Đề 4: số lẻ
Phần 1. Những vấn đề chung
I, Lý do chọn đề bài, ý nghĩa và giá trị của đề tài
Xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh là nguyên tắc, yêu cầu khách quan của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Xây dựng nền QPTD là nhân tố cốt lõi, nền tảng để nước ta tăng cường sức mạnh quốc phòng. Một đất nước có an toàn, văn minh hay không chính kaf nhơ một phần không thể thiếu của nề QPTD, ANND. Chính vì vậy mà em đã chọn đề tài “ Vị trí, đặc trưng của nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân Việt Nam. Rút ra ý nghĩa thực tiễn và liên hệ trách nhiệm của sinh viên”.
II. Mục lục
1, Lời mở đầu
2, Nội dung
* Cơ sở lý luận và thực tiễn
2.1. Vị trí, đặc trung của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân
A. Vị trí
B. Đặc trưng
2.2. Xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh để bảo vệ tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa
A. Mục đích xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững mạnh
B. Nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân an ninh nhân dân vững mạnh
C. Xây dựng tiềm lực quốc phòng, an ninh ngày càng vững mạnh
D. Xây dựng thế trận quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân vững chắc
Xem thêm : Mua bán, sử dụng bóng cười có bị cấm?
2.3. Một số biện pháp chính xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân hiện nay
2.4. Rút ra ý nghĩa thực tiễn
3. Kết luận
III. Quy ước những từ ngữ viết tắt
– Quốc phòng toàn dân : QPTD
– An ninh nhân dân : ANND
– Lực lượng vũ trang : Lực lượng vũ trang
– Xã hội chủ nghĩa : XHCN
1, Lời mở đầu
Quốc phòng là: công cuộc giữ nước của một quốc gia gồm tổng thể các hoạt động đối nội, đối ngoại cả về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học – công nghệ . của Nhà nước và nhân dân để phòng thủ đất nước, tạo sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó sức mạnh quân sự là đặc trưng nhằm giữ vững hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù, sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, mọi quy mô. Như vậy hiểu quốc phòng, xây dựng nền QPTD là hoạt động của cả nước, trên mọi lĩnh vực, lấy lực lượng vũ trang (LLVT) là lực lượng nòng cốt. Quốc phòng không đồng nghĩa với quân sự, với chiến tranh, nó được thực hiện trong thời bình nhằm mục đích tự vệ, phòng thủ đất nước, nhưng không thụ động phải chủ động ngăn chặn, đẩy lùi, làm thất bại mọi âm mưu của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng khi chiến tranh xảy ra. Chiến lược quốc phòng tối ưu là chiến lược giữ nước mà không phải tiến hành chiến tranh, là chiến lược giải quyết hợp lý các mối quan hệ giữa kinh tế với quốc phòng và các mặt hoạt động khác của xã hội. Như Nghị quyết Ðại hội X của Ðảng đã xác định rõ: “Xây dựng nền quốc phòng toàn dân và an ninh nhân dân vững mạnh toàn diện; bảo vệ vững chắc Tổ quốc, độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ; bảo vệ Ðảng, Nhà nước, nhân dân và chế độ xã hội chủ nghĩa; bảo vệ an ninh chính trị, an ninh kinh tế, an ninh tư tưởng văn hóa và an ninh xã hội; duy trì trật tự, kỷ cương, an toàn xã hội; giữ vững ổn định chính trị của đất nước, ngăn ngừa, đẩy lùi và làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá, thù địch, không để bị động, bất ngờ”.
Một nền QPTD, ANND vững chắc là cơ sở, tiền đề cho một đất nước phát triển. Vì vậy, vấn đề về xây dựng, củng cố nền quốc phòng luôn luôn được Đảng và nhà Nước đặt lên hàng đầu.
2, Nội dung
* Cơ sở lý luận và thực tiễn
– Khi bàn về xây dựng nền quốc phòng, Lê nin khẳng định “Một khi chúng ta đã bắt tay vào công cuộc hòa bình kiến thiết của chúng ta, thì chúng ta sẽ đem hết sức mình ra để tiếp tujc tiến hành công cuộc đó không ngừng. Đồng thời…, hãy cham lo đến khả năng quốc phòng của đất nước ta và của Hồng quân ta như chăm sóc con ngươi trong mắt mình”. Như vậy, khi đất nước hòa bình thì vấn đề xây dựng nền QPTD, ANND vững mạnh là yêu cầu khách quan, là nguyên tắc và bài học kinh nghiệm của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc. Ở nước ta sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, đảng lãnh đạo cả nước đi lên xây dựng XHCN. Trải qua hơn 10 năm xây dựng, tình hình kinh tế, xã hội của đất nước có sự phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện một bước, an ninh- quốc phòng được giữ vững. Tuy nhiên, thành quả đó chưa thể so sánh với các nước trên thế giứi. Mặt khác, cuộc CM khoa học công nghệ trên thế giới đang diễn ra như vũ bão, trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, cuốn hút tất cả các nước tham gia, không phân biệt chế độ chính trị. Từ đó có tác dụng thúc đẩy nền kinh tế các nước, xu thế quốc tế hóa, hợp tác hóa… Nhưng cũng đặt ra những thách thức mới đối với các nước đang phát triển, trong đó có nước ta. Từ đó, đảng ta nhận thức rằng, xây dựng nền QPAN, ANND là hết sức quan trọng. Là hai phạm trù khác nhau , với hoạt động cụ thể và đặc thù riêng của từng nhiệm vụ, nhưng chúng có quan hệ biện chứng, khăng khít với nhau cùng chung mục tiêu bảo vệ vững chắc tổ quốc Việt Nam XHCN. DdẢng xác định “ củng cố quốc phòng, giữ vững an ninh quốc gia là nhiệm vụ trọng yếu, thường xuyên của toàn dân và nhà nước”.
