tiên. Nói về giá trị của bạn, tìm hiểu về các mối quan hệ trong quá khứ, mối quan hệ đã thỏa thuận và cam kết với nhau ở hiện tại và mong muốn của người ấy trong thời gian tới.

Điểm mấu chốt là, đừng cảm thấy sợ hãi khi xác định mối quan hệ và đừng để nó làm bạn bị động, ngượng ngùng.

Như bạn trai tôi giải thích, “Phụ nữ cần thực sự xem xét lý do tại sao họ cần phải dán nhãn cho các mối quan hệ. Các dấu hiệu về cảm nhận của một chàng trai về bạn thực ra là ở phần lắng nghe chứ không phải ở nhãn mác” và “Hãy cố gắng thấu hiểu anh ấy, cho anh ấy thấy bạn đánh giá cao anh ấy như thế nào và bạn sẽ nhận ra rõ ràng ý muốn của mình”

Khi nào nên Xác định mối quan hệ?

Nếu bạn đang có ý định làm mối quan hệ này trở nên thân mật hơn hoặc nếu nó đã thân mật như vậy, đây là thời điểm hoàn hảo để xác định mối quan hệ. Thứ tự là tùy thuộc vào bạn, nhưng việc thân mật hơn có thể làm phức tạp mọi thứ! Và tất nhiên, đừng bao giờ cho rằng bạn là người duy nhất có thể thân mật hơn với người ấy.

Bạn cũng có thể cố gắng xác định mối quan hệ khi mọi thứ cảm thấy mất cân bằng, nếu bạn cảm thấy mình đang hi sinh nhiều hơn những gì mà người ấy thể hiện ra trong mối quan hệ này – hoặc nếu bạn vô tình gọi người ấy là bạn trai hoặc bạn gái của mình. Đó là thời điểm để giải tỏa mối quan hệ hoặc dứt khoát ra đi.

Nếu bạn đang vui vẻ hài lòng với cách mọi thứ đang phát triển, có thể bạn không cần phải DTR.

Tuy nhiên, nếu bạn thuộc tuýp người sống rõ ràng và có lập trường, thì phương pháp “chờ đợi thời gian trả lời” này không phù hợp với bạn đâu. Bạn sẽ cần được đảm bảo về việc bạn có đang độc thân hay trong một mối quan hệ yêu đương?

Và nếu việc xác định này có thể làm dạn nứt mối quan hệ này, bạn không cần phải trò chuyện DTR nữa.

Có lẽ bạn đã hẹn hò vào mỗi cuối tuần trong vài tháng quá và bạn nhận thấy người ấy vẫn lang thang tìm người khác trên các ứng dụng hẹn hò. Điều đó có nghĩa là người ấy muốn hẹn hò với người khác hoặc chỉ muốn kết bạn với bạn mà thôi, bạn sẽ tự hỏi liệu có nên xóa ứng dụng hẹn hò này đi không.

Nếu hai bạn đã dành nhiều thời gian cho nhau trong một vài tuần, đó có thể là thời gian để DTR và xác nhận xem mọi thứ đang tiến triển như thế nào với cả hai. Nếu bạn muốn có một mối quan hệ nghiêm túc hơn với người ấy, thì tốt nhất là DTR.

Nếu bạn giảm bớt áp lực và cởi mở việc kết bạn làm quen hơn, bạn có thể trải nghiệm cảm giác tuyệt vời nhất khi hai người trở thành cặp đôi sau khi bắt đầu hẹn hò.

Cách để Xác định mối quan hệ

Nếu bạn cảm thấy cần phải nói chuyện, đây là một số chỉ dẫn để bạn nhân được câu trả lời:

Tip #1: Cân nhắc những gì bạn hi vọng về kết quả sau khi DTR

Làm rõ những mục đích của bạn để có một cuộc nói chuyện thoải mái và tự hỏi mình những câu hỏi:

  • Mình muốn kết quả là gì?

  • Cảm nhận về người ấy? Người ấy có thể làm người yêu mình không? Làm sao để mình biết được?

