Giấy khám sức khỏe khi nhập học là một trong những yêu cầu cơ bản mà các bạn tân sinh viên cần chuẩn bị khi bước nhập học. Để biết khám sức khỏe đi học cho sinh viên cần chuẩn bị những gì thì các bạn hãy theo dõi tiếp nội dung bên dưới.
Tân sinh viên có bắt buộc nộp giấy khám sức khoẻ đi học không?
Theo quy định tại khoản 5, điều 4, Thông tư số 10/2016/TT-BGDĐT, sinh viên có trách nhiệm chấp hành các quy định về kiểm soát sức khỏe đầu khóa học của trường đại học. Giấy khám sức khỏe của trường đại học là một trong những yếu tố hoàn thiện hồ sơ nhập học. Vì vậy, các tân sinh viên phải đáp ứng tiêu chuẩn khám sức khỏe của nhà trường.
Bạn đang xem: Chuẩn bị khám sức khỏe đi học cho tân sinh viên cần những gì?
Ngoài ra, việc thăm khám mang lại nhiều lợi ích cho bạn. Qua thực hiện khám sức khỏe, bạn biết chính xác tình trạng cơ thể và có thể dự đoán được các bệnh lý có thể mắc phải. Từ đó, lên kế hoạch điều trị hay điều chỉnh chế độ ăn uống, sinh hoạt phù hợp để tăng cường sức đề kháng, miễn dịch.
Cũng theo thông tư trên đây, các trường có thể tổ chức khám sức khỏe tập trung theo điều kiện của từng trường. Nhưng hầu hết tân sinh viên phải chủ động khám và nộp giấy chứng nhận sức khỏe cùng với hồ sơ nhập học.
Nếu bạn là sinh viên chuẩn bị đi du học thì giấy khám sức khỏe là điều kiện cần phải có trong hồ sơ đại học. Giấy khám sức khỏe là cơ sở để đánh giá sinh viên có phù hợp để ở lại và học tập tại nước ngoài hay không.
Những bạn chuẩn bị khám sức khỏe để nộp hồ sơ du học sẽ chuẩn bị thủ tục khám khắt khe hơn. Danh mục khám khác nhau tùy thuộc vào từng quốc gia nơi sinh viên theo học đại học. Khi đi khám sức khỏe, du học sinh cần chuẩn bị những giấy tờ sau:
- Hộ chiếu và thẻ căn cước công dân.
- Giấy khám sức khỏe theo quy định của đại sứ quán.
- Ảnh thẻ 4x6cm.
Xem thêm : Cá phát tài nuôi chung với cá gì? Chăm sóc có khó không?
Giấy khám sức khỏe dành cho du học sinh cũng sẽ có nhiều phần hơn và yêu cầu sức khỏe cao hơn. Bên cạnh yêu cầu về sức khỏe do Bộ Y tế quy định, bạn phải đảm bảo sức khỏe theo yêu cầu của đại sứ quán.
Danh mục khám sức khỏe đi học
Nội dung Thông tư 10/2016/TT-BGDĐT quy định danh mục khám sức khỏe cho học sinh, sinh viên bao gồm kiểm tra thể chất, khám lâm sàng và cận lâm sàng. Trong đó, khám thể chất bao gồm đo chiều cao, cân nặng, đo huyết áp, đo nhịp thở và chỉ số BMI cùng với xét nghiệm lâm sàng và cận lâm sàng.
Khám lâm sàng
Khám lâm sàng là quy trình đầu tiên khi khám chữa bệnh thông qua quan sát và thăm khám bên ngoài. Đây sẽ là cơ sở giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh và định hướng các xét nghiệm cận lâm sàng phù hợp khác.
Tại một số bệnh viện, quy trình khám lâm sàng có thể bao gồm khám thể lực nêu trên. Nghĩa là, theo danh mục khám lâm sàng bao gồm cả khám chuyên khoa về da liễu, thị lực, răng hàm mặt, tai mũi họng, khám phụ khoa đối với nữ giới.
Khám cận lâm sàng
Trong danh mục này, người tham gia khám bệnh phải thực hiện các kiểm tra sau:
- Xét nghiệm máu, đường huyết.
