Văn hóa Việt đa dạng và phong phú nhiều ngày lễ truyền thống. Trong đó dịp Tết Nguyên đán được xem là dịp quan trọng và thường được tổ chức lớn nhất trong năm. Trong chuỗi ngày Tết, có nhiều ngày lễ hay những tục cúng, một trong số đó có tên gọi là “ngày hóa vàng”. Vậy tại sao cần có ngày này và nên thực hiện vào ngày nào trong dịp Tết thì là tốt nhất, hợp lý nhất? Đó cũng là băn khoăn của nhiều gia đình.
“Hóa vàng” là một tục lệ truyền thống của người Việt đã có từ lâu đời. Dân gian quan niệm, “trần sao âm vậy”, vậy nên việc hóa vàng, khi người sống đốt vàng mã, tượng trưng cho việc gửi đồ như quần áo, giày dép, nhà cửa, xe cộ hay tiền vàng cho những người đã khuất.
Tục lệ này cũng phần nào thể hiện tinh thần uống nước nhớ nguồn, luôn tưởng nhớ đến những người đã khuất, mong cầu cho họ có một cuộc sống đủ đầy ở thế giới bên kia. Giáo sư Sử học Lê Văn Lan giải thích thêm, tục hóa vàng dựa rên tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, vật hóa vàng thường gắn với đời sống thường nhật, để thấy con người ở thế giới bên kia vẫn gần với dương gian.
Xem thêm : 16 Cách làm mát phòng mùa hè không cần điều hòa tiết kiệm điện
Tuy nhiên, ý nghĩa của “ngày hóa vàng” trong dịp Tết Nguyên đán lại có phần hơi khác. Nhiều gia đình nghĩ, ngày này là để tiễn tổ tiên ông bà hay những người đã khuất về trời vì đã ăn Tết xong. Thực tế đây lại là một suy nghĩ chưa chính xác.
Giáo sư Ngô Đức Thịnh – nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu Văn hóa Việt Nam giải thích, bản chất của việc hóa vàng đó chính là đón thần tài, thần lộc về cho gia đình hy vọng một năm làm ăn thuận lợi, hanh thông. Đại đức Thích Giáng Nguyên (Nam Định) nói thêm, ngày lễ hóa vàng cũng là để bày tỏ lòng biết ơn của gia chủ đến chư Phật, thần linh, gia tiên… đã luôn yểm trợ, phù hộ gia chủ trong suốt một năm qua.
Trước kia, ngày hóa vàng “chuẩn” thường được chọn vào ngày mồng 3 hoặc mồng 7 tháng Giêng Âm lịch, tức mồng 3 hoặc mồng 7 tết. Tuy nhiên hiện nay, quan niệm này đã được thay đổi, linh động hơn, nhẹ nhàng hơn với các gia đình. Cụ thể, tùy vào điều kiện và nhu cầu mà các gia đình sẽ lựa chọn ngày hóa vàng sao cho phù hợp, miễn sao vẫn nằm trong các mùng/mồng của dịp Tết Nguyên đán. Tốt nhất nên trước ngày “vía Thần Tài” mồng 10 tháng Giêng Âm lịch.
Vào ngày hóa vàng, các gia đình thường sẽ chuẩn bị một mâm cơm cúng, mâm ngũ quả, hương, hoa, tiền vàng hay một số đồ dùng vàng mã. Khi cúng, gia chủ thắp 3 nén hương lên bát hương rồi đọc bài khấn riêng dành cho ngày hoá vàng. Nến hoặc đèn dầu, đèn điện trên ban thờ cần được thắp sáng trong suốt thời gian diễn ra lễ cúng ngày hoá vàng. Khi gần hết một tuần hương thì gia chủ có thể thực hiện lễ tạ và mang vàng mã đi hoá.
Nếu vàng mã cúng có cả tiền vàng, đồ dùng thì nên hóa tiền vàng trước. Theo tục xưa, cũng có một lưu ý khác là tại nơi đốt vàng mã, gia chủ đặt vài cây mía dài. Dân gian cho rằng đây là đòn gánh để các linh hồn dùng làm gậy chống, hay mang hàng hóa. Tuy nhiên, đây cũng chỉ là một quan niệm được truyền miệng và tùy theo nhu cầu, điều kiện của gia đình thì mới cần thực hiện chứ không bắt buộc.
Như đã nói ở trên, hiện nay đời sống đã hiện đại hơn. Bởi vậy các phong tục, tục lệ từ xa xưa cũng có thể được tối giản hơn. Ngày Hóa vàng cũng vậy. Gia chủ có thể tổ chức nhẹ nhàng, số lượng vàng mã không cần quá nhiều. Việc này cũng tiết kiệm được chi phí và hạn chế ô nhiễm môi trường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/05/2024 23:10
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024