  • Có gì e ngại về người ấy và mối quan hệ của cả hai cho đến nay không? Mình có tin tưởng người ấy không?

  • Tại sao mình muốn xác định mối quan hệ lúc này?

  • Nếu mình không nhận được tín hiệu rõ ràng sau cuộc trò chuyện này, mình có chờ đợi tiếp để xem mối quan hệ này sẽ đi đến đâu? Chờ đợi bao lâu?

  • Ranh giới của mình là gì? Mình có ổn khi thấy người ấy bên người khác, không phải là mình?

  • Mình nên làm thế nào khi kết quả không như ý muốn?

  • Người ấy là người hướng nội hay hướng ngoại? liệu người ấy có cần thời gian để suy nghĩ về DTR?

  • Theo như cảm nhận thì người ấy sẽ cảm thấy mình là người:……………………………

Chỉ bằng cách thành thật khám phá những gì bạn mong muốn từ mối quan hệ này cũng như cảm giác của bạn – cộng với những manh mối bạn đã nhận được về cảm giác của người kia, bạn sẽ biết cuộc trò chuyện DTR này cần thiết hay không?

Thậm chí, bạn có thể xem xét lại vị trí của mình trong việc xác định mối quan hệ này. Có thể bạn không cần phải nói chuyện DTR ra vào lúc này hoặc bạn cần thêm thời gian để đánh giá xem chúng có phù hợp với bạn không. Nếu việc DTR là phù hợp thì không có gì phải lăn tăn? Hãy để mọi chuyện diễn ra theo tự nhiên và bạn cứ tận hưởng.

Tip #2: Chuẩn bị tinh thần cho cuộc trò chuyện và kiểm soát cảm xúc của bạn

Mặc dù bạn có thể nôn nóng, bồn chồn dẫn đến lỡ đặt câu hỏi qua khung chat, hãy cẩn thận: Điều này có thể dẫn đến hiểu lầm nhiều hơn và có thể gây phản tác dụng nghiêm trọng.

Khi gặp trực tiếp, bạn có thể hiểu người ấy hơn, khám phá ra con người thật và đọc được ngôn ngữ cơ thể của người ấy.

Tip #3: Bắt đầu cuộc nói chuyện khi cả hai đều đang thoải mái và không vội vã

Vì một số lý do, các cuộc nói chuyện quan trọng dường như diễn ra vào buổi chiều nhiều hơn. Tránh nửa đêm trừ khi hai bạn là một con cú đêm, vì hai bạn chắc chắn sẽ quá mệt mỏi và bất cứ việc gì diễn ra lúc này đều bị phức tạp hóa lên.

Hỏi suy nghĩ của người ấy về mối quan hệ nghiêm túc và bạn có thể biết được suy nghĩ của người ấy ngay thôi.

Tránh nhà hàng hoặc những nơi công cộng – không phải là mọi việc sẽ trở nên tồi tệ mà bạn sẽ phải lo lắng về những ánh mắt nhìn chằm chằm, phân tâm và áp lực về thời gian. Thông thường, nói chuyện ở nhà là tốt nhất.

Hãy cân nhắc DTR khi cả hai đã cùng làm việc gì đó vui vẻ, chẳng hạn như xem TV, chơi trò chơi hoặc đi dạo.

Tip #5. Nếu bạn có thể ngồi nói chuyện, hãy ngồi bên cạnh hoặc đối diện nhau để bạn có thể đọc ngôn ngữ cơ thể của người ấy

Cho dù đó là một cuộc phỏng vấn, một cuộc đánh giá hiệu suất, một cuộc trò chuyện về mối quan hệ – hay bất kỳ cuộc trò chuyện tiềm ẩn khó khăn nào, bạn sẽ tránh được thái độ “tôi với bạn” và về mặt tâm lý, bạn sẽ ở cùng một phía với người ấy, không phán xét người ta.

Tip #6. Tìm hiểu trước những gì bạn sẽ nói hoặc hỏi

Nếu bạn muốn sắp xếp suy nghĩ của mình, hãy viết kịch bản ra. Sau đó, thực hành ba thông điệp hàng đầu của bạn muốn nói. Khi thời điểm đến, bạn sẽ tự tin hơn và bạn sẽ không vấp ngã vì lo lắng.

