* Ngày 8-5-1946; Chủ tịch Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh về việc thành lập các cơ quan lao động trong cả nước.
Nhiệm vụ của các cơ quan này là: bảo đảm và bênh vực quyền lợi cho công nhân; dung hoà quyền lợi giữa chủ và thợ, kiểm soát việc thi hành các luật lệ về lao động, giải quyết các vấn đề về lao động và phân phát nhân công cho các ngành.
Bạn đang xem: Một số sự kiện trong ngày 8 tháng 5:
* 8-5-1950, theo các tài liệu của Mỹ, Tổng thống Mỹ ký quyết định chính thức viện trợ quân sự cho thực dân Pháp tiến hành cuộc chiến tranh xâm lược Đông Dương. Ngày này được coi như là một cái mốc đánh dấu sự dính líu của Mỹ vào Việt Nam. Phái đoàn cố vấn và viện trợ quân sự Mỹ (MAAG) khoảng hơn 20 người được cử tới Sài Gòn ngày 26-6-1950. Năm 1954, sau khi thực dân Pháp thua trận ký Hiệp định Giơnevơ, lập lại hoà bình ở Đông Dương, phái đoàn MAAG bị bãi bỏ.
* Từ ngày 8 đến ngày 20-5-1954 đã diễn ra Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương. Mục đích của hội nghị là bàn về vấn đề lập lại hoà bình ở Đông Dương. Tham gia hội nghị có các ngoại trưởng Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Mỹ, các bên tham chiến gồm Việt Nam dân chủ cộng hoà, Pháp và Ngụy quyền.
Tại hội nghị, đồng chí Phạm Văn Đồng, trưởng đoàn đại biểu Chính phủ VNDCCH đã tuyên bố lập trường căn bản của Chính phủ và nhân dân ta là hoà bình, độc lập, dân chủ, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ Việt Nam.
Sau khi nhắc lại quá trình thành lập nước VNDCCH, vạch rõ âm mưu can thiệp ngày càng trắng trợn của đế quốc Mỹ vào cuộc chiến tranh Đông Dương và nêu rõ những thắng lợi của cuộc kháng chiến của nhân dân Việt Nam, đồng chí Phạm Văn Đồng đề nghị 8 điểm cụ thể làm nền tảng thảo luận nhằm giải quyết việc lập lại hoà bình ở Đông Dương.
Xem thêm : Tác hại của tệ nạn xã hội
Ngày 20-5, Hội nghị đã kết thúc thắng lợi. Các bản hiệp định đình chiến ở Việt Nam, Cămpuchia, Lào đã được ký kết. Các nước tham gia Hội nghị thông qua bản tuyên bố chung thừa nhận: Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của nhân dân Việt Nam, Cămpuchia và Lào, quy định quân đội Pháp rút khỏi các nước Đông Dương và ở mỗi nước sẽ tổ chức tổng tuyển cử tự do để thống nhất đất nước.
* Do điều kiện chiến tranh. Quốc hội khoá I đã phải kéo dài nhiệm kỳ 10 năm 1946-1960.
Chiến tranh kết thúc; Miền Bắc hoàn toàn giải phóng; Hiến pháp mới đã được ban hành ngày 8-5-1960, 97,52% cử tri trên toàn miền Bắc đi bỏ phiếu bầu cử Quốc hội khoá II. Có 362 người trúng cử, trong đó người trúng cử với số phiếu cao nhất là Chủ tịch Hồ Chí Minh, ứng cử tại khu Ba Đình – Hà Nội. Thành phần Quốc hội khoá II có 65 người thuộc các dân tộc ít người, 49 nữ, 40 thanh niên từ 21-30 tuổi, 46 nông dân, 20 bộ đội, 65 đại biểu làm công tác khoa học, nghệ thuật, giáo dục, 2 đại biểu tư sản dân tộc, 3 linh mục, 2 hoà thượng. Trong kỳ họp đầu tiên, Quốc hội khoá II đã bầu Bác Hồ Làm Chủ tịch nước, Bác Tôn là Phó chủ tịch nước và đồng chí Trường Chinh là Chủ tịch Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
* Ngày 8-5-1963, hai vạn đồng bào Huế, trong đó có một vạn tăng ni và tín đồ theo đạo Phật, phát động đợt đấu tranh chống chính quyền Diệm khủng bố tôn giáo, phản đối lệnh cấm tổ chức lễ Phật đản và treo cờ Phật trong các chùa. Cuộc đấu tranh được sự đồng tình rộng rãi của các sĩ quan và nhân viên ngụy quyền Thừa Thiên – Huế, kể cả một số sĩ quan và nhân viên ngụy quyền cao cấp. Bọn Diệm đã huy động cảnh sát, xe bọc thép, đại bác 37 ly đến đàn áp, làm 13 người bị chết, nhiều người bị thương, gần 100 người bị bắt. Phong trào đấu tranh của đồng bào Phật giáo càng phát triển mạnh mẽ.
