Pháp luật quy định trong sở hữu chung có hình thức sở hữu chung của vợ chồng. Trong đó sở hữu chung của vợ chồng được xác định là khối tài sản mà vợ chồng có được trong thời ký hôn nhân. Sở hữu chung của vợ chồng là đặc trưng của hình thức sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Vậy pháp luật quy định như thế nào về sở hữu chung của vợ chồng? Bài viết này sẽ làm rõ vấn đề theo quy định tại Bộ luật dân sự 2015. Sở hữu chung là sở hữu của nhiều chủ thể đối với tài sản. Sở hữu chung bao gồm sở hữu chung hợp nhất và sở hữu chung theo phần. Trong sở hữu chung hợp nhất có sở hữu chungn hợp nhất có thể phân chia và sở hữu chung hợp nhất không thể phân chia. Sở hữu chung của vợ chồng là một hình thức của sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. Điều 213 Bộ luật dân sự 2015 quy định:
- Hướng dẫn đăng ký chạy ShopeeFood Online đơn giản, nhanh chóng ngay tại nhà
- Cách trồng Sả tại nhà đơn giản xanh tốt quanh năm
- Nồng độ cồn 0,1 bị phạt bao nhiêu tiền đối với xe máy
- Từ thiếu uý lên thượng uý quân đội cần bao nhiêu năm?
- Chính thể là gì? Phân tích các hình thức chính thể của Nhà nước trên thế giới?
“Điều 213. Sở hữu chung của vợ chồng 1. Sở hữu chung của vợ chồng là sở hữu chung hợp nhất có thể phân chia. 2. Vợ chồng cùng nhau tạo lập, phát triển khối tài sản chung; có quyền ngang nhau trong việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 3. Vợ chồng thỏa thuận hoặc ủy quyền cho nhau chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung. 4. Tài sản chung của vợ chồng có thể phân chia theo thỏa thuận hoặc theo quyết định của Tòa án. 5. Trường hợp vợ chồng lựa chọn chế độ tài sản theo thỏa thuận theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình thì tài sản chung của vợ chồng được áp dụng theo chế độ tài sản này”.
Bạn đang xem: Sở hữu chung của vợ chồng là gì?
Xem thêm : Rỉ ối có chảy liên tục không? Mẹ bầu cần làm gì khi thấy bị rỉ ối
Chủ thể của hình thức sở hữu này chỉ có 02 chủ sở hữu là vợ và chồng. Theo đó tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân được xác định là tài sản chung của vợ chồng, đó có thể là tài sản do vợ chồng kiếm được bằng sức lao động của mình, hoặc được tặng cho chung, được thừa kế chung,…Cùng với những tài sản chung trong thời ký hôn nhân, pháp luật cong quy định vợ chồng có thể có tài sản riêng, tài sẩn trước và trong thời ký hôn nhân, vợ chồng có quyền sát nhập vào tài sản chung gia đình. Để đảm bảo cân bằng lợi ích, thực hiện quyền bình đẳng trong hôn nhân gia đình, pháp luật quy định vợ chồng bình đẳng trong việc quản lý, sử dụng tài sản chung. Vợ chồng có thể sử dụng tài sản chung vào mục sinh hoạt, kinh doanh cho gia đình. Tài sản chung gắn với quyền của cả vợ và chồng, nhằm phục vụ cho lợi ích của các bên, vì vậy việc sử dụng, chiếm hữu, định đoạt tài sản phải có thỏa thuận của các bên. Dựa trên thỏa thuận mà các chủ sở hữu được thực hiện quyền khai thác công dụng, hoa lợi, lợi tức của tài sản nhằm phục vụ cho lợi ích chung. Ví dụ: Khi thế chấp nhà là tài sản chung của vợ chồng để vay vốn ngân hàng, ngân hàng cẩn phải có chữ ký và sự đồng ý từ cả vợ và chồng mới quyết định cho vay. Vì là tài sản chung hợp nhất nên trong thời kỳ hôn nhân, tài sản gắn với quyền, lợi ích chung của vợ chồng sẽ không bị phân chia. Đặc điểm của tài sản chung hợp nhất có thể phân chia chỉ áp dụng khi vợ chồng ly hôn, hoặc vợ hoặc chồng chết. Khi vợ chồng li hôn tài sản về nguyên tắc sẽ được chia đôi, tuy nhiên theo quy định của Luật hôn nhân gia đình Tòa án sẽ xem xét đến các yếu tố như: công sức đóng góp của mỗi người vào khối tài sản chung, ai là người sẽ nuôi con (nếu vợ chồng đã có con),…mà phân chia phần tài sản chung không bằng nhau. Pháp luật luôn tôn trọng nguyên tắc thỏa thuận, vì vậy nếu vợ chồng khi ly hôn có thỏa thuận vè phân chia tài sản thì tài sản chung sẽ được phân chia theo thỏa thuận. Khi vợ hoặc chồng chết, tài sản chung được pháp luật phân chia để chia thừa kế phần tài sản của người đã chết đó. Khi tài sản chung được phân chia cũng là lúc chấm dứt sở hữu chung của vợ chồng. Quyền, nghĩa vụ của các chủ sở hữu đối với tài sản chung chấm dứt kể từ khi tài sản chung được phân chia, làm phát sinh quyền đối sở hữu riêng mới của các chủ thể đối với phần tài sản thuộc sở hữu của mình khi đã được phân chia. Trên đây là quy định của pháp luật về sở hữu chung của vợ chồng.
Luật Hoàng Anh.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp