Categories: Tổng hợp

Suy thoái kinh tế là gì? Nhưng dấu hiệu chu kỳ suy thoái kinh tế sắp đến

Published by

Suy thoái kinh tế luôn là bài toán khó giải của Chính phủ mỗi quốc gia. Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế, cơ bản có lạm phát, chu kỳ kinh tế tự nhiên hoặc sự yếu kém trong quản lý tiền tệ.

Suy thoái kinh tế ảnh hưởng lớn đến toàn thế giới, làm đồng tiền mất giá, thương mại toàn cầu tụt dốc, giá cả nguyên vật liệu thô giảm, vận tải biển trì trệ, thị trường chứng khoán tuột dốc, tỷ lệ thất nghiệp cao, can thiệp của ngân hàng trung ương vô hiệu. Làm thế nào để nhận biết được những dấu hiệu của một giai đoạn suy thoái kinh tế sắp xảy đến?

1. Suy thoái kinh tế là gì?

Suy thoái kinh tế (tiếng Anh: Recession/Economic Depression) là sự suy giảm đáng kể của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) hoặc các hoạt động kinh tế của một quốc gia trong một khoảng thời gian kéo dài.

Trong kinh tế học vĩ mô, suy thoái kinh tế là sự suy giảm của tổng sản phẩm quốc nội (GDP) thực trong khoảng thời gian từ hai quý liên tiếp trở lên trong năm, tương đương tốc độ tăng trưởng âm từ hai quý liên tiếp. Nhưng định nghĩa này không được phổ biến.

Suy thoái kinh tế – Nổi lo của toàn thị trường

Nếu suy thoái kinh tế ở mức nghiêm trọng và lâu dài thì biến thành khủng hoảng kinh tế dẫn đến sự sụp đổ kinh tế.

Đặc điểm của nền kinh tế thị trường là tăng giảm theo chu kỳ kinh tế, sự suy giảm các hoạt động kinh tế thường sẽ không xảy ra. Có rất nhiều tranh luận xoay quanh việc khuếch đại chu kỳ kinh tế, để Chính phủ can thiệp vào điều hòa kinh tế hoặc thậm chí là tự tạo ra chu kỳ kinh tế.

2. Những dấu hiệu của chu kỳ suy thoái kinh tế

Chu kỳ kinh tế thì bao gồm ba thời kỳ: phục hồi, hưng thịnh và suy thoái.

Vậy đâu là dấu hiệu cho thấy suy thoái kinh tế?

Thứ nhất, sự thay đổi của lãi suất trái phiếu:

Các chuyên gia kinh tế theo dõi đường cong lãi suất trái phiếu (yield curve) từ đó phát hiện được tín hiệu của cuộc suy thoái, vì nó phản ánh tác động của thị trường đối với nền kinh tế.

Nguyên tắc là lãi suất dài hạn sẽ cao hơn lãi suất ngắn hạn, nhưng khi lãi ngắn hạn cao hơn lãi dài hạn thì đường cong lãi suất sẽ bị đảo ngược đồng nghĩa với tăng trưởng kinh tế âm.

Lạm phát là nguyên nhân chủ yếu. Khi lạm phát gia tăng, lượng trái phiếu mua vào nhiều hơn nhằm mục đích lấy lãi suất bù đắp cho khoản mất giá.

*Lưu ý: Đường cong lãi suất trái phiếu là đường biểu thị các mức lãi suất khác đối với các khoản vay có giá trị như nhau nhưng khác kỳ hạn.

Thứ hai, thắt chặt tín dụng:

Nếu suy thoái sắp xảy ra thì việc vay vốn vô cùng khó khăn, các ngân hàng sẽ thắt chặt các chính sách cho vay vì họ nhận thấy được những rủi ro trong tương lai, hoạt động kinh tế sẽ theo chiều hướng đi xuống rõ rệt.

Thứ ba, tâm lý trong kinh doanh:

Chính sự bất ổn xã hội, chiến tranh và giá cả nguyên vật liệu leo thang vô hình chung khiến các nhà đầu tư dè dặt trong việc góp vốn, không có niềm tin vào kinh tế toàn cầu. Suy thoái sẽ dẫn đến giảm chi tiêu vốn, về lâu dài thì gây ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh và nhu cầu sử dụng lao động của các tổ chức.

Những dấu hiệu cho thấy nền kinh tế đang bị khủng hoảng

Thứ tư, nợ xấu trên đà gia tăng:

Lạm phát tăng làm tăng nguy cơ nợ xấu khi mức lương thấp, tình trạng thiếu việc làm, thất nghiệp tràn lan. Không chỉ cá nhân đi vay và cả Chính phủ nếu thiếu ngân sách chi cho quốc gia cũng phải đi vay các nước khác. Nếu tình huống này kéo dài, nền kinh tế quốc gia không có chuyển biến tích cực thì chắc chắn sẽ dẫn tới kết cục suy thoái.

