29 loại văn bản hành chính theo quy định hiện hành
29 loại văn bản hành chính theo quy định hiện hành
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, có 29 loại văn bản hành chính gồm:
Bạn đang xem: 29 loại văn bản hành chính theo quy định mới nhất
1. Nghị quyết (cá biệt) – chữ viết tắt là NQ;
2. Quyết định (cá biệt) – chữ viết tắt là QĐ;
3. Chỉ thị – CT;
4. Quy chế – QC;
5. Quy định – QYĐ;
6. Thông cáo- TC;
7. Thông báo – TB;
8. Hướng dẫn – HD;
9. Chương trình – CTr;
10. Kế hoạch – KH;
11. Phương án – PA;
12. Đề án – ĐA;
13. Dự án – DA;
14. Báo cáo – BC;
15. Biên bản – BB;
16. Tờ trình – TTr;
17. Hợp đồng – HĐ;
18. Công văn;
19. Công điện – CĐ;
20. Bản ghi nhớ – BGN;
Xem thêm : Điều kiện tự nhiên của Hy Lạp thời cổ đại thuận lợi cho việc trồng cây nào sau đây?
21. Bản thỏa thuận – BTT;
22. Giấy ủy quyền – GUQ;
23. Giấy mời – GM;
24. Giấy giới thiệu – GGT;
25. Giấy nghỉ phép – GNP;
26. Phiếu gửi – PG;
27. Phiếu chuyển – PC;
28. Phiếu báo – PB;
29. Thư công.
Tổng hợp biểu mẫu các văn bản hành chính theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP
– Nghị quyết (cá biệt)
Nghị quyết cá biệt
– Quyết định (cá biệt) quy định trực tiếp
Quyết định cá biệt
– Quyết định (quy định gián tiếp) (Mẫu này áp dụng đối với các quyết định (cá biệt) ban hành hay phê duyệt một văn bản khác)
Quyết định cá biệt
+ Mẫu văn bản (được ban hành, phê duyệt kèm theo quyết định) đối với văn bản giấy.
Văn bản kèm theo Quyết định
+ Mẫu văn bản (được ban hành, phê duyệt kèm theo quyết định) đối với văn bản điện tử.
Văn bản kèm theo Quyết định
– Văn bản có tên loại.
Văn bản có tên loại
– Công văn.
Công văn
Xem thêm : Cách uống mật ong giảm cân hiệu quả, đơn giản tại nhà
– Công điện.
Công điện
– Giấy mời.
Giấy mời
– Giấy giới thiệu.
Giấy giới thiệu
– Biên bản.
Biên bản
– Giấy nghỉ phép.
Giấy nghỉ phép
Thể thức văn bản hành chính được quy định thế nào?
Theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP, thể thức văn bản hành chính được quy định bao gồm các thành phần sau:
– Thành phần chính, cụ thể:
+ Quốc hiệu và Tiêu ngữ.
+ Tên cơ quan, tổ chức ban hành văn bản.
+ Số, ký hiệu của văn bản.
+ Địa danh và thời gian ban hành văn bản.
+ Tên loại và trích yếu nội dung văn bản.
+ Nội dung văn bản.
+ Chức vụ, họ tên và chữ ký của người có thẩm quyền.
+ Dấu, chữ ký số của cơ quan, tổ chức.
+ Nơi nhận.
– Ngoài các thành phần chính nêu trên, văn bản có thể bổ sung các thành phần khác như: Phụ lục; Dấu chỉ độ mật, mức độ khẩn, các chỉ dẫn về phạm vi lưu hành; Ký hiệu người soạn thảo văn bản và số lượng bản phát hành; Địa chỉ cơ quan, tổ chức; thư điện tử; trang thông tin điện tử; số điện thoại; số Fax (trước đây có thêm số Telex).
Thể thức văn bản hành chính được thực hiện theo quy định tại Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 30/2020/NĐ-CP.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp