Categories: Tổng hợp

Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam

Published by

Vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường “Môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống của con người, sinh vật và sự phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội của đất nước, dân tộc và nhân loại” . Vấn đề môi trường là vấn đề sống còn không chỉ đối với Việt Nam đối với mỗi quốc gia, mỗi dân tộc trên thế giới chính vì vậy bảo vệ môi trường là một nhiệm vụ cần thiết, đặc biệt trong hoàn cảnh hiện nay, môi trường đang bị ô nhiễm nghiêm trọng bởi những tác động của chính con người chúng ta thì nhiệm vụ ấy càng trở nên cấp bách hơn bao giờ hết.

Nước Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, Nhà nước luôn đề cao vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường của đời sống xã hội. ‘’Nhà nước quản lí xã hội bằng pháp luật, không ngừng tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa…’’ Chính vì vậy khi thực hiện quản lí bất kì một lĩnh vực nào, Nhà nước đều sử dụng pháp luật như một công cụ cần thiết, hữu dụng và phổ biến nhất. Pháp lực bảo đảm cho Nhà nước thực thi quyền lực của mình một cách có hiệu quả trên mọi mặt của đời sống xã hội. Trong vấn đề bảo vệ môi trường cũng không ngoại lệ, việc bảo vệ môi trường là sự nghiệp chung của toàn xã hội, đòi hỏi phải có sự tham gia tích cực của mọi người với những biện pháp khác nhau. Biện pháp quan trọng nhất đó là sử dụng pháp luật để quản lí và bảo vệ môi trường.

Trong bối cảnh xây dựng và hoàn thiện nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và xây dựng đất nước phát triển bền vững thì việc sử dụng pháp luật như một công cụ hiệu quả nhất để bảo vệ môi trường là hết sức cần thiết, pháp luật ngày càng có vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  • Giáo trình “ Lí luận chung về nhà nước và pháp luật’’ NXB Tư Pháp năm 2016
  • Hiến Pháp năm 2013
  • Luật bảo vệ môi trường năm 2014
  • Báo cáo chuyên đề Những nội dung cơ bản, các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành
  • Báo cáo của Bộ Tài nguyên và Môi trường tại Phiên toàn thể Hội nghị Môi trường toàn quốc lần thứ 3

Cơ sở lí luận về vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Khái niệm

Môi trường : Môi trường là một khái niệm rất rộng, bao hàm tất cả các yếu tố bao quanh con người và có ảnh hưởng nhất định đến sinh hoạt và đời sống của con người, môi trường là nơi cung cấp tài nguyên, là không gian sống của con người và các sinh vật, là nơi chứa đứng các chất thải sinh hoạt,…. Đối với con người, môi trường chứa đựng nội dung rộng lớn. “Theo định nghĩa UNESSCO (1981) thì môi trường của con người bao gồm toàn bộ các hệ thống tự nhiên và các hệ thống do con người tạo ra, những cái hữu hình và những cái vô hình,.. trong đó con người sống bằng lao động của mình, họ khai thác các tài nguyên thên nhiên và nhân tạo để thỏa mãn những nhu cầu của mình.’’ Môi trường trong lĩnh vực khoa học pháp lí được hiểu như là mối liên hệ giữa con người với tự nhiên, trong đó môi trường được hiểu như là những yếu tố, hoàn cảnh và điều kiện tự nhiên bao quanh con người. Theo Điều 1 Luật bảo vệ môi trường đã định nghĩa : “Môi trường bao gồm các yếu tố tự nhiên và yếu tố vật chất nhân tạo quan hệ mật thiết với nhau, bao quanh con người, có ảnh hưởng tới đời sống, sản xuất, sự tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên’’

Bảo vệ môi trường: Theo Điều 1 Luật bảo vệ môi trường “ Bảo vệ môi trường được quy định trong Luật này là những hoạt động giữ cho môi trường trong lành, sạch đẹp, cải thiện môi trường, bảo đảm cân bằng sinh thái, ngăn chặn, khắc phục các hậu quả xấu do con người và thiên nhiên gây ra cho môi trường, khai thác, sử dụng hợp lý và tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên’’

Pháp luật: “ là hệ thống những quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành hoặc thừa nhận và đảm bảo thực hiện năm điều chỉnh các quan hệ xã hội theo đích, định hướng của nhà nước .”

Do đó, pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách cư xử cho mọi người trong xã hội , giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tìm

Do đó, pháp luật là khuôn mẫu, chuẩn mực để hướng dẫn cách cư xử cho mọi người trong xã hội , giúp cho mọi chủ thể trong xã hội đều có thể tìm được cách cư xử phù hợp với ý chí, mong muốn của nhà nước và giúp nhà nước quản lý xã hội, thiết lập và giữ gìn trật tư xã hội. Các lĩnh vực đời sống xã hội mà pháp luật điều chỉnh bao trùm rộng khăp, trong đó có môi trường.

Luật bảo vệ môi trường: Ngày 23 tháng 6 năm 2014, Luật bảo vệ môi trường đã được thông qua tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIII, gồm 20 chương và 170 điều. Luật BVMT 2014 kế thừa những nội dung và cấu trúc cơ bản của Luật BVMT 2005; khắc phục những hạn chế của những điều khoản còn thiếu tính thực thi; luật hóa những chủ trương, chính sách mới về bảo vệ môi trường (BVMT); mở rộng và cụ thể hóa một số nội dung về BVMT; xử lý những trùng lặp và mâu thuẫn với các luật khác để bảo đảm tính thống nhất trong hệ thống pháp luật; tạo tiền đề pháp lý để xây dựng các nghị định về BVMT và xây dựng các luật về bảo vệ các thành phần môi trường trong tương lai.

Vai trò của pháp luật trong việc bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Pháp luật bảo vệ môi trường có liên quan trực tiếp đến hoạt động quản lí nhà nước về môi trường và nhiều lĩnh vực pháp luật khác của Việt Nam. Hoạt động môi trường là hướng tới bảo vệ những lợi ích của nhà nước, lợi ích cộng đồng và xã hội. Pháp luật điều chỉnh những mối quan hệ xã hội,là công cụ cơ bản và quan trọng nhất để quản lí mọi mặt của đời sống xã hội, mọi hành vi, xử sự của con người đều phải tuân theo pháp luật, vấn đề bảo vệ môi trường cũng không ngoại lệ. Là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, Luật bảo vệ môi trường là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường, là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, và là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường.

Thứ nhất, Luật bảo vệ môi trường là một lĩnh vực trong hệ thống pháp luật Việt Nam, từ đó sẽ được phổ biến một cách rộng rãi. Bằng quyền lực của mình,

Báo cáo chuyên đề Những nội dung cơ bản, các điểm mới của Luật Bảo vệ môi trường năm 2014 và tình hình xây dựng các văn bản hướng dẫn thi hành luật, yêu cầu các cá nhân tổ chức thực hiện theo đúng pháp luật. Khi cần thiết, nhà nước có thể sử dụng các biện pháp cưỡng chế để bảo vệ cho pháp luật được thi hành, trừng phạt đảm bảo cho pháp luật bảo vệ môi trường cũng như các lĩnh vực pháp luật khác được thực hiện một cách nghiêm chỉnh.

Thứ hai, pháp luật là cơ sở pháp lí cho việc quy định cơ cấu tổ chức của các cơ quan quản lí nhà nước đối với lĩnh vực bảo vệ môi trường. Điều 3 Luật bảo vệ môi trường 2014 quy định “Nhà nước thống nhất quản lý bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, lập quy hoạch bảo vệ môi trường, xây dựng tiềm lực cho hoạt động bảo vệ môi trường ở Trung ương và địa phương”. Pháp luật bảo vệ môi trường đã quy định sự thống nhất các cơ quan nhà nước, xây dựng hệ thống các cơ quan quản lí đối với vấn đề bảo vệ môi trường trong phạm vi cả nước, từ trung ương tới địa phương. Tạo cơ sở pháp lí cho hoạt động bảo vệ môi trường.