Thứ năm, biến động của thị trường lao động:

Nếu số liệu người hưởng trợ cấp thất nghiệp cao thì có thấy tình hình nền kinh tế đang không khả quan. Trong giai đoạn khó khăn, nhiều doanh nghiệp sẽ thu hẹp hoạt động sản xuất kinh doanh hoặc bị phá sản giải thể, dẫn đến việc tái cơ cấu nguồn lao động, phải cắt giảm nhân sự. Đây cũng chính là biểu hiện mầm mống của một cuộc suy thoái sắp diễn ra.

Bên cạnh đó, dữ liệu tiền lương tháng sẽ thể hiện rõ ràng tình hình của thị trường lao động. Khi tiền lương thấp thì họ cũng chi ít hơn, tăng trưởng kinh tế cũng theo đó giảm.

3. Nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế

Có rất nhiều quan điểm khác nhau về nguyên nhân dẫn tới suy thoái kinh tế.

Những nhà kinh tế học theo trường phái kinh tế Áo giữ quan điểm, căn nguyên của việc này đến từ lạm phát, giá cả keo thang khiến đồng tiền mất giá. Đây là cơ chế tự nhiên của thị trường nhằm điều chỉnh lại nguồn lực bị sử dụng không hiệu quả trong giai đoạn tăng trưởng.

Còn theo những nhà kinh tế học của chủ nghĩa Keynes và lý thuyết chu kỳ kinh tế thực thì nhận định chính những yếu tố như: giá cả, thiên tai, thời tiết, dịch bệnh, chiến tranh… đã tác động đến kinh tế gây suy thoái.

Một số học giả khác theo thuyết tiền tệ thì cho rằng nguyên nhân suy thoái kinh tế do sự yếu kém trong quản lý tiền tệ.

Nguyên nhân chính dẫn tới suy thoái kinh tế toàn cầu

4. Ảnh hưởng của suy thoái kinh tế

Suy thoái kinh tế sẽ mang đến những hậu quả như sau:

Thương mại toàn cầu tụt dốc: Khi cung cầu đều giảm thì tiêu dùng cá nhân, đầu tư và các hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cũng như tình hình xuất nhập khẩu nguyên vật liệu và các hàng hóa cơ bản cũng giảm sút;

Đồng tiền mất giá: Lạm phát gia tăng khiến giá trị đồng tiền mất giá trầm trọng, dẫn đến khủng hoảng kinh tế không chỉ ở 1 quốc gia và nhiều quốc gia khác thông qua hoạt động xuất nhập khẩu;

Giá hàng hóa và nguyên vật liệu thô giảm: nhất là giá dầu giảm mạnh;

Vận tải biển trì trệ: phần lớn hàng hóa xuất nhập trên thế giới đều thông qua đường biển, khi kinh tế khủng hoảng, giao thương ùn tắc, hàng hóa khan hiếm trở nên đắt đỏ, các hợp đồng đền bù thua lỗ cũng nhiều lên;

Thị trường chứng khoán tuột dốc bởi chính các chỉ số trên sàn giao dịch cũng phản ánh một cách trực quan nhất tình hình kinh tế của toàn thế giới;

Tỷ lệ thất nghiệp ngày một tăng cao dù có các gói cứu trợ của chính phủ cũng không thể đủ, mất việc làm nhiều người sinh ra ác cảm hoặc có tâm lý đổ lỗi cho những người có tiền, dẫn tới việc bất ổn chính trị xã hội;

Can thiệp của Ngân hàng Trung Ương bị vô hiệu, bởi nếu Chính phủ sử dụng công cụ tiền tệ lúc này để kích thích tăng trưởng kinh tế thì chỉ khiến lạm phát ngày càng cao hơn.

Suy thoái kinh tế mặc dù rất nghiêm trọng, nhưng, nếu tỉnh táo và bình tĩnh thì nhà đầu tư vẫn có thể kiếm được tiền trong hoàn cảnh này. Một số lĩnh vực mà bạn có thể cân nhắc đầu tư khi suy thoái kinh tế xảy ra như vàng, các mặt hàng tiêu dùng thiết yếu, chăm sóc sức khỏe, dịch vụ tiện ích xã hội, công nghệ thông tin…

Trên đây là những thông tin về suy thoái kinh tế cũng như những dấu hiệu cho thấy thị trường đang trong giai đoạn suy thoái kinh tế. Mong rằng với những thông tin mà TOPI mang đến có thế giúp nhà đầu tư hiểu đúng về tình hình kinh tế cũng như có sự chuẩn bị tốt nhất khi gặp suy thoái kinh tế.

This post was last modified on 17/02/2024 03:55

Published by

Bài đăng mới nhất

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

3 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

8 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

8 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

9 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn số ĐÓN LỘC

Con số may mắn hôm nay 22/11/2024 theo năm sinh: Chọn con số ĐẾN LỘC

23 giờ ago

Tử vi thứ 6 ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Tuất hạnh phúc, Dần gặp may

Tử vi thứ Sáu ngày 22/11/2024 của 12 con giáp: Chó vui vẻ, Hổ may…

23 giờ ago