Tuy nhiên, hãy nhớ rằng bạn đã chuẩn bị sẵn sàng như vậy thì cuộc trò chuyện khó có thể diễn ra như kế hoạch. Đó không phải là một bài diễn thuyết một chiều; đó là một cuộc đối thoại. Hãy sẵn sàng cho những chuyện bất ngờ nhé.

Tip #7. Hãy thoải mái tinh thần để có cuộc nói chuyện cởi mở nhất

Trước khi cùng nhau nói chuyện đến DTR, hãy đảm bảo rằng bạn dành một chút thời gian cho riêng mình. Ngồi thiền hoặc hít thở sâu trong vài phút, đi bộ, tập thể dục hoặc làm điều gì đó mà bạn yêu thích.

Hãy giữ tinh thần thoải mái để cởi mở trong cuộc trò chuyện nhất và sẵn sàng dù là kết quả như thế nào đi nữa.

Hãy tình cờ nói chuyện mà không cần báo trước chủ đề là về xác định mối quan hệ.

Cách tốt nhất để bắt đầu là nói về cảm giác của bạn về những gì đang xảy ra giữa hai người và xem điều gì sẽ tiếp diễn.

“Em/anh đang có thời gian vui vẻ với nhau” hoặc “Em/Anh thực sự thích dành thời gian bên anh/em”. Tạm ngừng. Sau đó chờ phản hồi. Nếu họ im lặng hoặc nói, “cảm ơn”, hãy đặt câu hỏi tiếp theo: “Anh/em cảm thấy như thế nào?” Hoặc, “Anh/em nghĩ mọi thứ đang diễn ra như thế nào?”

Làm cho cuộc trò chuyện trở nên thoải mái và chân thành nhất có thể và bạn sẽ không phải thúc giục gì nữa.

Tip #9. Hãy đủ linh hoạt để người ấy suy nghĩ về điều đó và tiếp tục cuộc trò chuyện sau đó

Nếu bạn đã bắt đầu trước bằng cách nói lên cảm nhận của bạn về mối quan hệ của cả hai và không nhận được phản hồi ngay lập tức, điều đó có nghĩa là người ấy cần thêm thời gian để suy nghĩ.

Có lẽ người ấy đã không để ý và đắm chìm trong mối quan hệ với bạn đến nỗi không hề lùi bước khi nghĩ đến việc phải cần phải vạch rõ ranh giới hay đưa đẩy mối quan hệ lên một bước nữa.

Một lựa chọn khác là người ấy sống nội tâm và cần suy nghĩ kỹ trước khi chia sẻ suy nghĩ của mình.

Lùi lại cuộc nói chuyện không có nghĩa là người ấy không thích bạn. Đây là một cuộc trò chuyện quan trọng, vì vậy đừng vội vàng. Nếu bạn đẩy người ẩy vào một thế bí khó có thể trả lời ngay lúc đó, họ có thể chối mối quan hệ này ngay với bạn, cảm ơn và tạm biệt bạn.

Hãy hỏi về thời điểm thích hợp để tiếp tục trò chuyện và trong thời gian chờ đợi, hãy tích cực và tập trung vào việc xây dựng mối quan hệ bền chặt hơn.

Tip #10. Truyền đạt cảm xúc của bạn một cách rõ ràng

Chia sẻ cách bạn nhìn nhận tình huống và cảm xúc của bạn bằng cách sử dụng ngôi “Anh/em”, chẳng hạn như “Anh/em thích đến nơi như thế này”, dẫn đến “Anh/em chỉ muốn gặp em/anh” Hoặc, “Cảm giác như chúng ta là một cặp tình nhân”

Từ đó, cuộc thảo luận có thể đi sâu hơn và tốt nhất bạn nên tiếp tục với những phát biểu “Anh/em”. Tránh bắt đầu câu của bạn bằng “Em/anh”, điều này có thể khiến người ấy cảm thấy bị áp đặt.

