Mẹ muốn tự tay nấu món cháo trứng gà cho bé nhưng lại không biết chế biến sao cho hợp khẩu vị, cũng như đảm bảo dinh dưỡng? Hãy cùng theo chân Fitobimbi khám phá ngay 11 công thức dưới đây cho bé tăng cân, lớn nhanh nhé!
Trứng là thực phẩm giàu đạm, tương đương với hàm lượng có trong sữa. Bên cạnh đó, trong trứng gà còn chứa thành phần lecithin và DHA, giúp thúc đẩy sự phát triển của hệ thần kinh, góp phần nâng cao năng lực ghi nhớ của trẻ.
Đặc biệt, các nhà khoa học còn nhận thấy trong lòng đỏ trứng gà chứa nhiều vitamin, chất béo và các khoáng chất thiết yếu như kẽm, sắt,… Vì vậy, trứng gà là sự lựa chọn hoàn hảo cho những bữa ăn của bé. Cho bé ăn dặm trứng gà là điều rất tốt. Nhu cầu về trứng ở mỗi độ tuổi là khác nhau và phụ huynh cần đặc biệt ghi nhớ điều này.
✔️✔️✔️ Cách nấu cháo gà cho bé – Cháo gà nấu với rau gì cho bé
Trẻ mấy tháng ăn được trứng gà?
Nhiều người cho rằng, trứng có thể gây dị ứng nên không tốt nếu cho trẻ ăn quá sớm. Tuy nhiên, đối với vấn đề trẻ mấy tháng ăn được lòng đỏ trứng gà, các nhà khoa học khuyến nghị có thể cho bé “thử nghiệm” ngay từ giai đoạn ăn dặm, thường là khi tròn 6 tháng tuổi.
Cha mẹ không nhất thiết phải đợi bé tròn 1 tuổi mới cho ăn trứng. Tuy vậy, điều đó không có nghĩa là cho bé ăn quá sớm, trước 6 tháng tuổi. Trường hợp gia đình có tiền sử dị ứng với trứng gà, tốt nhất bạn nên đợi tới khi trẻ 1 tuổi mới cho ăn trứng gà.
Khi cho bé ăn trứng, điều quan trọng nhất mà cha mẹ cần làm đó là theo dõi phản ứng sau ăn để biết con có bị dị ứng không. Các triệu chứng dị ứng phổ biến là sổ mũi, tiêu chảy, đau bụng, các vấn đề hô hấp,…
Để tránh rủi ro, mẹ nên cho bé ăn lòng đỏ và lòng trắng trứng vào hai thời điểm khác nhau. Sau mỗi lần bé ăn lòng đỏ hoặc lòng trắng trứng, cha mẹ nên theo dõi phản ứng sau 4 ngày. Đồng thời không cho bé ăn thêm các loại thực phẩm khác mà chỉ bú sữa để kết quả được chính xác hơn.
Bé nên ăn mấy quả trứng gà một ngày là tốt nhất?
Tuy trứng có thể đáp ứng nguồn dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển của trẻ, thế nhưng không phải cứ ăn nhiều là tốt. Trứng có chứa hàm lượng chất béo tương đối cao, do đó nếu ăn nhiều trẻ sẽ dễ bị khó tiêu, đầy bụng. Vì vậy, tùy theo từng lứa tuổi của trẻ mà mẹ điều chỉnh khẩu phần ăn sau cho phù hợp:
Trẻ từ 6 – 7 tháng tuổi: 2 – 3 lần/tuần, mỗi bữa chỉ nên ăn 1/2 lòng đỏ trứng gà
Trẻ 1 – 2 tuổi: 3 – 4 quả/tuần, mẹ có thể cho bé ăn cả lòng trắng và lòng đỏ
Trẻ từ 2 tuổi trở lên: Tùy theo sở thích của bé mà mẹ cho ăn với lượng phù hợp, đảm bảo không vượt quá 1 quả/ngày
11 cách nấu cháo trứng gà cho bé không bị tanh
Hệ tiêu hóa của bé còn non nớt. Vì vậy, trước khi bắt tay vào nấu cháo, mẹ cần ghi nhớ 2 nguyên tắc dưới đây để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bé:
Nấu cháo từ loãng tới đặc: Từ tháng từ 6, mẹ có thể cho bé làm quen với thức ăn dạng mịn, loãng. Cháo ăn dặm cho bé nên được nấu theo tỷ lệ 1:10, 1 phần gạo và 10 phần nước. Sau 1 tháng, mẹ có thể tăng dần độ thô của cháo lên 1:8, 1:6,… Sự tiếp cận từ từ này sẽ giúp bé dễ dàng thích ứng với thực phẩm mới, đồng thời cho dạ dày hấp thu tốt hơn.
Bổ sung thêm protein vào cháo trứng gà cho bé ăn dặm: Ngay từ giai đoạn đầu tập làm quen với đồ ăn dặm, mẹ có thể cho bé “trải nghiệm” với các loại thịt và hải sản. Lưu ý, khi nấu cháo trứng gà với các loại thịt, mẹ nên xay nhuyễn và hầm nhừ để bé dễ nuốt và hấp thu hơn nhé!
Rau ngót tuốt lá, rửa sạch, sau đó dùng tay vò rồi cắt vụn.
Khi cháo chín, cho rau ngót và lòng đỏ trứng gà vào khuấy đều
Nêm xíu gia vị cho vừa ăn, đun thêm khoảng 5 phút nữa là có thể tắt bếp
Trên đây là 11 cách nấu cháo trứng gà cho bé ăn dặm. Mong rằng với sự gợi ý này mẹ đã có thể “hô biến” món trứng gà quen thuộc thành nhiều món ăn dinh dưỡng, cho bé ăn hoài mà không chán!