Categories: Tổng hợp

Học ngành Khoa học giáo dục (hoặc quản lý giáo dục, giáo dục học) ra trường làm gì ?

Published by

1. Giới thiệu ngành học khoa học giáo dục/ quản lý giáo dục/ giáo dục học

Ngành khoa học giáo dục, quản lý giáo dục và giáo dục học là những ngành học đào tạo kiến thức và kỹ năng để thực hiện các hoạt động: – Nghiên cứu về giáo dục: tìm tòi các kiến thức về giáo dục và lý giải các sự việc, hiện tượng trong giáo dục – Giảng dạy tại các cơ sở giáo dục: truyền đạt kiến thức, hướng dẫn cho người học áp dụng kiến thức vào cuộc sống – Quản lý, giám sát nhằm đảm bảo các tổ chức giáo dục vận hành và phát triển hiệu quả. – Xây dựng và phát triển giáo dục: mở rộng quy mô giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục, đa đạng hóa các loại hình giáo dục – Tư vấn về giáo dục: giúp các cá nhân, tổ chức giải quyết các vấn đề về giáo dục

Những người học đại học ngành khoa học giáo dục/ quản lý giáo dục/ giáo dục học thì sau khi tốt nghiệp sẽ có bằng cử nhân khoa học giáo dục/ quản lý giáo dục/ giáo dục học.

2. Hướng chọn nghề nghiệp cho người học ngành khoa học giáo dục/ quản lý giáo dục/ giáo dục học

Người học một trong các ngành khoa học giáo dục/ quản lý giáo dục/ giáo dục học có thể chọn nghề nghiệp dựa theo các định hướng như sau:

  • Giảng dạy, nghiên cứu về giáo dục: giảng viên, trợ giảng, nhà nghiên cứu,
  • Quản lý điều hành cơ sở giáo dục (trường học, trung tâm đào tạo): hiệu trưởng, hiệu phó, quản lý học viên, quản lý lớp học, trưởng/phó phòng đào tạo,…
  • Công chức viên chức ngành giáo dục: chuyên viên phòng giáo dục đào tạo, chuyên viên sở giáo dục đào tạo, thanh tra giáo dục,
  • Làm công việc hỗ trợ tại các cơ sở giáo dục (trường học, trung tâm đào tạo): giáo vụ, giám thị, chuyên viên công tác học sinh sinh viên, văn thư lưu trữ, hành chính, thủ thư,…
  • Kinh doanh dịch vụ giáo dục: tư vấn tuyển sinh, tư vấn du học, gia sư, dạy thêm, luyện thi
  • Kinh doanh sản phẩm giáo dục: kinh doanh dụng cụ học tập, kinh doanh sách và tài liệu học tập, kinh doanh khóa học, kinh doanh
  • Kiểm định, đảm bảo chất lượng giáo dục: kiểm định viên giáo dục, quản lý chất lượng giáo dục, cán bộ khảo thí
  • Phụ trách hoạt động giáo dục tại các công ty, tổ chức: chuyên viên đào tạo nội bộ,