Vì một số người cảm thấy lo lắng bởi những từ “của nhau” hoặc “nghiêm túc”, bạn cũng nên tránh những điều này và thay vào đó hãy nêu những hành động, cử chỉ mà bạn đang mong đợi.

Nếu thấy người ấy vẫn đang tương tác trên các ứng dụng hẹn hò hoặc các trang web hẹn hò online khiến bạn căng thẳng và không thoải mái, hãy nói như vậy. Nói, “Điều quan trọng là phải biết rằng Anh/em là người duy nhất em/anh đang hẹn hò.”

Cảnh báo trước rằng, nếu người ấy cảm thấy bị giới hạn và cảm thấy áp lực từ bạn trong cuộc nói chuyện DTR, người ấy sẽ tìm kiếm người khác trên các ứng dụng hẹn hò.

Giải thích cách bạn từ bỏ mối quan hệ trước đó để người ấy hiểu suy nghĩ của bạn. Người ấy sẽ thông cảm hơn với bạn, nhưng cuối cùng, người ấy cũng phải nói thật cảm xúc ra với bạn.

Tip #12. Thực sự lắng nghe và tò mò về những gì người ấy nói

Khi người ấy nói chuyện, hãy thực sự lắng nghe cảm nhận của đối phương. Lắng nghe những lời người ấy nói và để ý những gì người ấy không nhắc đến – và cả ngôn ngữ cơ thể. Lắng nghe những gì quan trọng đối với người ấy. Lắng nghe với sự nhạy cảm và lòng trắc ẩn ở trong bạn.

Đảm bảo có một khoản ngắt nghỉ nhất định sau mỗi lời nói hoặc câu hỏi mở mà bạn đưa ra. Hãy để người ấy có thể xử lý và sau đó để người ấy riêng tư một chút. Và một chút im lặng đó cũng làm chính bạn dễ thở hơn đôi chút giữa cuộc trò chuyện DTR.

Nếu người ấy đáp lại rằng chỉ muốn vui vẻ với nhau, hãy tin vào điều đó. Đồng thời, hãy cẩn thận trong việc đưa ra các giả định của bạn. Nếu bạn chưa rõ hoặc muốn tìm hiểu sâu hơn, hãy đặt các câu hỏi tiếp theo bắt đầu bằng “Làm thế nào?” hay “cái gì?” Các câu hỏi “tại sao” ngụ ý phán xét và chúng chắc chắn nằm trong danh sách “không hỏi”.

Ghi nhận những cảm nhận, nhận xét để người ấy biết rằng bạn đang lắng nghe. Ví dụ: “Điều đó quan trọng đối với anh/em” hoặc “Từ những gì anh/em đã nói với em/anh…”. Người ấy sẽ thấy bạn cởi mở và chu đáo như thế nào và điều đó sẽ giúp bạn xây dựng loại mối quan hệ bền vững.

Tip #13. Cân nhắc một thỏa thuận

Bạn có thể không nhận được xác nhận bạn muốn ngay bây giờ. Nếu bạn thực sự thích người này và nghĩ rằng hai người có thể có tương lai bên nhau, hãy tập trung nghĩ xem nên làm gì.

Tóm tắt lại tình huống. Ví dụ, “Anh/em thực sự thích dành thời gian với em/anh và anh/em chưa sẵn sàng ngừng gặp gỡ người khác. Đồng thời, anh/em cần biết rằng em/anh là người duy nhất anh/em đang hẹn hò. Chúng ta có thể làm gì để tiếp tục gặp nhau kiểu như một thỏa thuận – Hẹn hò nhưng không phải là một đôi yêu nhau?”

Hy vọng rằng khi chuẩn bị cho cuộc trò chuyện này, bạn đã nghĩ về những gì bạn có thể đón nhận.

Tip #14. Duy trì ranh giới của bạn

Nếu bạn đã cho người ấy cơ hội để chia sẻ quan điểm và bạn không thỏa hiệp được gì cả, điều đó không sao cả. Giải thích với người ấy những điều bạn không muốn làm.

