Trong những bữa nhậu, chúng ta thường thấy có những người đỏ da khi uống rượu bia. Có thắc mắc “Người uống rượu đỏ mặt là nhóm máu gì?”. Tuy nhiên thực chất đỏ da khi uống rượu không phải do nhóm máu. Vậy nguyên nhân thật sự là do đâu? Tình trạng này có nguy hiểm hay không? Có cách nào để ngăn ngừa hay hạn chế tình trạng này hay không? Hãy cùng nhà thuốc Ngọc Anh (nhathuocngocanh.com) tìm hiểu rõ hơn về hiện tượng đỏ da khi uống rượu bia qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu
Nhiều người trên thế giới thường hay bị tình trạng đỏ da khi uống rượu và bia. Và những người này bị mắc chung một hội chứng là “Phản ứng xả cồn”. Dấu hiệu của hội chứng là đỏ bừng da mỗi khi sử dụng đồ uống chứa cồn. Mặc dù tình trạng này không trực tiếp gây ra bệnh nhưng không phải là nó không nguy hiểm. Và mỗi người cũng phải quan tâm hơn đến vấn đề này.
Bạn đang xem: Hiện tượng đỏ da khi uống rượu bia có sao không? Nguyên nhân do đâu?
Nguyên nhân nào dẫn đến uống rượu bia đỏ mặt?
Quan niệm “nhóm máu O uống rượu bia đỏ mặt” là một quan niệm sai lầm và không có cơ sở khoa học. Uống rượu bia bị đỏ mặt và người hay còn được gọi là “Alcohol flush reaction“ hay “phản ứng xả rượu” của cơ thể. Nguyên nhân được các nhà nghiên cứu chỉ ra là do cơ thể thiếu enzym để chuyển hóa rượu bia. Việc bạn bị thiếu hụt các enzyme có thể là do di truyền từ bố mẹ của bạn hoặc cũng tự cơ thể bạn thiếu hụt.
Trong có thể có chứa nhiều loại enzym đóng vai trò giúp phân hủy thức ăn. Và đối với rượu cũng có một loại gen như vậy, enzym đó là enzyme alcohol dehydrogenase (ADH). Các enzyme này sẽ có trách nhiệm chuyển hóa rượu thành các acetaldehyde, đây là một chất độc sau khi chuyển hóa rượu tạo thành. Khi đó ALDH sẽ đóng vai trò giải quyết các độc tố này.
“Vậy ALDH là gì?” ALDH là một loại enzyme gọi là aldehyde dehydrogenase. Nó có tác dụng acetaldehyde chuyển thành một dạng chất ít độc hơn là acetate. Khi cơ thể người bị thiếu hụt enzyme sẽ khiến quá trình chuyển hóa acetaldehyde không được thực hiện nhanh. Từ đó dẫn đến tích tụ độc tố acetaldehyde trong cơ thể. Khi cơ thể bị tích tụ quá nhiều chất độc acetaldehyde sẽ khiến cơ thể giải phóng ra các chất là histamin. Uống rượu bia đỏ mặt tim đập nhanh chính là những biểu hiện của phản ứng dị ứng. Đôi khi người uống còn gặp các tình trạng khác như buồn nôn, nhức đầu hay nôn mửa.
Trường hợp này thường hay gặp ở đâu và đối tượng nào?
Ước tính rằng trên thế giới có đến khoảng 540 triệu người bị thiếu hụt enzyme ALDH. Tức là tỉ lệ này chiếm khoảng 8% dân số toàn cầu. Mà trong khi đó người Đông Á là chiếm phần lớn. Chỉ tính riêng đã có đến khoảng 70% người Đông Á là bị mắc hội chứng xả rượu. Trong một nghiên cứu khác thì cũng nhận thấy người dân Đông Á hay bị hơn. Những người uống rượu bia bị đỏ mặt có tỉ lệ lên đến 36%.
Một nghiên cứu đã được thực hiện trên 948 người. Kết quả xác định được tỉ lệ người không dung nạp được rượu là khoảng 7,2%. Mà trong đó tỉ lệ người bị tình trạng này có tỉ lệ cao hơn là phụ nữ.
Uống rượu bia đỏ mặt và người có nguy hiểm không, tốt hay xấu?
Thực chất dù cơ thể thiếu hụt ALDH nhưng quá trình chuyển hóa vẫn diễn ra. Chỉ là quá trình này chậm hơn so với người bình thường. Những người uống rượu bia bị đỏ mặt, khi cơ thể chuyển hóa được hết lượng acetaldehyde còn dư thì sẽ trở lại bình thường. Nếu người đó uống càng nhiều thì thời gian mặt bị đỏ càng kéo dài. Mặc dù đỏ mặt khi uống rượu hay bia không gây ra những tác hại cho cơ thể. Nhưng các nhà khoa học cũng đã chỉ ra rằng những người hay bị đỏ da mặt là những người thường hay gặp phải các vấn đề về sức khỏe. Có thể kể đến như huyết áp hay là tim mạch.