3. List nghề nghiệp phù hợp với ngành khoa học giáo dục/ quản lý giáo dục/ giáo dục học

  1. Chuyên viên công tác học sinh/sinh viên (Student Affair Officer): là người xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, các hoạt động nhằm giáo dục, rèn luyện, bồi dưỡng đạo đức, thể chất, tinh thần cho học sinh, sinh viên
  2. Tư vấn tuyển sinh (Admission Consultant): là người truyền đạt thông tin, hướng dẫn, giải đáp các thắc mắc, thuyết phục và hỗ trợ người có nhu cầu học tập tham gia các chương trình học tại các trường học, trung tâm giáo dục.
  3. Chuyên viên tâm lý học đường (School psychologist): là người thực hiện các công việc nhằm ngăn chặn, hỗ trợ khắc phục những vấn đề về hành vi, cảm xúc, suy nghĩ phát sinh trong môi trường học tập có liên quan đến học sinh, sinh viên, thầy cô giáo, phụ huynh. Ví dụ như vấn đề học sinh sợ đi học, thầy cô bị stress do học sinh không vâng lời, xung đột giữa thầy cô giáo và phụ huynh,…
  4. Quản lý học viên (Student Advisor): là người thực hiện các công việc tiếp nhận, theo dõi, hỗ trợ những học viên (người tham gia học tập) tại các cơ sở đào tạo (trường học, trung tâm, lớp học) từ lúc học viên bắt đầu tham gia chương trình đào tạo đến khi kết thúc hoàn toàn chương trình đào tạo.
  5. Giám thị trường học (Proctor): là người thực hiện các công việc nhằm đảm bảo trật tự, kỷ luật và an toàn trong các trường học.
  6. Quản lý học vụ (Academic Coordinator): là người lập kế hoạch, tổ chức, theo dõi và hỗ trợ việc thực hiện giảng dạy của giáo viên và việc học tập của học viên.
  7. Tư vấn du học (Education Counselor): là người cung cấp các thông tin, giải đáp thắc mắc về các khóa học, chương trình học tại nước ngoài cho những người có nhu cầu đi du học.
  8. Cán bộ/nhân viên khảo thí (EducationTesting Officer): là người thực hiện lập kế hoạch và tổ chức các kỳ thi trong trường học, nhằm kiểm tra đánh giá chất lượng của việc dạy và học.
  9. Chuyên viên đảm bảo chất lượng giáo dục (Education Quality Assurance): là người chuyên thực hiện xây dựng và cải tiến các hệ thống, quy trình trong giáo dục, đồng thời thực hiện kiểm tra, giám sát và thúc đẩy thực hiện các mục tiêu và yêu cầu trong giáo dục.
  10. Giáo vụ (Academic Officer): là người thực hiện các công việc theo dõi và giám sát việc giảng dạy và học tập tại các trường học, nhằm đảm bảo các hoạt động giảng dạy và học tập diễn ra có trật tự, an toàn, có hiệu quả.
  11. Kiểm định viên kiểm định chất lượng giáo dục (Quality Control Inspector): là người thực hiện các công việc kiểm tra, đánh giá, xác định và công nhận mức độ đáp ứng các tiêu chí, tiêu chuẩn chất lượng do Nhà nước quy định đối với các cơ sở giáo dục.
  12. Tư vấn hướng nghiệp (Career Counsellor): Tư vấn hướng nghiệp là người thực hiện cung cấp thông tin, hướng dẫn, hỗ trợ những người khác lựa chọn nghề nghiệp hoặc lựa chọn cách phát triển sự nghiệp tương lai.
  13. Công chức, viên chức ngành giáo dục: là những người làm việc trong các cơ quan đơn vị trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo
  14. Nghiên cứu viên về giáo dục: là người thực hiện tìm tòi, phát hiện các kiến thức chuyên môn về giáo dục và ứng dụng các kiến thức chuyên môn đó vào trong thực tiễn để giải quyết, cải thiện các vấn đề về giáo dục, đáp ứng nhu cầu học tập và giảng dạy.
  15. Kinh doanh giáo dục: là người thực hiện đầu tư tiền bạc, công sức, thời gian để cung cấp dịch vụ mở trường học, trung tâm đào tạo, lớp học, các khóa học để truyền đạt kiến thức, kỹ năng cho người có nhu cầu học tập, từ đó thu được lợi nhuận từ các khoản tiền mà người học phải nộp.
  16. Quản lý điều hành cơ sở giáo dục: là người lãnh đạo, chỉ huy, giám sát những người khác trong cơ sở giáo dục thực hiện công việc nhằm hoàn thành các mục tiêu về giáo dục và mục tiêu về lợi nhuận.
  17. Chuyên viên kinh doanh giáo dục (sale giáo dục, sale khóa học): là người tìm kiếm, tư vấn, thuyết phục khách hàng lựa chọn các chương trình đào tạo, khóa học phù hợp với nhu cầu, khả năng học tập,
  18. Giảng viên khoa Giáo dục: là người thực hiện công tác giảng dạy tại các khoa giáo dục tại các trường đại học, cao đẳng, trung cấp.
  19. Chuyên viên đào tạo nội bộ: là người quản lý các hoạt động đào tạo trong cơ quan tổ chức để bồi dưỡng và nâng cao kiến thức, kỹ năng cho những người làm việc tại cơ quan tổ chức. Hoạt động đào tạo gồm có: tổ chức khóa học, buổi thảo luận chia sẻ kinh nghiệm, kèm cặp nhân viên mới, diễn tập tình huống, các cuộc thi,…
  20. Phóng viên, nhà báo chuyên về giáo dục: là những người chuyên sáng tác, biên tập, xuất bản các sản phẩm báo chí về lĩnh vực giáo dục, chẳng hạn như bản tin, bài báo, bài phóng sự, ký sự,…
  21. Sản xuất các chương trình giáo dục: Là người sáng tạo và làm nên các chương trình giáo dục như phần mềm, khóa học online, tài liệu tự học,…
  22. Chuyên viên văn thư lưu trữ: Là người thực hiện các công việc tiếp nhận và xử lý thư từ, văn bản đi và đến cơ quan, soạn thảo văn bản, xử lý hồ sơ giấy tờ và thực hiện sắp xếp lưu trữ hồ sơ giấy tờ theo quy định tại nơi làm việc và theo quy định của pháp luật.
  23. Thủ thư: Là người quản lý, trông coi thư viện của các trường học. Thủ thư còn được gọi là nhân viên thư viện hoặc cán bộ thư viện
  24. Chuyên viên hành chính: Là những người thực hiện các công việc liên quan đến hành chính, giúp việc cho Ban lãnh đạo cơ quan, tổ chức trong điều hành quản lý cơ quan tổ chức.
  25. Công chức văn hóa – xã hội cấp xã, phường, thị trấn: Là người giúp cho Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn trong các lĩnh vực gồm văn hóa, giáo dục, thể dục thể thao, du lịch, thông tin truyền thông, lao động thương binh và xã hội, y tế, giáo dục, tín ngưỡng, tôn giáo, dân tộc, gia đình, trẻ em và thanh niên
  26. Kinh doanh phần mềm giáo dục: Là người thực hiện mua, bán, hỗ trợ cài đặt và hướng dẫn sử dụng các chương trình phần mềm giáo dục hoặc phần mềm hỗ trợ quản lý hoạt động của các cơ sở giáo dục.
  27. Kinh doanh thiết bị giáo dục: Là người thực hiện các công việc mua, bán các thiết bị phục vụ cho giáo dục như máy chiếu, máy tính, thiết bị phòng thí nghiệm, thiết bị thể dục thể thao, nhạc cụ để dạy âm nhạc,…

This post was last modified on 11/01/2024 20:44

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

14 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago