Cách đơn giản để phân biệt căn cước công dân thật – giả

Cách đơn giản để phân biệt căn cước công dân thật - giả
Xuất hiện nhiều đường dây làm giả căn cước công dân gắn chip. Ảnh minh hoạ: Hữu Chánh

Các dịch vụ làm giả CCCD gắn chip, chứng minh nhân dân (CMND) 9 số giả đang nở rộ trên các nền tảng mạng xã hội. Theo đó, khách hàng chỉ cần bỏ ra từ 2,5 – 3 triệu đồng là có thể nhận về một CCCD gắn chip – mà theo lời các đối tượng quảng cáo là “y như thật”.

Cơ quan Công an cảnh báo, thẻ CCCD gắn chip được Bộ Công an sản xuất theo quy trình hoàn toàn tự động khép kín, đảm bảo an ninh, an toàn tuyệt đối thông tin công dân.

Các nội dung, chi tiết, ký tự, hình mẫu và chip gắn trên thẻ CCCD tuân thủ quy định của pháp luật, có đặc trưng, đặc thù riêng không thể làm giả dù thủ đoạn công nghệ có tinh vi thế nào.

Bên cạnh đó, khi sử dụng thẻ CCCD gắn chip trong các giao dịch hành chính, dân sự, cơ quan, tổ chức có thẩm quyền sẽ kiểm tra thẻ CCCD bằng thiết bị đọc quét chuyên dụng nên sẽ phát hiện ngay thẻ giả, từ đó tiến hành thu hồi và trao đổi, phối hợp với cơ quan công an xử lý cá nhân có hành vi vi phạm.

Dưới đây là một số điểm Công an TPHCM đã đưa ra để người dân có thể dễ dàng phân biệt CCCD thật và CCCD giả.

Cách

Với CCCD thật, phần Quốc huy và nét in đều rõ nét, màu sắc tươi đẹp. Còn CCCD giả, Quốc huy và nét in đều mờ nhòe, màu sắc đậm nhạt không đồng đều.

Phần chip điện tử của CCCD thật được làm bằng kim loại màu vàng gắn trực tiếp lên thẻ. Trong khi đó, ở thẻ giả, chip được in trực tiếp hoặc gắn chip từ sim điện thoại lên thẻ.

Phần chữ ký và phần dấu giữa thẻ thật và thẻ giả cũng có nhiều điểm khác biệt. Theo đó, chữ ký và dấu trên thẻ thật được in rõ nét, màu sắc độc lập và tươi, đều. Còn trên thẻ giả, phần này bị in mờ nhòe, không rõ nét, có nhiều màu pha lẫn và không đều.

Cách

Người dân có thể áp dụng cách tương tự để phân biệt CMND 9 số thật và CMND 9 số giả.