Khi người sử dụng rượu mà có các dấu hiệu da mặt và người đỏ bừng thì hãy thường xuyên quan tâm đến sức khỏe của tim mạch. Hơn thế cũng nên hạn chế việc lạm dụng rượu thường xuyên vì nhiều vấn đề sức khỏe do rượu gây ra như mắc bệnh gan, ung thư đường tiêu hóa,…Uống rượu bia đỏ mặt tim đập nhanh cũng là một trong những dấu hiệu báo động do rượu bia gây ra.
Xem thêm : Bằng TOEIC xin được việc gì? Có đi du học được không?
Trong một nghiên cứu của Jin-Gyu Jung và các cộng sự về việc đánh giá mối liên quan của hội chứng với huyết áp. Nghiên cứu được tiến hành trên những người đàn ông tại Hàn Quốc vào năm 2013. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành đánh giá về huyết áp của hai nhóm đối tượng này. Ở nhóm đối tượng đầu tiên, sau khi đã đánh giá trên cơ sở tuổi tác, cân nặng,.. Thì các nhà nghiên cứu đã nhận thấy rằng cứ những người bị đỏ mặt khi uống rượu bia sẽ có nguy cơ bị huyết áp cao bất thường. Nhất là khi những người này uống mỗi tuần khoảng 4 ly lớn trở lên.
Còn đối với những người đàn ông không có dấu hiệu đỏ da thì huyết áp của họ vẫn trong trạng thái ổn định và bình thường. Chỉ khi uống quá 8 ly lớn 1 tuần thì họ mới bị tác động.
Ngoài ra cũng có những công trình khoa học đã chỉ ra rằng uống rượu bia có liên quan tới một số loại ung thư. Các nhà nghiên cứu này cho rằng nguy cơ ung thư gia tăng này có thể là do sự gia tăng nồng độ acetaldehyde trong cơ thể. Nhất là khi một người lạm dụng quá nhiều bia rượu. Điều này gây ra sự tích tụ vô cùng lớn độc tố acetaldehyde. Khi nồng độ của acetaldehyde quá cao mà không kịp được cơ thể chuyển hóa thì chúng có thể tấn công DNA trong các tế bào của cơ thể. Từ đó có khả năng kích hoạt sự phát triển của các tế bào ung thư.
Năm 2017, Jing Zhang và các cộng sự đã xem xét mối liên hệ giữa ung thư và chứng đỏ bừng mặt sau khi uống rượu ở những người ở Đông Á. Ông và các cộng sự đã tiến hành trên 10 nghiên cứu khác nhau. Trong đó có 9 nghiên cứu tại Nhật Bản và 1 nghiên cứu tại Trung Quốc.
Tổng số người đã tham gia nghiên cứu là 89.376 người. Các loại ung thư được lựa chọn là ESCC, OPLC, ung thư biểu mô dạ dày, ung thư vú và ung thư nội mạc tử cung. Kết quả nhận thấy ung thư có nguy cơ xảy ra cao hơn ở những người đàn ông dùng bia rượu bị đỏ mặt. Ung thư dễ bị nhất là ung thư vòm họng cũng như là ung thư thực quản. Nghiên cứu có ít phụ nữ nên chưa thể đánh giá được đầy đủ trên những đối tượng này.
Có thể ngăn ngừa tình trạng đỏ mặt khi uống rượu bia bằng cách nào?
Các chuyên gia khuyên rằng những người uống rượu bia bị đỏ mặt và người tốt nhất nên tránh uống quá nhiều rượu bia. Nó có ý nghĩa kể cả đối với người không bị đỏ da mỗi khi uống. Việc này sẽ giúp cho bạn tránh được nhiều nguy cơ bệnh có liên quan đến đồ uống có cồn.
Theo WHO, các số ca tử vong trên thế giới có liên quan nhiều đến rượu bia. Có hơn 5% những người đã tử vong là do uống quá nhiều bia rượu gây ra. Việc uống nhiều rượu sẽ là nguy cơ của một loạt các bệnh như xơ gan, cao huyết áp. Nghiện rượu còn khiến cho người uống rất có thể sẽ bị bệnh ung thư ở đường tiêu hóa. Ngoài ra cũng có thể gây suy giảm trí nhớ.
Nếu không thể tránh thì bạn nên có sự tiết chế trong việc sử dụng rượu bia. Theo hướng dẫn của Mỹ về chế độ ăn uống hợp lý thì khuyến cáo mỗi người nên giới hạn lượng đồ uống có cồn trong mỗi ngày. Đối với đàn ông không nên uống quá 2 ly. Còn ở phụ nữ thì chỉ nên uống 1 ly trong một ngày.
