Categories: Tổng hợp

Quy luật phân li của Menden

Published by

1. Menden và phương pháp nghiên cứu di truyền học của ông

– Menden đã nghiên cứu phân tích con lai dựa trên phương pháp:

+ Tạo dòng thuần chủng về từng tính trạng

+ Tiến hành lai các dòng thuần chủng khác biệt về 1 hoặc 2 tính trạng rồi phân tích kết quả lai ở F1, F2, F3.

+ Áp dụng toán xác suất để phân tích kết quả lai. Giải thích kết quả lai đó bằng cách đưa ra các giả thuyết.

+ Thực hiện thí nghiệm để giải thích cho các giả thuyết trên.

Bố mẹ thuần chủng (P): hoa đỏ x hoa trắng, sau khi lai tạo ra đời F1 cho kết quả 100% là hoa đỏ. Sử dụng hoa đỏ F1 tự thụ phấn tạo thành hoa F2 có tỉ lệ hoa đỏ với hoa trắng là 3:1

2. Quá trình hình thành học thuyết quy luật phân li

2.1 Giả thuyết của Menden

– Mỗi cặp tính trạng do 1 cặp nhân tố di truyền quy định. Các nhân tố di truyền không pha trộn với nhau.

– Mỗi giao tử sẽ nhận 1 nhân tố di truyền trong từng cặp nhân tố di truyền.

– Khi thụ tinh, các giao tử kết hợp ngẫu nhiên và tạo thành hợp tử.

Tham khảo ngay bộ tài liệu ôn tập kiến thức và tổng hợp giải mọi dạng bài tập trong đề thi THPT Quốc Gia môn Sinh ngay

2.2 Kiểm tra giả thuyết

– Menden sử dụng cách lai phân tích áp dụng 7 tính trạng khác nhau. Sau khi cho F1 lai với hoa trắng cho ti lệ kiểu hình ~ 1:1

– Menden dự đoán sơ đồ lai như sau:

+ Quy định A (hoa đỏ) là gen trội hoàn toàn so với a (Hoa trắng). Ta có:

P thuần chủng: AA x aa

Gp: A a

F1: Aa (100% hoa đỏ)

F1 x F1: Aa x Aa

GF1: A,a A,a

F2: 1AA : 2Aa : 1aa ( 3 hoa đỏ : 1 hoa trắng)

– Menden lăp lại thí nghiệm với 6 tính trạng khác nhau đều thu được kết quả tương tự như sau:

2.3 Quy luật phân li

– Mỗi cặp tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen, một cái từ bố, một cái từ mẹ. Các alen bố mẹ trong tế bào con tồn tại riêng rẽ và không hòa trộn vào nhau. Khi giao tử hình thành, các thành viên trong cặp alen phân li đồng đều về các giao tử, mỗi một giao tử chứa 50% alen này và 50% alen kia.

3. Cơ sở tế bào học của quy luật phân li

– Trong tế bào sinh dưỡng, gen nằm trên NST và luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng.

– Khi giảm phân tạo giao tử, các cặp NST tương đồng sẽ phân li đồng đều về các giao tử dẫn đến cặp alen phân li đồng đều về các giao tử.

Bộ sách cán đích 9+ tổng hợp đầy đủ kiến thức và các dạng bài tập môn Sinh giúp các em ôn thi tốt nghiệp thật tốt.

4. Bài tập về quy luật phân li

4.1 Dạng bài xác định tỉ lệ phân li ở kiểu gen, kiểu hình ở đời con khi biết kiểu hình đời mẹ (P) và đặc điểm di truyền.

Cách giải:

+ Cần xác định tính trạng trội, tính trạng lặn và quy ước gen, xác định kiểu gen của P thông qua kiểu hình P.

+ Viết sơ đồ lai

+ Xác định sự phân li kiểu gen, kiểu hình của F.

4.2 Dạng bài xác định kiểu gen của bố mẹ khi biết kiểu hình P và kết quả phép lai

– Nguyên tắc giải:

+ Số tổ hợp giao tử = số giao tử đực x số giao tử cái

+ Thông qua tỉ lệ phân li ở đời con => số tổ hợp giao tử => số loại giao tử bố mẹ => kiểu gen P

– Lưu ý: Khi biết số cặp gen dị hợp trong kiểu gen của cha hoặc mẹ, có thể áp dụng một số kết quả như sau:

+ Đời con đồng tính: P: AA x AA hoặc AA x Aa hoặc AA x aa

+ Đời con phân tính theo tỉ lệ như sau:

  • 3:1 thì P trội hoàn toàn: Aa x Aa
  • 1:2:1 thì P trội không hoàn toàn: Aa x Aa
  • 1:1 thì P: 1:1
  • 2:1 thì P: Aa x Aa ( có hiện tượng gây chết ở đồng hợp AA)

– Trường hợp không rõ tỉ lệ phân tính thì sẽ dựa vào tỉ lệ kiểu hình lặn để xác định kiểu gen bố mẹ.

4.3 Dạng bài gen đa alen

– Gen đa alen có quan hệ giống như trường hợp 1 gen gồm 2 alen trội hoàn toàn, trội không hoàn toàn và đồng trội.

– Một gen có n alen thì có số kiểu gen là n(n+1)/2

– Số kiểu gen đồng hợp n => kiểu gen dị hợp là n(n-1)/2

– Số kiểu hình:

+ Các alen trội hoặc lặn hoàn toàn thì số kiểu hình là n

+ Các alen trội hoặc lặn không toàn thoàn thì kiểu hình là n và một số kiểu hình trung gian.

+ Các alen đồng trội thì số kiểu hình là n và số kiểu hình đồng trội.

Đăng ký ngay khóa học PAS THPT để được các thầy cô xây dựng lộ trình ôn thi THPT Quốc Gia sớm bạn nhé!

Trên đây là toàn bộ kiến thức về quy luật phân li của Menden trong chương trình Sinh học 12. Hy vọng với bài viết này các em có thể nắm bắt được lý thuyết về quy luật này để áp dụng giải các dạng bài tập liên quan. Để hiểu rõ hơn về các bài học môn sinh phục vụ cho việc ôn thi tốt nghiệp THPT Quốc gia môn Sinh, các em đừng quên truy cập trang web của vuihoc nhé!

>> Mời bạn xem thêm:

  • Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
  • Nhiễm sắc thể và đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể
  • Đột biến gen

This post was last modified on 14/01/2024 06:41

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

4 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

4 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

8 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

13 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

13 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

14 giờ ago