Xem thêm : Đa dạng sinh học (Biodiversity) là gì? Hiện trạng và biện pháp bảo vệ
Trên nguyên tắc, bệnh gút cần tránh ăn những loại thực phẩm giàu hàm lượng purin và fructose cao nhằm kiểm soát được nồng độ acid uric trong máu ở mức độ ổn định. Cụ thể những loại thực phẩm dưới đây cần tránh:
Có thể bạn quan tâm
- Thịt đỏ (heo, bò, dê…): Có chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng rất cao, bao gồm chất đạm, vitamin B6, B12 và vitamin E, chính hàm lượng protein rất cao dẫn đến làm tăng nồng độ của acid uric ở trong máu, là nguyên nhân gây bệnh gút. Chưa kể khi chế biến các món ăn từ thịt đỏ, quá trình tiêu hóa diễn ra dưới sự xúc tác của các enzyme sẽ khiến cho các nhân purin có trong thịt đỏ chuyển hóa thành acid uric. Tuy nhiên, nhiều người vì lo sợ vấn đề này nên kiêng khem quá mức, nhưng cơ thể cũng cần nguồn năng lượng rất nhiều từ thịt, chỉ cần sử dụng đúng cách thì không phải quá lo lắng. Dùng thịt đỏ với một lượng vừa phải, không quá 100 gam/ ngày, tuần chỉ nên sử dụng từ 2 đến 3 lần. Chế biến bằng các hấp, luộc sẽ tốt hơn chiên xào, nướng,…
- Nội tạng động vật (thận, gan, tim, óc, bao tử…): Đây là những thực phẩm có chứa nhiều chất dinh dưỡng như protein, các vitamin nhóm B, Cholesterol, CoQ10, các chất khoáng như kẽm, sắt, selen. Mặc dù các thực phẩm này có chứa rất nhiều chất dinh dưỡng nhưng bản thân người bệnh gút không nên ăn bởi đây là những thực phẩm có chứa rất nhiều hàm lượng purin, gây ra sự tăng nồng độ của acid uric trong máu, khiến cho bệnh càng trở nên trầm trọng hơn.
- Thịt gà tây, thịt ngỗng: Tương tự như những loại thực phẩm trên, thịt gà tây và thịt ngỗng cũng chứa rất nhiều các chất dinh dưỡng như Vitamin B, các khoáng chất, photpho, sắt, acid amin… Người bệnh cần sử dụng những loại thực phẩm này ở mức vừa phải, thịt gà dùng khoảng 110 – 175mg, với hàm lượng này sẽ đủ để cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể, đồng thời tránh được sự gia tăng lượng purin trong máu.
- Hải sản (cá ngừ, cá trích, động vật có vỏ như ốc, sò, nghêu…) chứa hàm lượng các chất dinh dưỡng cao bao gồm cả purin, người bị bệnh gút nên tránh hoặc hạn chế ăn hải sản.
- Bia, rượu, đồ uống có đường: Cần phải hạn chế tối đa bia, rượu và các chất kích thích, các loại đồ uống có đường như nước trái cây, nước ngọt, nước có gas nếu không muốn tình trạng của bệnh trở nên trầm trọng hơn.
- Các loại thịt đã được chế biến sẵn: Các loại thực phẩm đóng hộp hoàn toàn không tốt cho sức khỏe của cả người bình thường và đặc biệt là người bị bệnh gút. Nên sử dụng các loại thực phẩm tươi, đảm bảo được hàm lượng dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể.
Bạn đang xem: Bị bệnh gút ăn trứng được không?
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp