Người chưa thành niên là người chưa đủ 18 tuổi theo quy định tại Điều 21 Bộ luật Dân sự hiện đang có hiệu lực. Do đó, căn cứ quy định này, có thể thấy, người chưa đủ 18 tuổi được coi là người chưa thành niên.
Thực tế, nhiều người đều quan niệm người chưa thành niên là trẻ em. Tuy nhiên, đây có thể là hai đối tượng khác nhau. Trong đó, trẻ em là người chưa thành niên nhưng không phải người chưa thành niên nào cũng là trẻ em.
Bạn đang xem: Người chưa thành niên gồm những ai theo Bộ luật Dân sự?
Theo Điều 1 Luật Trẻ em năm 2016, trẻ em là đối tượng có độ tuổi dưới 16 tuổi. Trong khi đó, người chưa thành niên là người có độ tuổi dưới 18 tuổi. Bởi vậy, giữa hai đối tượng này vẫn có một khoảng độ tuổi không trùng nhau là từ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
Do đó, có thể thấy, trẻ em là người chưa thành niên, tuy nhiên không hẳn người chưa thành niên đều là trẻ em.
Bên cạnh việc tìm hiểu người chưa thành niên gồm những ai, bài viết này cũng trình bày một số vấn đề về người chưa thành niên. Cụ thể:
Giám hộ của người chưa thành niên là việc cá nhân, pháp nhân được cử hoặc chỉ định để chăm sóc, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của người chưa thành niên từ Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc Toà án nhân dân.
Với người chưa thành niên, Bộ luật Dân sự hiện hành đang quy định các đối tượng sau đây sẽ được giám hộ:
Xem thêm : Size áo lót 38/85 là to hay nhỏ? Giải đáp thắc mắc thầm kín cho chị em
– Người chưa thành niên có cha, mẹ nhưng cha mẹ đều mất hoặc bị hạn chế năng lực hành vi dân sự hoặc khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi hoặc đều bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền với con hoặc không có đủ điều kiện để giáo dục, chăm sóc con và có yêu cầu người giám hộ.
Trong trường hợp này, người giám hộ này sẽ được coi là giám hộ đương nhiên và được xác định theo thứ tự sau đây:
– Người chưa thành niên không còn hoặc không xác định được cha, mẹ.
Điều kiện để được trở thành người giám hộ cho người chưa thành niên được quy định cụ thể tại Điều 49 Bộ luật Dân sự năm 2015 gồm:
– Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
– Có tư cách đạo đức tốt cùng các điều kiện cần thiết khác để đảm bảo thực hiện quyền, nghĩa vụ của người giám hộ.
– Không phải người bị Toà án tuyên bố hạn chế quyền với con chưa thành niên.
– Không phải người bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc bị kết án nhưng chưa được xoá án tích về một trong các tội liên quan đến việc cố ý xâm phạm tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự hoặc tài sản của người khác.
Xem thêm : Sữa đậu nành hạt óc chó Vinamilk Super Nut với công dụng 3 tốt vượt trội
Theo Điều 41 Bộ luật Dân sự, người chưa thành niên sẽ cư trú (thường trú hoặc tạm trú) tại nơi cư trú của cha mẹ. Nếu cha và mẹ cư trú tại các nơi khác nhau thì người chưa thành niên sẽ sống tại nơi mình thường xuyên chung sống của cha hoặc của mẹ.
Đồng thời, khoản 2 Điều 41 Bộ luật Dân sự 2015 cũng quy định:
2. Người chưa thành niên có thể có nơi cư trú khác với nơi cư trú của cha, mẹ nếu được cha, mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Do đó, việc lựa chọn nơi cư trú của người chưa thành niên được thực hiện như sau:
– Nơi thường trú hoặc tạm trú của cha, mẹ.
– Nơi thường xuyên chung sống của người chưa thành niên với cha, mẹ: Nếu cha mẹ cư trú tại các nơi khác nhau.
– Sống khác nơi cư trú của cha mẹ: Cha mẹ đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Trên đây là quy định về: Người chưa thành niên gồm những ai? Nếu còn thắc mắc, độc giả vui lòng liên hệ 19006192 để được hỗ trợ, giải đáp thắc mắc.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 20/01/2024 21:30
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024