* Cùng phối hợp chặt chẽ với đòn tiến công quân sự ở các chiến trường, Đảng ta chủ trương đẩy mạnh hơn nữa mặt trận đấu tranh ngoại giao để tranh thủ thêm sự ủng hộ của nhân dân thế giới. Ngày 8-5-1969 trong phiên họp toàn thể lần thứ 16 của Hội nghị Pari về vấn đề Việt Nam, đoàn đại biểu mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam đã đưa ra giải pháp toàn bộ 10 điểm. Nội dung của giải pháp toàn bộ 10 điểm thể hiện lập trường có tính chất nguyên tắc và biện pháp sách lược mềm dẻo của ta trong việc giải quyết hoà bình vấn đề miền Nam – Việt Nam, giải pháp đặc biệt nhấn mạnh hai vấn đề chủ yếu là vấn đề Mỹ rút quân và vấn đề nội bộ giữa người Việt Nam với nhau ở miền Nam sau khi Mỹ rút quân về nước. Giải pháp đã vạch ra ranh giới giữa đế quốc Mỹ là kẻ đi xâm lược với nhân dân Việt Nam là người chống xâm lược.
Giải pháp toàn bộ 10 điểm đã đánh dấu một thắng lợi mới về ngoại giao, một lần nữa khẳng định lập trường cứng rắn của Đảng ta, giải pháp đã trở thành cương lĩnh đấu tranh của mặt trận nhân dân
* Từ ngày 8 đến 11-5-1978 tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ tư.
Xem thêm : Chiến tranh thế giới thứ hai- cuộc chiến tranh mang tính chất liên minh
Tham dự Đại hội có 826 đại biểu, trong đó có 444 đại biểu là công nhân và cán bộ quản lý, 135 đại biểu là anh hùng chiến sĩ thi đua.
Kể từ năm 1929 thành lập Công hội đỏ đến Đại hội Công đoàn toàn quốc lần thứ tư này, lần đầu tiên giai cấp công nhân cả nước họp mặt đông đủ nhất.
Đại hội đã nghe bài “Làm chủ tập thể phản ánh bản lĩnh của giai cấp công nhân” của đồng chí Lê Duẩn. Đại hội đã thông qua Báo cáo sửa đổi Điều lệ Công đoàn. Đại hội đã bầu Ban Chấp hành Tổng Công đoàn Việt Nam do đồng chí Nguyễn Văn Linh làm Chủ tịch, đồng chí Nguyễn Đức Thuận làm Phó chủ tịch kiêm Tổng Thư ký.
Thế giới
* Ngày 24-6-1859 tại Xônphêrinô, Bắc Ý, diễn ra một cuộc chiến đấu ác liệt. Sau khi hai bên rút quân để lại trên trận địa gần 40.000 binh lính vừa chết, vừa bị thương nằm ngổn ngang không ai cứu chữa. Ông Hăngri Đuynăng, một công dân Thụy Sĩ đi qua đã chứng kiến thảm cảnh đó, động lòng trắc ẩn, liền đến các làng lân cận kêu gọi nhân dân tổ chức cứu chữa, không phân biệt người bên nào. Nhiều người đã được cứu sống. Sau đó ông xuất bản cuốn “Ký ức Xônphêrinô” tả lại thảm kịch đó và ông đề nghị Chính phủ các nước thành lập “Hội cứu trợ thương binh” và ký kết một công ước “Cứu trợ và bảo hộ thương binh”.
Từ ngày 26 đến 29-10-1863 do chính phủ Thụy Sĩ khởi xướng, một hội nghị quốc tế có 16 nước tham dự đã bàn về việc cứu chữa thương binh trong chiến tranh. Hội nghị công nhận một dấu hiệu để bảo vệ thương binh và bảo vệ những phương tiện phục vụ họ là dấu hiệu “Chữ thập đỏ viền trắng” (là mầu sắc đảo ngược của quốc kỳ Thụy Sĩ) để ghi nhớ công lao và sáng kiến của Hăngri Đuynăng.
Ngày 5-5-1919 một hội nghị quốc tế đã họp ở Pari quyết định thành lập “Hiệp hội chữ thập đỏ quốc tế”. Hiệp hội đã quyết định lấy ngày 8-5, ngày sinh của Hăngri Đuynăng, là “Ngày chữ thập đỏ thế giới” để tổ chức kỷ niệm nhằm tăng cường hoạt động của Hiệp hội chữ thập đỏ thế giới.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 04/01/2024 13:22
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024