Categories: Tổng hợp

Giải đáp thắc mắc: Tiểu đường có ăn được khoai sọ không?

Published by

Tiểu đường là một căn bệnh phổ biến và nguyên nhân thường do chế độ ăn uống không lành mạnh. Có nhiều loại thực phẩm mà người tiểu đường cân nhắc khi sử dụng, trong đó có khoai sọ. Vậy câu hỏi đặt ra là: “Tiểu đường có ăn được khoai sọ không?”. Để tìm lời giải đáp, hãy tham khảo bài viết dưới đây của Nhà thuốc Long Châu.

Những thói quen sinh hoạt tai hại dẫn đến bệnh tiểu đường

Các thói quen ăn uống sai lầm là lý do dẫn đến các vấn đề tăng đường huyết. Dưới đây là một số thói quen người bệnh thường xuyên mắc phải:

Ăn quá nhiều thức ăn nhanh

Mặc dù thức ăn nhanh rất tiện lợi và rẻ tiền, nhưng chúng lại chứa nhiều chất béo không bão hòa. Đây là các tác nhân có hại gây ức chế hoạt động của insulin (hoạt chất giúp kiểm soát đường huyết). Do đó, khi nạp nhiều thức ăn nhanh, bạn sẽ gia tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường.

Thời gian ăn uống không khoa học

Ăn uống thất thường, không theo giờ giấc nhất định là tình trạng của rất nhiều người gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Nếu bạn thường xuyên duy trì thói quen ăn uống này sẽ khiến cho hoạt động trao đổi chất cụ thể là insulin bị rối loạn, tạo cơ hội cho bệnh tiểu đường và các bệnh khác xuất hiện.

Sử dụng nhiều rượu bia và các thức uống có ga

Uống quá nhiều bia rượu hay các đồ uống có ga khác gây tăng tích calo làm tăng mỡ bụng, là nguyên nhân gây ra nhiều bệnh tim mạch, huyết áp cao, tiểu đường.

Người tiểu đường cần hạn chế bia rượu

Ăn ít thực phẩm giàu chất xơ

Các loại rau củ như rau chân vịt, bí đỏ, súp lơ thực tế chứa nhiều chất giúp ổn định đường huyết nhưng thường bị mọi người lãng quên công dụng này.

Bên cạnh đó các loại trái cây như dâu tây, việt quất cũng bổ sung chất chống oxy hóa, không những giúp giảm huyết áp, giảm tổn thương do viêm nhiễm mà còn có thể cải thiện tình trạng kháng insulin, kiểm soát đường huyết cơ thể luôn ở mức ổn định.

Thức khuya

Giấc ngủ rất quan trọng đối với tất cả chúng ta, thời gian ngủ và chất lượng giấc ngủ ảnh hưởng đến lượng đường trong máu. Nếu bạn có biểu hiện khó ngủ, bất an hoặc trở nên cáu kỉnh, có thể bạn đã mắc tiểu đường. Ngoài ra, thiếu ngủ sẽ làm xáo trộn quá trình chuyển hóa chất béo, gây tích lũy mô mỡ, tăng cân, béo phì.

Người bệnh tiểu đường ăn khoai sọ được không?

Khoai sọ là loại củ giàu dinh dưỡng, cung cấp nhiều tinh bột và dưỡng chất thiết yếu như chất xơ, vitamin, kali, mangan, magie, phốt pho và các axit amin… Hàm lượng chất xơ có trong khoai sọ giúp cải thiện hệ tiêu hóa, ngăn ngừa bệnh tim mạch và phòng chống ung thư.

Theo kinh nghiệm dân gian hoặc truyền miệng, nhiều người mắc bệnh đái tháo đường ăn khoai sọ trừ bữa. Tuy nhiên, đây là quan niệm sai lầm và có thể làm tình trạng tăng đường huyết trầm trọng hơn do khoai sọ chứa nhiều tinh bột. Chỉ số đường huyết (GI) của khoai sọ là 58, chúng sẽ tăng lên khi nấu chín khoai. Chính vì vậy, ăn một lượng khoai sọ lớn có thể làm gia tăng đường huyết ở bệnh nhân tiểu đường. Do đó, người bệnh tiểu đường cần hạn chế các thực phẩm nhiều tinh bột như khoai sọ.

Tiểu đường vẫn có thể ăn được khoai sọ

Tuy nhiên, bạn không nhất thiết phải kiêng ăn loại thực phẩm này hoàn toàn nhưng chú ý lượng khoai sọ nạp vào cơ thể. Những người đái tháo đường chỉ nên ăn khoai sọ với lượng cực ít để có thể lượng kiểm soát tốt chỉ số đường huyết. Bạn nên phối hợp sử dụng khoai sọ và các loại thức ăn chứa tinh bột khác, đảm bảo không nạp quá 130g tinh bột/ngày.

Những điều bạn cần lưu ý khi ăn khoai sọ

Dưới đây là những điều bạn cần chú ý khi sử dụng khoai sọ để tránh những tác dụng không mong muốn.

  • Bạn nên bỏ các phần khoai bị hỏng, mốc khi sơ chế khoai.
  • Tránh gọt vỏ khoai sọ quá dày vì sẽ làm mất đi các chất dinh dưỡng cần thiết.
  • Khoai sọ có chất gây ngứa nên những người có làn da nhạy cảm, dễ bị kích ứng cần đeo găng tay khi sơ chế khoai.
  • Khi sơ chế khoai, bạn nên ngâm kỹ và nấu chín vì khoai sọ chứa canxi oxalat có thể gây độc cho cơ thể.
Bạn cần sơ chế khoai sọ kĩ trước khi nấu
  • Người đang có triệu chứng ho có đờm được khuyên không nên ăn khoai sọ vì loại thực phẩm này có thể làm góp phần làm tăng lượng chất nhầy trong cổ họng, cản trở quá trình khôi phục sức khỏe.
  • Bệnh nhân mắc các bệnh dị ứng như hen suyễn, nổi mề đay, viêm mũi dị ứng không nên ăn quá nhiều khoai sọ vì nó có thể làm các triệu chứng trở nên trầm trọng hơn.
  • Khoai sọ thường chứa nhiều chất làm cơ thể tiêu hóa chậm nên tránh cho trẻ em ăn quá nhiều.
  • Đặc biệt khoai sọ chứa nhiều canxi oxalat có thể gây rối loạn mô xương nên cần hạn chế với những bệnh nhân bị gout.
Người bị hen suyễn cần hạn chế ăn khoai sọ

Bài viết trên đây đã giải đáp thắc mắc: “Bệnh tiểu đường có ăn được khoai sọ không?”. Hy vọng qua đây bạn đã hiểu hơn về tác dụng của khoai sọ và những lưu ý khi ăn để kiểm soát đường huyết. Hãy chia sẻ bài viết tới người thân và bạn bè nếu thấy hữu ích nhé!

Xem thêm:

Tiểu đường ăn nho được không? Lưu ý khi ăn nho

Thùy Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp

This post was last modified on 22/04/2024 06:55

Published by

Bài đăng mới nhất

Tuần mới (7-13/10) bị hung tinh soi chiếu, 4 con giáp trầy da tróc vảy vẫn khó đạt được mục tiêu

Tuần mới (7-13/10) được chiếu sáng bởi các sao ác, 4 con giáp bị trầy…

6 giờ ago

Tử vi hôm nay – top 3 con giáp giàu có nhất ngày 6/10/2024

Tử vi hôm nay – top 3 con giáp giàu nhất ngày 6/10/2024

8 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 6/10/2024 theo năm sinh: Số VÀNG dành cho bạn

Con số may mắn hôm nay 6/10/2024 theo năm sinh: Con số VÀNG dành cho…

21 giờ ago

Tử vi Chủ nhật ngày 6/10/2024 của 12 con giáp: Ngọ nhiều lộc, Hợi nghi ngờ

Tử vi Chủ nhật ngày 6/10/2024 của 12 con giáp: Ngọ gặp nhiều vận may,…

22 giờ ago

Tử vi thứ 2 ngày 7/10/2024 của 12 con giáp: Tị tươi trẻ, Sửu có tiền

Tử vi thứ Hai ngày 7/10/2024 của 12 con giáp: Tỵ tuổi trẻ, Sửu có…

22 giờ ago

3 tuổi này khổ mãi rồi cũng tới lúc được thảnh thơi, LỘC phát cực đỉnh trong 60 ngày tới

Những đứa trẻ 3 tuổi này đã phải chịu đựng mãi mãi và đã đến…

1 ngày ago