- Xét nghiệm nước tiểu.
- Chụp X-quang tim phổi.
Ngoài ra, người khám có thể được yêu cầu thực hiện một kiểm tra cận lâm sàng khác theo chỉ định của bác sĩ hoặc theo yêu cầu từ nhà trường.
Chuẩn bị những gì khi khám sức khỏe đi học
Nhiều bạn sinh viên năm nhất sẽ bỡ ngỡ khi đi khám sức khỏe. Do đó cần lưu ý những điều sau:
- Mang theo 1 ảnh 4x6cm chụp trong 6 tháng gần nhất và giấy tờ tùy thân như CMND/CCCD/ hộ chiếu, bằng lái xe,…
- Đối với xét nghiệm máu và nước tiểu, các cơ sở y tế yêu cầu người tiến hành không ăn uống ít nhất 6 giờ trước khi xét nghiệm. Vì vậy, người khám nên đi khám vào buổi sáng.
- Chọn trang phục thoải mái để thuận tiện cho việc di chuyển và thực hiện các xét nghiệm cần thiết.
- Với trường hợp chụp X-quang, phải loại bỏ các vật kim loại trước khi thực hiện.
- Cung cấp đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh cá nhân và gia đình để bác sĩ đưa ra chẩn đoán chính xác. Nếu bạn bị bệnh và đang dùng thuốc nên mang theo đơn thuốc và bệnh án gần nhất.
- Đối với các bạn nữ, không nên đi khám khi có kinh nguyệt. Sau khi hết kinh 3 – 5 ngày, bạn có thể đi khám sức khỏe.
Nên khám sức khỏe đi học ở đâu?
Xem thêm : Cặp chất không xảy ra phản ứng là…?
Giấy khám sức khỏe của các bệnh viện công lập và ngoài công lập được công nhận. Tuy nhiên, các cơ sở y tế phải tuân thủ các yêu cầu của Bộ Y tế về cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế như:
- Cơ sở vật chất: Phòng khám đa khoa, phòng khám chuyên khoa (nội khoa – ngoại khoa, sản phụ khoa, răng hàm mặt, tai mũi họng, nhãn khoa), phòng chụp X-quang, xét nghiệm,…
- Trang thiết bị: Máy phân tích sinh hóa, máy xét nghiệm nước tiểu, máy phân tích huyết học, dụng cụ lấy máu đảm bảo tiêu chuẩn y tế, bộ xét nghiệm nước tiểu, máy X-quang,…
Để bảo vệ quyền lợi của thân khi khám sức khỏe tổng quát và tránh những rắc rối trong quá trình nhập học, tân sinh viên phải tuân thủ đúng nội quy khám sức khỏe do nhà trường quy định. Lựa chọn những cơ sở y tế đã được kiểm định để hoàn tất quá trình kiểm tra sức khỏe chất lượng.
Tại các tỉnh thành trên cả nước, lượng bệnh nhân đến khám tại các bệnh viện công lập không quá lớn nên bạn có thể đến đó để kiểm tra sức khỏe. Tuy nhiên, lưu lượng người khám bệnh tại các bệnh viện công ở các thành phố lớn như Hà Nội hay Hồ Chí Minh là rất lớn. Vì vậy, bạn có thể cân nhắc khám bệnh tại bệnh viện tư nhân uy tín để giảm thời gian chờ đợi và sử dụng dịch vụ khám thuận tiện hơn.
Tùy thuộc vào trung tâm y tế, bạn có thể nhận được giấy chứng nhận sức khỏe trong cùng ngày khám hoặc một, hai ngày sau đó. Mức phí khám tùy thuộc vào quy định của bệnh viện. Hy vọng với những thông tin trên, bạn sẽ chuẩn bị tốt các quy định khám sức khỏe đi học đầu vào của các trường đại học.
Xem thêm:
- Hiểu đúng về khám sức khỏe đi làm và những lưu ý trước khi khám?
- Khám tổng quát bao nhiêu tiền, gồm những gì?
Cao Hiếu
Nguồn tham khảo: Tổng hợp
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp