Luật Giao thông đường bộ hiện hành quy định: “Người điều khiển, người ngồi trên xe mô tô hai bánh, xe mô tô ba bánh, xe gắn máy phải đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách” (Khoản 2 Điều 30).
Theo đó, trách nhiệm đội mũ bảo hiểm có cài quai đúng quy cách thuộc về cả người điều khiển xe và người ngồi sau.
Bạn đang xem: Chở người không đội mũ bảo hiểm, phạt lái xe hay người ngồi sau?
Điểm I, điểm k khoản 3 Điều 6 Nghị định 46 năm 2016 của Chính phủ quy định phạt 100.000 – 200.000 đồng với:
– Người điều khiển, người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách khi tham gia giao thông trên đường bộ;
– Chở người ngồi trên xe không đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” hoặc đội “mũ bảo hiểm cho người đi mô tô, xe máy” không cài quai đúng quy cách, trừ trường hợp chở người bệnh đi cấp cứu, trẻ em dưới 06 tuổi, áp giải người có hành vi vi phạm pháp luật.
Như vậy, nếu như chở người không đội mũ bảo hiểm thì cả người điều khiển xe và người ngồi sau đều bị phạt. Người ngồi sau bị phạt do “ngồi trên xe mà không đội mũ bảo hiểm” (điểm l) và người điều khiển xe bị phạt vì “chở người ngồi trên xe không đội mũ bảo hiểm” (điểm k).
Mức phạt đối với mỗi người là 100.000 – 200.000 đồng, thường là mức ở giữa, tức 150.000 đồng/người.
Xem thêm : Cách đơn giản để phân biệt căn cước công dân thật – giả
Hàng ngày vẫn có những phụ huynh chở con đi học mà không đội mũ bảo hiểm cho con. Vậy có phải trong mọi trường hợp, bố mẹ đều bị xử phạt?
Như điểm k khoản 3 Điều 6 nêu trên đã chỉ rõ, nếu chở người không đội mũ bảo hiểm thuộc trường hợp: Người bệnh đi cấp cứu; trẻ em dưới 06 tuổi hoặc áp giải người có hành vi vi phạm thì người điều khiển xe không bị xử phạt.
Có thể hiểu, trẻ em dưới 06 tuổi khi ngồi sau xe của bố mẹ thì không cần đội mũ bảo hiểm. Trẻ từ 06 tuổi trở lên thì bố, mẹ phải đội mũ bảo hiểm cho trẻ, nếu vi phạm, bố mẹ sẽ bị phạt từ 100.000 – 200.000 đồng.
Chính vì thế, hàng năm, vẫn có chương trình tặng mũ bảo hiểm cho học sinh lớp 1 (6 tuổi) vào đầu năm học, nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ đến trường. *** Lưu ý: Bài viết này được đăng tải ở thời điểm Nghị định 46/2016/NĐ-CP đang còn hiệu lực áp dụng. Hiện nay Nghị định này đã được thay thế bởi Nghị định 100/2019/NĐ-CP, áp dụng từ 01/01/2020. Xem chi tiết: Nghị định 100/2019/NĐ-CP. Lan Vũ
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/02/2024 03:04
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024