Categories: Tổng hợp

Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại & vấn đề liên quan

Published by

Nghiệp vụ ngân hàng giúp bạn khám phá và hiểu rõ về các quy trình và hoạt động quan trọng trong ngành ngân hàng. Bạn sẽ hiểu hơn về các dịch vụ tài chính, quy trình xử lý giao dịch và cách ngân hàng quản lý rủi ro. Thông qua nghiệp vụ ngân hàng, bạn có cái nhìn toàn diện về lĩnh vực tài chính và thế giới ngân hàng đang phát triển mạnh như thế nào. Cùng JobsGO khám phá trong nội dung bài viết nhé.

1. Nghiệp vụ ngân hàng là gì?

Nghiệp vụ ngân hàng là gì?

Nghiệp vụ ngân hàng là tập hợp các hoạt động và quy trình được thực hiện bởi các tổ chức ngân hàng để cung cấp các dịch vụ tài chính cho khách hàng. Nó bao gồm một loạt các công việc, quy trình và quy định liên quan đến tiếp nhận, xử lý và quản lý tiền tệ, giao dịch tài chính, vay vốn, đầu tư, các dịch vụ liên quan khác.

Các nghiệp vụ ngân hàng có thể bao gồm: Mở tài khoản ngân hàng, cung cấp thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ, chuyển khoản tiền, xử lý hồ sơ vay vốn, cung cấp các dịch vụ thanh toán như chi trả hóa đơn, quản lý tài khoản.

Ngoài ra, nghiệp vụ ngân hàng cũng liên quan đến việc đánh giá rủi ro tín dụng, quản lý tài sản và liên kết với các tổ chức tài chính khác như ngân hàng trung ương và các tổ chức tài chính quốc tế.

Xem thêm: Ngành Ngân Hàng là gì? Các ngành nghề Tài Chính Ngân Hàng

2. Các nghiệp vụ ngân hàng thương mại

Nghiệp vụ ngân hàng thương mại được chia thành các loại như sau:

2.1. Nghiệp vụ tài sản nợ, huy động vốn

Nghiệp vụ tài sản nợ, huy động vốn

Nghiệp vụ tài sản nợ và huy động vốn sẽ phản ánh trực tiếp thông qua nguồn vốn của ngân hàng (vốn đầu tư, vốn tự có):

  • Về vốn đầu tư: Gồm vốn điều lệ ngân hàng hoặc vốn thuộc sở hữu của ngân hàng. Thông thường vốn điều lệ sẽ được sử dụng để trang mua thiết bị, tài sản và các hoạt động khác. Bên cạnh đó, vốn tự có sẽ có thêm được nguồn quỹ dự trữ. (Đây là nguồn có do các hoạt động sinh lợi nhuận ròng trong một tháng).
  • Về vốn tự có: Ngân hàng sẽ dùng khoản vốn này để chi tiêu cho các mục tạm thời.

2.2. Nghiệp vụ nhận tiền gửi

Hiện nay các ngân hàng thường nhận một khoản tiền từ khách hàng, doanh nghiệp, sau một khoản thời gian sẽ gửi trả tiền lãi và gốc. Đây cũng là một hoạt động mà các doanh nghiệp đang đẩy mạnh. Vì thế nhân viên ngân hàng cần quan tâm và nắm chắc về nghiệp vụ tiền gửi hơn.

Tiền gửi không kỳ hạn

Khoản tiền này sẽ được ngân hàng cất trong tài khoản vãng lai. Theo đó bạn có thể chủ động gửi thêm hoặc tất toán để sử dụng khi cần thiết. Hình thức gửi tiền này có lãi suất tương đối thấp hoặc thậm chí là không được trả lãi.

Thế nhưng, nó lại giúp cho khách hàng có cảm giác yên tâm hơn vì dịch vụ bảo mật tốt. Không chỉ vậy bạn còn rất dễ để thanh toán, sử dụng, liên kết ngân hàng.

Tiền gửi không kỳ hạn sẽ được tiến hành dưới các hình thức như:

  • Tài khoản séc
  • Tài khoản NOW
  • Tài khoản NOW cao cấp
  • Tài khoản tiền gửi thị trường tiền tệ
  • Tài khoản ATS

Tiền gửi có kỳ hạn

Loại tiền gửi có kỳ hạn tức là bạn gửi tại ngân hàng ở một khoản thời gian cố định:

Tiền gửi dưới dạng tài sản

Tiền gửi dưới dạng phát hành kỳ phiếu của ngân hàng. Có thể ngân hàng sẽ phát hành phiếu nợ để huy động vốn và thực hiện mục đích riêng.

Hình thức tiền gửi này có lãi suất cao so với những phương pháp khác. Thế nhưng bạn lại không được rút tiền ra trước thời hạn. Trong trường hợp bạn cần phải rút gấp thì vẫn có thể liên hệ với ngân hàng. Tuy nhiên kèm theo đó là khoản phạt mà ngân hàng đề ra như: Không có lãi suất, lãi thấp hơn so với hợp đồng,…

Tiền gửi tiết kiệm

Bạn có thể gửi tiền vào ngân hàng theo các mốc thời gian như: 1 – 3 – 6 – 9 – 12 tháng. Mức lãi suất sẽ dựa vào con số đã công khai trước đó.