Sau khi bạn đã uống rượu hay bia xong thì nên sử dụng thêm đồ để giải rượu như nước gừng hay nước uống có chứa vitamin C.
Dùng thuốc nào để chống đỏ mặt khi uống rượu bia?
Xem thêm : SCB là ngân hàng gì? Có uy tín và an toàn hay không?
Những người đang đau đầu về vấn đề đỏ da mỗi khi uống rượu đều muốn tìm hiểu “Loại thuốc nào uống rượu bia không đỏ mặt?”. Các nhà nghiên cứu cũng đã đánh giá dựa trên cơ chế bệnh sinh và đưa ra một loại thuốc giúp hạn chế được tình trạng này. Các thuốc có khả năng như vậy đều thuộc nhóm thuốc chẹn histamin H2. Nếu người hay uống rượu bia sử dụng thuốc chẹn histamin H2 thì tình trạng đỏ mặt sẽ được kiểm soát một cách đáng kể.
Cơ chế thật sự của các thuốc này đó là khả năng làm cho quá trình rượu phân hủy thành các acetaldehyde chậm lại đáng kể. Điều này đã được NS Miller và cộng sự nghiên cứu vào năm 1988, trước khi uống rượu, nhóm người được chia thành 2 nửa. Một nửa được cho dùng 50mg diphenhydramine và 300mg cimetidin. Nửa số người còn lại được cho sử dụng 1 viên giả dược. Sự khác biệt rõ ràng nhất giữa nhóm kháng histamin và nhóm giả dược là ở phản ứng đỏ bừng trên da. Nhóm kháng histamin cho thấy giảm đáng kể tình trạng đỏ da. Ngoài ra thuốc kháng histamin cũng vô hiệu hóa tình trạng hạ huyết áp tâm thu do uống rượu.
Một số loại thuốc phổ biến được hay được sử dụng để hạn chế đỏ da trước khi dùng bia hay rượu như thuốc chứa Famotidine, Cimetidin hoặc Ranitidine. Ngoài ra cũng có những phương pháp điều trị khác như Brimonidine và Oxymetazoline. Thuốc này được dùng tại chỗ để làm giảm tình trạng đỏ da tức thời với cơ chế làm cho các mạch máu co lại.
Khi dùng thuốc chống đỏ mặt có lưu ý gì không?
Thực chất việc bạn uống thuốc để hạn chế đỏ mặt chỉ khiến cho các phản ứng xả rượu bị che lấp đi thôi. Thuốc không giải quyết được tận gốc của vấn đề là cơ thể của bạn đang bị thiếu hụt enzym ALDH. Sẽ thực sự nguy hiểm nếu bạn lạm dụng nhiều bia rượu hơn.
Bạn bị đỏ mặt thì nên hạn chế uống rượu bia lại. Không nên có thuốc mà lạm dụng thêm nhiều bia rượu hơn.
Kết luận
Như vậy hội chứng đỏ da khi uống rượu bia là do trong cơ thể của người đó đang bị thiếu hụt enzym ALDH. Điều này sẽ khiến cho sức khỏe của bạn bị báo động nếu thường xuyên uống rượu hay bia.
Mặc dù khi sử dụng thuốc sẽ khiến cho tình trạng đỏ da bị hạn chế hơn. Nhưng chúng chỉ làm che lấp thêm các phản ứng không thể dung nạp rượu. Do vậy, để bảo vệ cho bản thân và sức khỏe sau này thì bạn nên tránh dùng quá nhiều rượu bia. Trừ khi không thể tránh được. Việc giảm lượng rượu bia bạn uống sẽ ngăn ngừa được nhiều yếu tố bệnh. Kể cả khi bạn không bị hội chứng đỏ da.
Nguồn tham khảo
1. National Institute on Alcohol Abuse and Alcoholism, Alcohol Flush Reaction. Truy cập ngày 07/10/2022. 2. Gerhard Whitworth, Does Your Face Turn Red When You Drink? Here’s Why, Healthline. Truy cập ngày 07/10/2022. 3. Heather L. Brannon, What Causes Flushed Cheeks After Drinking Alcohol?, verywellhealth. Truy cập ngày 07/10/2022. 4. J. Keith Fisher, Why does my face go red after drinking alcohol?, Medical News Today. Truy cập ngày 07/10/2022. 5. Jing Zhang, Facial flushing after alcohol consumption and the risk of cancer, Pubmed. Truy cập ngày 07/10/2022. 6. Jin-Gyu Jung, Hypertension Associated with Alcohol Consumption Based on the Facial Flushing Reaction to Drinking, Alcoholism: Clinical and Experimental Research (Volume 38). Truy cập ngày 07/10/2022. 7. N S Miller, Antihistamine blockade of alcohol-induced flushing in orientals, Pubmed. Truy cập ngày 07/10/2022.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp