Categories: Tổng hợp

Trac nghiem chuong 4 Chinh sach tien te Dap an

Published by

ĐÁP ÁN CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 4 – CHÍNH SÁCH TIỀN TỆ

KINH TẾ VĨ MÔ

Câu 1. Tiền: a) Giá trị của tổng lượng tiền phát hành trong lưu thông. b) Một phương tiện bất kỳ được chấp nhận chung để thanh toán cho việc mua hh-dv và thanh toán nợ. c) Giấy bạc và tiền kim loại trong lưu thông cộng với tiền ký thác tại các ngân hàng. d) Lượng tiền lưu thông của công chúng và lượng tiền mạnh.

Câu 2. Tiền xu và tiền polimer do Ngân hàng nhà nước Việt Nam phát hành thuộc hình thái nào? a) Bút tệ b) Chỉ tệ c) Hóa tệ d) Ngoại tệ

Câu 3. Phát biểu nào sau đây là không đúng về tiền qui ước? a) Tiền qui ước do ngân hàng trung ương phát hành. b) Tiền qui ước tồn tại dưới dạng tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền dự trữ trong ngân hàng. c) Giá trị của vật dùng làm tiền qui ước bằng với giá trị mà vật đó đại diện. d) Tiền qui ước có chức năng cất trữ giá trị.

Câu 4. Phát biểu nào sau đây là không đúng về tiền ngân hàng? a) Tiền ngân hàng do ngân hàng trung gian phát hành. b) Tiền ngân hàng tồn tại dưới dạng tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền dự trữ trong ngân hàng. c) Tiền ngân hàng là tiền ghi sổ. d) Tiền ngân hàng có chức năng làm trung gian trao đổi.

Câu 5. Lượng tiền mạnh (tiền sơ sở) bao gồm: a) Tiền mặt trong tay công chúng và tiền gửi trong hệ thống ngân hàng. b) Tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng và tiền gửi không kỳ hạn. c) Tiền mặt trong tay công chúng và tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng. d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 6. Lựa chọn nào là thành phần của tiền mạnh? a) Tiền giấy trong NHTM. b) Tiền giấy tại quỹ dự trữ của NHTW. c) Tiền giấy lưu hành ngoài ngân hàng. d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 7. Nếu lãi suất cho tiền gửi thanh toán (sử dụng séc) tăng lên thì có thể làm cho: a) Lượng tiền mạnh và khối tiền tệ cùng tăng. b) Lượng tiền mạnh tăng và khối tiền tệ giảm. c) Lượng tiền mạnh và khối tiền tệ cùng giảm. d) Lượng tiền mạnh không đổi và khối tiền tệ tăng.

Câu 8. Lượng tiền cung ứng cho nền kinh tế chủ yếu được tạo qua: a) Ngân hàng đầu tư. b) Ngân hàng Nhà nước. c) Ngân hàng thương mại. d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 9. Hệ thống ngân hàng thương mại tạo tiền bằng cách: a) Phát hành các chứng chỉ tiền gửi. b) Tạo ra các tiền gửi mới (khoản nợ) không được bảo đảm hoàn toàn bằng dự trữ tiền mặt. c) In tiền để cho vay. d) Phát hành kỳ phiếu.

Câu 10. Chọn câu đúng: a) NHTW là một tổ chức kinh doanh tiền tệ. b) NHTM tạo tiền bằng cách dùng tiền gửi để cho vay. c) Chính sách tài khóa mở rộng luôn làm sản lượng tăng. d) Xét trong dài hạn, các nước có tỷ lệ lạm phát cao sẽ có sức cạnh tranh cao hơn.

Câu 11. Số nhân của tiền: a) Giá trị của tổng lượng tiền phát hành trong lưu thông. b) Tốc độ và sự chắc chắn mà một tài sản có thể chuyển đổi thành tiền. c) Mức thay đổi cung tiền khi cơ sở tiền thay đổi 1 đơn vị. d) Là lượng tiền lưu thông của công chúng và lượng tiền mạnh.

Câu 12. Khi dân chúng gửi tiền vào ngân hàng càng nhiều thì: a) Tỷ lệ dự trữ ở ngân hàng càng cao. b) Số nhân tiền tệ càng lớn. c) Tỷ lệ dự trữ được yêu cầu càng cao. d) Lượng cung tiền trong nền kinh tế giảm.

Câu 13. Chọn câu sai trong những phát biểu sau: a) Khi ngân hàng trung gian hoạt động theo nguyên tắc ngân hàng dự trữ bán phần thì kM > 1. b) Tỷ lệ dự trữ tự nguyện của ngân hàng trung gian càng nhỏ thì kM càng lớn. c) Tỷ lệ dự trữ bắt buộc càng lớn thì số nhân tiền tệ càng nhỏ. d) kM và tỷ lệ tiền ngân hàng so với tiền mặt ngoài ngân hàng (DM/CM) có mối quan hệ nghịch biến.

Câu 14. Cho số nhân của tiền (kM) là 4, lượng tiền mạnh (H) là 250, lượng tiền dự trữ trong hệ thống ngân hàng 50, thì: a) Lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế là 300. b) Lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế là 200. c) Lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế là 1. d) Lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế là 1.

Câu 15. Dựa vào bảng số liệu sau hãy tính lượng tiền gửi không kỳ hạn sử dụng séc: Lượng cung tiền 1. Lượng tiền cơ sở 800 Tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng 0, Tỷ lệ dự trữ chung 0, a) 500 b) 1. c) 1. d) 1.

Câu 16. Nhu cầu giữ tiền của công chúng tăng khi: a) Lãi suất tăng. b) Thu nhập tăng. c) Giá cả giảm. d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 17. Thước đo tốt nhất chi phí cơ hội của việc giữ tiền là: a) Lãi suất thực. b) Tỷ lệ lạm phát. c) Lãi suất danh nghĩa. d) Giá trái phiếu.

Câu 18. Người ta giữ tiền thay vì các tài sản sinh lợi khác vì: a) Để giảm rủi ro khi nắm giữ các tài sản tài chính khác. b) Tiền có thể tham gia các giao dịch hằng ngày dễ dàng. c) Dự phòng cho các chi tiêu ngoài dự kiến. d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 19. Cho biết lượng cầu tiền tự định L 0 = 800; lượng cầu tiền biên theo sản lượng LmY = 0,3; lượng cầu tiền biên theo lãi suất Lmr = 100 thì hàm cầu tiền là: a) LM = 800 + 0,3Y +100r b) LM = 800 – 0,3Y – 100r c) LM = 800 – 0,3Y +100r d) LM = 800 + 0,3Y -100r

Câu 20. Yếu tố nào sau đây làm cho lãi suất cân bằng trên thị trường tiền tệ tăng do cầu tiền thay đổi? a) Mức giá chung tăng.

b) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. c) Tăng lãi suất chiết khấu. d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 31. NHTW có thể giảm cung tiền bằng cách: a) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. b) Mua vào trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. c) Hạ thấp lãi suất chiết khấu đối với ngân hàng thương mại. d) Tăng thuế thu nhập doanh nghiệp.

Câu 32. Để khắc phục tình trạng suy thoái, NHTW nên: a) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. b) Mua vào trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. c) Bán ra trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. d) Tăng lãi suất chiết khấu.

Câu 33. Để kiềm chế lạm phát, NHTW nên: a) Mua vào trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. b) Bán ra trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. c) Giảm lãi suất chiết khấu. d) Các lựa chọn trên đều sai

Câu 34. Để tăng lượng tiền mạnh, NHTW sẽ: a) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc. b) Tăng lãi suất chiết khấu. c) Bán ra trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. d) Mua ngoại tệ để duy trì tỷ giá không đổi.

Câu 35. Tiền mặt ngoài ngân hàng so với tiền gửi dưới dạng tài khoản sử dụng séc là 20%, tỷ lệ dự trữ chung so với tiền gửi dưới dạng tài khoản thanh toán là 10%, lượng tiền cơ sở là 700. Nếu NHTW bán ra trái phiếu chính phủ trên thị trường mở một lượng là 100 thì lượng cung tiền thay đổi như thế nào? a) Không thay đổi. b) Giảm bớt 400. c) Tăng thêm 400. d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 36. Khi tỷ lệ dự trữ bắt buộc là 10%, tỷ lệ tiền mặt ngoài ngân hàng bằng 0 và NHTW mua vào trái phiếu chính phủ trị giá 1 tỷ đồng, thì mức cung tiền: a) Tăng 10 tỷ đồng. b) Giảm 10 tỷ đồng. c) Tăng 1 tỷ đồng. d) Giảm 1 tỷ đồng.

Câu 37. Nếu NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì: a) Lượng tiền mạnh sẽ giảm. b) Lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ giảm. c) Lượng cầu tiền sẽ giảm. d) Lượng tiền mặt sẽ giảm.

Câu 38. NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì lượng tiền mạnh sẽ: a) Giảm. b) Tăng. c) Không đổi. d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 39. NHNN điều chỉnh tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc nhằm: a) Tăng lượng cung tiền. b) Giảm lượng cung tiền. c) Kiềm chế sự gia tăng của chỉ số giá hàng hóa. d) Cả (b) và (c) đúng.

Câu 40. NHTW tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì:

a) Lãi suất trong nền kinh tế tăng. b) Lãi suất trong nền kinh tế giảm. c) Lãi suất trong nền kinh tế không đổi. d) Cung tiền trong nền kinh tế tăng.

Câu 41. Ngân hàng thương mại muốn giảm tỷ lệ dự trữ vì: a) NHTM muốn còn lại nhiều vốn để đẩy mạnh cho vay hay kinh doanh sinh lời. b) Dự trữ thì không có lãi. c) Dự trữ nhiều thì không thể mở rộng kinh doanh. d) Các lựa chọn trên đều đúng.

Câu 42. Số nhân tiền tệ giảm xuống nếu: a) NHNN quyết định mua trái phiếu của chính phủ trên thị trường mở. b) Người tiêu dùng quyết định giữ tiền mặt ít hơn tương đối so với tiền gởi ngân hàng. c) NHNN cho chính phủ vay. d) NHNN tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc.

Câu 43. NHNN Việt Nam đồng loạt giảm các loại lãi suất điều hành (gồm lãi suất tái cấp vốn và lãi suất tái chiết khấu) 1% thì: a) Lượng tiền mạnh sẽ giảm. b) Lượng cung tiền trong nền kinh tế sẽ giảm. c) Lượng cầu tiền sẽ giảm. d) Lãi suất trên thị trường tiền tệ giảm.

Câu 44. NHTW mua vào trái phiếu chính phủ và tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thì. a) Lượng cung tiền chắc chắn tăng. b) Lượng cung tiền chắc chắn không đổi. c) Lượng cung tiền chắc chắn giảm. d) Các lựa chọn trên đều sai.

Câu 45. Lãi suất cân bằng thị trường sẽ tăng khi: a) NHTW giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc. b) NHTW mua vào trái phiếu chính phủ trên thị trường mở. c) NHTW hạ thấp lãi suất chiết khấu. d) Cá nhân muốn giữ tiền nhiều hơn và giữ các loại tài sản khác ít hơn.

Câu 46. Nếu NHTW muốn khôi phục tổng cầu bị giảm do tăng thuế, thì biện pháp có thể sử dụng là: a) Mua trái phiếu trên thị trường mở. b) Bán trái phiếu trên thị trường mở. c) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với NHTM. d) Tăng lãi suất chiết khấu.

Dùng dữ liệu sau trả lời các câu 47 – 49:

Một nền kinh tế có các số liệu sau: Lượng tiền mặt ngoài ngân hàng 10 Lượng tiền gửi vãng lai 40 Lượng tiền dự trữ tùy ý 2 Lượng tiền dự trữ bắt buộc 4

Câu 47. Tỷ lệ dự trữ chung trong hệ thống ngân hàng: a) 8% b) 40% c) 66,6% d) 15%

Câu 48. Lượng tiền mạnh: a) 16 b) 50 c) 56 d) Số khác

Câu 49. Khối tiền tệ:

b) Giảm 250. c) Đạt mức 4. d) Lựa chọn a và c đúng.

Câu 57. Chính sách ở câu 56 làm cho ngân sách chính phủ thay đổi như thế nào? a) Thặng dư thêm 50. b) Thâm hụt thêm thêm 50. c) Thặng dư thêm 20. d) Thâm hụt thêm thêm 20.

Câu 58. Nếu NHTW bán 1 lượng trái phiếu chính phủ là 5 tỷ thì lượng cung tiền thay đổi như thế nào? a) Tăng 20 tỷ. b) Giảm 20 tỷ. c) Tăng 5 tỷ. d) Giảm 5 tỷ.

Câu 59. Chính sách ở câu 58 làm cho sản lượng cân bằng thay đổi như thế nào? a) Tăng 37,5. b) Giảm 37. c) Tăng 9,375. d) Giảm 9,375.

Câu 60. Với mức sản lượng cân bằng ở câu 54, để ổn định hóa nền kinh tế thì NHTW cần làm gì? a) Tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc thêm 4,8%. b) Hạ lãi suất chiết khấu nhằm khuyến khích NHTG vay thêm 80 tỷ tiền mạnh. c) Mua vào trái phiếu chính phủ sao cho lượng tiền mạnh tăng thêm 20 tỷ. d) Kết hợp cả 3 giải pháp trên.

This post was last modified on 18/01/2024 00:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

5 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

5 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

15 giờ ago