Sau khi gửi, bạn được ngân hàng cấp cho một quyển sổ gọi là “sổ tiết kiệm”. Nó sẽ ghi lại toàn bộ quá trình, thời gian và số tiền mà mỗi lần bạn gửi hoặc rút ra. Hiện nay ngân hàng còn chia tiền gửi tiết kiệm thành 3 loại khác nhau:

  • Tiết kiệm không kỳ hạn: Bạn có thể gửi hoặc rút bất kỳ lúc nào mà không cần báo trước với ngân hàng.
  • Tiết kiệm có kỳ hạn: Bạn gửi tiền theo thời gian cố định, ứng với mức lãi suất nhận được. Bạn chỉ được rút 1 lần duy nhất trong kỳ.
  • Tiết kiệm có mục đích: Tiền bạn gửi vào sẽ được tiết kiệm trong khoảng thời gian trung và dài hạn.

Xem thêm: Những điều cần biết về nghiệp vụ giao dịch viên ngân hàng

2.3. Nghiệp vụ tín dụng

Các ngân hàng ngày nay đều có những nguồn vốn huy động và dùng cho mục đích vay để tăng lợi nhuận. Hình thức này còn được gọi là tín dụng. Nghiệp vụ tín dụng sẽ liên quan đến một số tính chất, hình thức của khoản vay như sau:

Nghiệp vụ tín dụng

Căn cứ vào mục đích

  • Khoản vay thương mại, công nghiệp là khoản vay ngắn hạn, cung cấp thêm nguồn vốn cho công ty đang hoạt động trong ở ngành thương mại hoặc dịch vụ, công nghiệp.
  • Khoản vay thuê mua.
  • Khoản vay nông nghiệp.
  • Khoản vay liên quan đến bất động sản.

Căn cứ vào thời điểm

  • Cho vay ngắn hạn dưới 12 tháng (thường cho vay với mục đích là hỗ trợ thiếu hụt vốn lưu động cho công ty).
  • Khoản vay trung hạn (thời gian: 1-3 năm). Nó được dùng cho mục đích đầu tư, mua các loại tài sản cố định.
  • Khoản vay dài hạn (ít nhất 3 năm). Nó được ngân hàng cho khách hàng vay với mục đích xây nhà hoặc đầu tư lớn.

Dựa vào hình thái giá trị

  • Khoản vay bằng tiền: Ngân hàng sẽ cho vay bằng tiền mặt.
  • Khoan vay bằng tài sản: Ngân hàng sẽ cho vay là một tài sản cố định nào đó.

Dựa vào mức độ uy tín

  • Vay thế chấp: Khách hàng muốn vay sẽ phải cầm một tài sản nào đó có giá trị gần tương đương để được chấp nhận vay.
  • Vay tín chấp: Khách hàng có thể dựa vào uy tín cá nhân để vay, thủ tục của hình thức này thường đơn giản hơn nhiều so với thế chấp.

Dựa vào phương pháp hoàn trả

  • Vay trả góp: Nếu năng lực tài chính không đủ thì khách hàng có thể trả góp trong một khoản thời gian nhất định, kèm theo đó là số tiền gốc + tiền lãi mà 1 tháng cần trả.
  • Vay trả 1 lần: Khách hàng sẽ tiến hành trả gốc và lãi 1 lần ở cuối thời gian vay.

2.4. Nghiệp vụ đầu tư

Ngoài các hình thức trên thì ngân hàng còn phải tiến hành đầu tư, mua bán chứng khoán để tạo ra lợi nhuận. Khi nghiệp vụ đầu tư của nhân viên tốt có thể quản lý và dự đoán được thị trường, ngân hàng sẽ có được lợi nhuận từ hình thức này.

2.5. Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại chính là những hoạt động liên quan đến mua bán, huy động vốn ngoại tệ để giúp ngân hàng thu về lợi nhuận lớn. Các hoạt động tiêu biểu trong nghiệp vụ này phải kể đến như:

Nghiệp vụ kinh doanh đối ngoại
  • Mua bán ngoại tệ
  • Huy động vốn ngoại tệ
  • Cho vay, mua bán ngoại tệ
  • Thanh toán quốc tế
  • Chiết khấu, tái chiết khấu
  • Bảo lãnh, tái bảo lãnh cho công dân Việt Nam

Xem thêm: Tìm hiểu các nghiệp vụ kế toán ngân hàng cơ bản hiện nay

2.6. Một số nghiệp vụ khác

Bên cạnh những nghiệp vụ trên thì ngân hàng thương mại còn phải làm các công việc quan trọng khác như:

  • Dịch vụ chuyển tiền: Tiến hành lệnh chuyển tiền theo yêu cầu của khách hàng tại quầy hoặc trên ứng dụng điện thoại.
  • Dịch vụ thu chi của ngân hàng: Tiến hành ủy nhiệm thu chi.
  • Ủy thác: Thay mặt cho khách hàng xử lý các hoạt động chuyển giao tài sản, tiền bạc, vàng hoặc giấy tờ.
  • Mua bán hộ: Khi được khách hàng tin tưởng và giao cho việc mua bán trái phiếu, chứng khoán thì ngân hàng sẽ phải nỗ lực rất nhiều để làm tăng giá trị của số tiền đó.

Như vậy, bài viết trên đây JobsGO đã giúp bạn tìm hiểu xong về nghiệp vụ ngân hàng cần nắm rõ. Nếu muốn tìm kiếm việc làm ngân hàng, hãy truy cập ngay vào jobsgo.vn để chớp lấy cơ hội tốt nhất bạn nhé.

Tìm việc làm ngay!

(Theo JobsGO – Nền tảng tìm việc làm, tuyển dụng, tạo CV xin việc)

Chia sẻ bài viết này trên:

This post was last modified on 13/04/2024 06:16

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Thìn âm lịch: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu

1 phút ago

SINH CON NĂM 2025: Cẩm nang đón em bé tuổi Tị khỏe mạnh, phúc lộc song toàn

SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc

20 phút ago

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

5 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

6 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

7 giờ ago