Hiện nay, quyền và nghĩa vụ của công dân là gì? Quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định như thế nào trong Hiến pháp hiện hành? Hãy cùng ACC theo dõi bài viết dưới đây nhé.
Công dân là một người cụ thể mang quốc tịch của quốc gia, có các quyền và các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật. Hiện nay vấn đề công dân cũng như quyền công dân ngày càng được chú trọng và bảo vệ hơn, căn cứ để xác định công dân của một nước là quốc tịch của người đó.
Bạn đang xem: Quyền và nghĩa vụ của công dân là gì? – Luật ACC
Người có một quốc tịch là công dân của một quốc gia. Trường hợp một người có hai hay nhiều quốc tịch sẽ là công dân của hai hay nhiều quốc gia mà họ mang quốc tịch.
Căn cứ khoản 1 Điều 17 Hiến pháp năm 2013 thì công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là người có quốc tịch Việt Nam. Còn công dân của Việt Nam ở nước ngoài được nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bảo hộ.
Công dân dùng để chỉ một người thuộc về một nhà nước nhất định mà người đó mang quốc tịch. Căn cứ xác định công dân của một nước, thể hiện mối quan hệ giữa Nhà nước và công dân nước đó là quốc tịch.
Xem thêm : How would you balance: #H_3PO_(4(aq)) + Ca(OH)_(2(s)) -> Ca_3(PO_4)_(2(s)) + H_2O_((l))#?
Quyền của công dân bao gồm các quyền mà pháp luật ghi nhận một người là cá nhân có quốc tịch có, công dân có các quyền trong đó có quyền về chính trị, kinh tế, quyền về văn hóa xã hội, giáo dục và quyền tự do cá nhân.
Trong Hiến pháp năm 2013, quyền của công dân Việt Nam được ghi nhận như sau:
-Về chính trị: công dân đủ 18 tuổi trở lên có quyền bầu cử và công dân từ đủ 21 tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội (Điều 27), Hội đồng nhân dân; công dân có quyền tham gia vào việc quản lý nhà nước và xã hội, tham gia vào việc thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, của địa phương;….
-Về kinh tế, văn hóa, xã hội của công dân: công dân có quyền được bảo đảm về an sinh xã hội (Điều 34); có quyền được làm việc, lựa chọn nghề nghiệp và nơi làm việc (Khoản 1 Điều 35); công dân có quyền có nơi ở hợp pháp (khoản 1 Điều 22); công dân có quyền đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước (Điều 23); Công dân có quyền tự do về ngôn luận, có quyền tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội; công dân nam và nữ đều bình đẳng về mọi mặt (Điều 25);…
Nghĩa vụ của công dân nghĩa là việc nhà nước đòi hỏi công dân phải thực hiện những hành vi cần thiết khi nhà nước yêu cầu, công dân không thực hiện thì nhà nước sẽ áp dụng các biện pháp như giáo dục, thuyết phục thậm chí là áp dụng biện pháp cưỡng chế.
Xem thêm : Đất trồng lúa nước có lên thổ cư được không?
Theo quy định trong Hiến pháp năm 2013 thì công dân sẽ có các nghĩa vụ sau đây: công dân có nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc (Điều 44), có nghĩa vụ tham gia bảo vệ tổ quốc, có nghĩa vụ tham gia xây dựng nền quốc phòng toàn dân; công dân có nghĩa vụ tuân theo hiến pháp và pháp luật; tham gia vào việc bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự an toàn xã hội và chấp hành theo những quy tắc sinh hoạt công cộng (Điều 46),…
Qua đó, có thể thấy được công dân của một nước sẽ được pháp luật của nước đó quy định cụ thể các quyền như quyền về chính trị, văn hóa, xã hội và sẽ phải thực hiện các nghĩa vụ đối với nhà nước theo quy định.
So với các Hiến pháp trước kia, Hiến pháp năm 2013 đã quy định rõ hơn nội dung quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân cũng như trách nhiệm của Nhà nước trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền công dân. Đồng thời, Hiến pháp 2013 cũng có đổi mới trong kỹ thuật lập hiến, sắp xếp lại các điều khoản theo các nhóm, tương ứng với các lĩnh vực chính trị, dân sự, kinh tế, văn hóa, xã hội. Hơn nữa, Hiến pháp này đã bổ sung thêm một số quyền mà Hiến pháp 1992 chưa quy định đó là, quyền sống; quyền hiến mô, bộ phận cơ thể, hiến xác; quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư; quyền được bảo đảm an sinh xã hội; quyền kết hôn và ly hôn; quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa; quyền xác định dân tộc; quyền được sống trong môi trường trong lành. Việc bổ sung các quyền này một mặt để phù hợp với sự phát triển của xã hội và nhu cầu cuộc sống đặt ra; mặt khác, để nội luật hóa các quy định trong các công ước quốc tế về quyền con người mà Việt Nam là thành viên. Qua đó, thể hiện sự nhận thức ngày càng rõ hơn về quyền con người và trách nhiệm thực hiện các cam kết quốc tế trong việc tôn trọng, bảo đảm và bảo vệ quyền con người của nước ta.
Hiến pháp năm 2013 đã khẳng định và làm rõ hơn các nguyên tắc quyền công dân không tách rời nghĩa vụ công dân; mọi người có nghĩa vụ tôn trọng quyền của người khác; công dân có trách nhiệm thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội; việc thực hiện quyền con người, quyền công dân không được xâm phạm lợi ích quốc gia, dân tộc, quyền và lợi ích hợp pháp của người khác. Đồng thời, Hiến pháp 2013 cũng tiếp tục kế thừa các quy định về nghĩa vụ cơ bản của công dân trong Hiến pháp 1992 như, nghĩa vụ trung thành với Tổ quốc; nghĩa vụ quân sự; nghĩa vụ tuân theo Hiến pháp và pháp luật, tham gia bảo vệ an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội và chấp hành những quy tắc sinh hoạt công cộng.
Trên đây, ACC đã trình bày một số quyền và nghĩa vụ của công dân được quy định như thế nào trong Hiến pháp năm 2013. Trong quá trình tìm hiểu, nếu quý khách hàng còn thắc mắc xin vui lòng liên hệ với chúng tôi qua website của Công ty Luật ACC.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/02/2024 11:29
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024