Thứ ba, pháp luật là cơ sở pháp lí cho hoạt động thanh tra kiểm tra, giám sát, xử lí vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. “Các cơ quan Nhà nước trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình có trách nhiệm tổ chức điều tra, nghiên cứu, đánh giá hiện trạng môi trường, định kỳ báo cáo với Quốc hội về tình hình môi trường; xác định khu vực bị ô nhiễm môi trường và thông báo cho nhân dân biết; có kế hoạch phòng, chống suy thoái môi trường, ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường” ( Điều 10 Luật bảo vệ môi trường 2014 ). Nhà nước khuyến khích các hoạt động sử dụng và khai thác hợp lí nguồn tài nguyên thiên nhiên, áp dụng công nghệ sinh học tiên tiến, thân thiện với môi trường,… Việc thanh tra giám sát được thực hiện thường xuyên, nhà nước định kì hàng năm hoặc kiểm tra đột xuất dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành. Việc xử lí vi phạm được áp dụng cho mọi cá nhân tổ chức trong và ngoài nước có những hành vi vô ý hay cố tình vi phạm các quy định nhà nước trong lĩnh vực môi trường.

Thứ tư, pháp luật là cơ sở pháp lí cho công tác bảo vệ môi trường . Theo những quy định của pháp luật, công tác bảo vệ môi trường được các cá nhân, tổ chức thực hiện một cách khoa học, có hiệu quả, có tác động to lớn đến công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. Nhờ có pháp luật, nhà nước mới kịp thời phát hiện, kiểm tra, ngăn chặn các hành vi sai lệch, gây tổn hại đến môi trường. Đồng thời biểu dương, khen thưởng những tổ chức, cá nhân có đóng góp tích cực trong công tác bảo vệ môi trường. Dựa vào các văn bản pháp luật do nhà nước ban hành các cơ quan nhà nước, mỗi tổ chức, cá nhân thực hiện theo đó để hoàn thành nhiệm vụ của mình.

Có thể thấy, pháp luật có vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ở nước ta hiện nay. Đặc biệt trong hoàn cảnh này, công tác bảo vệ môi trường ở nước ta tuy đã đạt được nhiều thành tựu song cũng bộc lộ những hạn chế nhất định, đặt ra rất nhiều khó khăn trong việc bảo vệ môi trường – vấn đề sống còn của nhân loại. Chính vì vậy, vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ngày càng được đề cao.

Thực trạng vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ở việt nam hiện nay

Những thành tựu:

Thứ nhất, xây dựng, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật về bảo vệ môi trường. Giai đoạn 2005 – 2010 được coi là giai đoạn thành công nhất trong quá trình xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường, được đánh dấu đầu tiên bằng việc Quốc hội thông qua Luật Bảo vệ môi trường 2005 (thay thế luật năm 1993) với rất nhiều những quy định mới được bổ sung. Năm 2008, Quốc hội tiếp tục thông qua Luật Đa dạng sinh học đã tạo một bước ngoặt mới trong việc hình thành và phát triển hành lang pháp lý về bảo tồn đa dạng sinh học. Cho đến nay, với tổng cộng 66 văn bản dưới luật được xây dựng và ban hành, trong đó có 23 văn bản thuộc thẩm quyền ban hành của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, 43 văn bản cấp Bộ đã tạo được một hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường tương đối toàn diện và đồng bộ, góp phần thúc đẩy mạnh mẽ công tác bảo vệ môi trường

Thứ hai, hệ thống các cơ quan nhà nước về bảo vệ môi trường ngày càng được nâng cao. Sau 05 năm thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005, hệ thống cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường từ Trung ương đến địa phương đã từng bước được kiện toàn và đi vào hoạt động ổn định. Ở Trung ương, Thủ tướng Chính phủ đã quyết định thành lập Tổng cục Môi trường trực thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường. Tại các Bộ, ngành đều đã thành lập các đầu mối quản lý môi trường. Ở địa phương, đã thành lập các Chi cục Bảo vệ môi trường thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường

Thứ ba, công tác kiểm soát ô nhiễm, quản lí chất thải được tăng cao, cụ thể. Hoạt động kiểm soát môi trường khu công nghiệp, kiểm soát ô nhiễm không khí, công tác quản lí nhập khẩu phế liệu, kiểm soát ô nhiễm làng nghề,… đã đạt được những thành tựu đáng kể

Thứ tư, hoạt động phục hồi và cải thiện chất lượng môi trường dã được đẩy mạnh.Tính tới nay, trong tổng số 439 cơ sở gây ô nhiễm môi trường quan trọng phải hoàn thiện việc xử lí thì đã có 325 cơ sở không còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng(chiếm 74%) và 114 cơ sở đang triển khai thực hiện biện pháp khắc phục(chiếm 26%)

Thứ năm, hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học được triển khai mạnh mẽ, có hệ thống, đặc biệt từ khi Luật Đa dạng sinh học được thông qua năm 2008 và có hiệu lực thi hành kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2009. Giáo dục, đào tạo, tuyên truyền nâng cao nhận thức về bảo tồn đa dạng sinh học được tăng cường.

Thứ sáu, công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật môi trường diễn ra thường xuyên và phổ biến hơn góp phần năng cao nhận thức của cộng đồng dân cư trong bảo vệ môi trường.

Thứ sáu, công tác kiểm tra xử lí vi phạm pháp luật về môi trường cũng được tăng cường. Năm 2010 theo kết quả thanh tra, kiểm tra 9 tháng đầu năm, các Đoàn thanh tra đã lập 133 biên bản vi phạm hành chính trong lĩnh vực bảo vệ môi trường, trong đó có đề nghị các cơ quan có thẩm quyền phạt 9.666.700.000 đồng đến 15.269.000 đồng. Hoạt động kiểm tra được thực hiện một cách thường xuyên và nghiêm túc.

Ngoài ra, các vấn đề về khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế, xã hội hóa công tác bảo vệ môi trường,… ngày càng được quan tâm và triển khai mạnh mẽ.

Những hạn chế

Thứ nhất, Một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường đã bộc lộ sự bất cập, không phù hợp với thực tiễn; còn có sự chồng chéo, mâu thuẫn với các đạo luật chuyên ngành khác có liên quan, chưa đáp ứng tốt các yêu cầu hội nhập quốc tế .

Thứ hai, Hệ thống tổ chức chuyên môn về bảo vệ môi trường tuy đã được phát triển về số lượng, song còn yếu về chất lượng, chưa đáp ứng được yêu cầu của quá trình phân cấp quản lý.

Thứ ba, Đầu tư cho bảo vệ môi trường còn ở mức thấp, công tác bảo vệ môi trường, kiểm soát ô nhiễm đối với một số khu vực trọng điểm còn nhiều bất cập

Thứ tư, các quy định, quyết định xử lí vi phạm do không được theo dõi một cách chặt chẽ nên dễ để cho một số đối tượng lợi dụng cố tình không chấp hành .

Giải pháp của pháp luật trong bảo vệ môi trường ở việt nam

Để pháp luật ngày càng phát huy vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường, thì cần phải phát huy những thành tựu đã đát được, đồng thời tiến hành khắc phục những hạn chế trong công tác bảo vệ môi trường. Cụ thể như sau :

Thứ nhất, cần nâng cao năng lực và vai trò lãnh đạo của các cơ quan quản lí nhà nước trong vấn đề bảo về môi trường. Cần thiết phải có một chiến lược vận động tài trợ trong lĩnh vực bảo vệ môi trường.

Thứ hai, nâng cao ý thức, trách nhiệm của mỗi cá nhân tổ chức trong hoạt động bảo vệ môi trường qua các buổi giáo dục, tuyên truyền, vận động,….

Thứ ba, lấy phương châm phòng ngừa là chính. Cần tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, phát hiện và xử lý kịp thời các vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường.

Thứ tư, tăng cường hợp tác quốc tế, thực hiện các cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường

Trên đây là phần giải đáp thắc mắc của chúng tôi về vấn đề: vai trò của pháp luật trong công tác bảo vệ môi trường ở Việt Nam hiện nay. Nếu trong quá trình giải quyết còn gì thắc mắc bạn có thể liên hệ chúng tôi qua tổng đài tư vấn pháp luật miễn phí NQH qua HOTLINE 19006588 của Luật Quang Huy để được giải đáp.

Trân trọng./.

This post was last modified on 11/02/2024 13:10

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

1 giờ ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

18 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

18 giờ ago