Ví dụ: nếu người ấy vẫn muốn gặp người khác (và Điều này đồng nghĩa là chạm vào ranh giới của bạn), hãy giải thích rằng bạn sẽ không chấp nhận điều đó. Đề nghị cả hai nên dừng lại không gặp nhau nữa hoặc chỉ duy trì làm bạn bè bình thường.

Đừng bao giờ đặt nhu cầu của người ấy lên trên tiêu chuẩn và sự tự tôn của bạn.

Tip #15. Duy trì mối quan hệ không trói buộc trong tương lai

Hãy tập trung vào lý do tại sao bạn muốn trò chuyện DTR ngay từ đầu. Nhận được câu trả lời chỉ có nghĩa là; không phải là câu trả lời bạn mong muốn mà là câu trả lời thực sự. Dù bạn có đang không thoải mái thế nào, hãy lý trí thay vì tìm cảm và sẵn sàng chấp nhận kết quả của cuộc trò chuyện DTR này.

Và nếu cuối cùng người ấy không thể cho bạn điều mà bạn muốn, hãy nhận ra rằng đã đến lúc phải kết thúc. Suy cho cùng, cuộc đời quá ngắn để bạn lãng phí thời gian cho một người không thể hoặc không sẵn lòng thỏa thuận một mối quan hệ không trói buộc với mình.

Cuối cùng, tốt hơn hết là nên rõ ràng ngay bây giờ hơn là bị tổn thương sau này. Hãy chữa lành ngay trái tim và sẵn sàng cho người muốn chính thức ở bên bạn.

Hãy làm theo những gợi ý trên và biến cuộc thảo luận trở thành một điểm nhấn đúng chỗ, tức là một sự kiện không gây gián đoạn trong mối quan hệ của hai bạn. Bạn sẽ nhận được câu trả lời mà bạn đang tìm kiếm – bất kể kết quả như thế nào. Gạt bỏ những nghi ngờ của mình và tiến về phía trước.

Nếu người ấy đang mong chờ bạn bắt đầu DTR thì sao, ai biết được!

________________

Tác giả: Lisa Petsinis

Link bài gốc: When And How To ‘Define The Relationship’

Dịch giả: Nguyễn Thị Thi Anh – ToMo – Learn Something New

(*) Bản quyền bài dịch thuộc về ToMo. Khi chia sẻ, cần phải trích dẫn nguồn đầy đủ tên tác giả và nguồn là “Dịch Giả: Nguyễn Thị Thi Anh – Nguồn: ToMo – Learn Something New”. Các bài viết trích nguồn không đầy đủ, ví dụ: “Theo ToMo” hoặc khác đều không được chấp nhận và phải gỡ bỏ.

(**) Follow Facebook ToMo – Learn Something New để đọc các bài dịch khác và cập nhật thông tin bổ ích hằng ngày.

(***) Trở thành Tình nguyện viên, Thực tập sinh Part-time tại ToMo để rèn luyện ngoại ngữ và đóng góp tri thức cho cộng đồng tại: https://bit.ly/ToMo-hiring.

This post was last modified on 10/01/2024 09:11

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

7 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

7 giờ ago

12 con giáp muốn gặp QUÝ NHÂN cực dễ, chỉ cần áp dụng đúng 1 CHIÊU này!

12 con giáp rất dễ dàng gặp được QUÝ VỊ, chỉ cần áp dụng đúng…

10 giờ ago

Hãy dè chừng khi tiếp xúc với những con giáp là cao thủ tâm cơ này

Hãy cẩn thận khi tiếp xúc với những con giáp này, chúng là bậc thầy…

11 giờ ago

Cách 12 con giáp trưởng thành sau khi va vấp, trải qua thất bại mới nếm mùi thành công

Cách 12 con giáp trưởng thành sau vấp ngã và nếm trải thất bại trong…

14 giờ ago

4 con giáp đối diện với nguy cơ mất tiền hao của, đầu tư thất bại cuối tháng 11/2024

4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, thất bại trong đầu tư vào…

15 giờ ago