2.1. Vị trí, đặc trung của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân.
A. Vị trí
– Một số khái niệm
Xem thêm : Những thành phố “con rồng châu Á”
+ Quốc phòng toàn dân là nền quốc phòng mang tính chất “vì dân, do dân, của dân”, phát triển theo phương hướng toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường và ngày càng hiện đại, kết hợp chặt chẽ kinh tế với quốc phòng và an ninh, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự quản lí, điều hành của Nhà nước, do nhân dân làm chủ, nhằm giữ vững hoà bình, ổn định của đất nước, sẵn sàng đánh bại mọi hành động xâm lược và bạo loạn lật đổ của các thế lực đế quốc, phản động; bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.”
+ “Nền quốc phòng toàn dân là sức mạnh quốc phòng của đất nước được xây dựng trên nền tảng nhân lực, vật lực, tinh thần mang tính chất toàn dân, toàn diện, độc lập, tự chủ, tự cường”
+ An ninh nhân dân:
“1.Là sự nghiệp của toàn dân, do nhân dân tiến hành, lực lượng an ninh nhân dân làm nòng cốt dưới sự lãnh đạo của Đảng và sự quản lí của Nhà nước. Kết hợp phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc với các biện pháp nghiệp vụ của lực lượng chuyên trách, nhằm đập tan mọi âm mưu và hành động xâm phạm an ninh quốc gia và trật tự an toàn xã hội, cùng với quốc phòng toàn dân bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa.
2. Bộ phận của lực lượng vũ trang nhân dân Việt Nam có vai trò nòng cốt trong sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia. An ninh quốc gia có nhiệm vụ: đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu hoạt động xâm phạm an ninh quốc gia, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ Đảng, Chính quyền, các lực lượng vũ trang và nhân dân.”
+ Nền an ninh là sức mạnh về tinh thần, vật chất, sự đoàn kết và truyền thống dựng nước, giữ nước của toàn dân tộc được huy động vào sự nghiệp bảo vệ an ninh quốc gia, trong đó lực lượng chuyên trách bảo vệ an ninh nhân dân làm nòng cốt.
– Vị trí
Xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là tạo ra sức mạnh để ngăn ngừa, đẩy lùi, đánh bại mọi âm mưu, hành động xâm hại phá hại công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa. Đảng ta đã khẳng định: “Trong khi đặt trọng tâm vào nhiệm vụ xây dựng chủ nghĩa xã hội, chúng ta không một chút lơi lỏng nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc, luôn luôn coi trọng quốc phòng – an ninh, coi đó là hai nhiệm vụ chiến lược gắn bó chặt chẽ”
B. Đặc trưng
Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân của ta có những đặc trưng:
– Nền quốc phòng toàn dân, ANND chỉ có mục đích duy nhất là tự vệ chính đáng
Đặc trưng thể hiện sự khác nhau về bản chất trong xây dựng nền quốc phòng, an ninh của những quốc gia có độc lập chủ quyền đi theo con đường xã hội chủ nghĩa với các nước khác. Chúng ta xây dựng nền quốc phòng, an ninh nhân dân vững mạnh là để tự vệ, chống lại thù trong, giặc ngoài, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất toàn vẹn lãnh thổ, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa và cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của nhân dân.
– Đó là nền quốc phòng, an ninh vì dân, của dân và do toàn thể nhân dân tiến hành
Đặc trưng vì dân, của dân, do dân của nền quốc phòng, an ninh nước ta là thể hiện truyền thống, kinh nghiệm của dân tộc ta trong lịch sử dựng nước và giữ nước. Đặc trưng vì dân, của dân, do dân và mục đích tự vệ của nền quốc phòng, an ninh cho phét huy động mọi người, mọi tổ chức, mọi lực lượng đều thực hiện xây dựng nền quốc phòng, an ninh và đấu tranh quốc phòng, an ninh. Đồng thời, đường lối của Đảng, pháp luật của Nhà nước về quốc phòng, an ninh phải xuất phát từ lợi ích, nguyện vọng và khả năng của nhân dân.
– Đó là nền quốc phòng, an ninh có sức mạnh tổng hợp do nhiều yếu tố tạo thành
Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng, an ninh nước ta tạo thành bởi rất nhiều yếu tố như chính trị, kinh tế, văn hoá, tư tưởng, khoa học, quân sự, an ninh,… cả ở trong nước, ngoài nước, của dân tộc và của thời đại, trong đó những yếu tố bên trong của dân tộc bao giờ cũng giữ vai trò quyết định. Sức mạnh tổng hợp của nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân là cơ sở, tiền đề và là biện pháp để nhân dân đánh thắng kẻ thù xâm lược.
– Nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân được xây dựng toàn diện và từng bước hiện đại
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 08/04/2024 16:05
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…