Hà Văn Thùy
Người xưa nói: “Con chim có tổ, con người có tông.” Vì vậy người Việt khát khao tìm về nguồn cội. Nhưng cho tới cuối thế kỷ trước, nguồn gốc người Việt chỉ được nói đến trong truyền thuyết hoặc những giả thuyết lịch sử không được chứng minh. Có truyền ngôn rằng “Hoa Việt đồng văn đồng chủng.” Không ít người tin là người Việt bị Hán hóa. Càng nhiều người cho rằng, người Việt và người Hán là hai dân tộc khác nhau. Năm 2015, cuốn Lịch sử Việt Nam của Viện Sử học viết: “Khoảng 140.000 năm trước, người Đứng thẳng Homo erectus chuyển hóa thành tổ tiên người Việt Nam hôm nay…”
Bạn đang xem: Nghiên Cứu Lịch Sử
Tuy nhiên, sang thế kỷ XXI, từ những khảo cứu di truyền và khảo cổ học mới nhất, học giả thế giới công bố những khám phá chưa từng có về dân cư Việt Nam cũng như Đông Á:
“Có vẻ như từ dữ liệu của chúng tôi nói rằng người tiền sử châu Phi đã vào Đông Nam Á trước tiên – làm cho các quần thể nơi này già hơn [và do đó đa dạng hơn].” “Sau đó có lẽ họ đi chậm hơn về phía bắc, với sự đa dạng bị mất trên đường đi trong những dân cư ‘trẻ hơn’ này. ” Vì vậy, mặc dù dân Trung Quốc rất đông, nhưng có ít sự đa dạng hơn so với số người sống ở Đông Nam Á nhỏ hơn, bởi vì sự mở rộng của Trung Quốc xảy ra rất gần đây, theo sự phát triển của nông nghiệp lúa gạo – chỉ trong vòng 10.000 năm qua.”
(It seems likely from our data that they entered South East Asia first – making these populations older [and therefore more diverse],” he said. “[It continued] later and probably more slowly to the north, with diversity being lost along the way in these ‘younger’ populations. So although the Chinese population is very large, it has less variation than the smaller number of individuals living in South East Asia, because the Chinese expansion occurred very recently, following the development of rice agriculture – within only the last 10,000 years.)
Và:
“Dân cư khắp châu Á giống nhau về mặt di truyền. Kiến thức này sẽ hỗ trợ các nghiên cứu di truyền trong tương lai ở lục địa và giúp thiết kế các loại thuốc để điều trị các bệnh mà dân cư châu Á có thể có nguy cơ cao hơn. Và việc phát hiện ra di sản di truyền chung này, là một thông điệp trấn an xã hội rằng “đã xóa bỏ sự phân biệt chủng tộc từ những hỗ trợ sinh học“”.
(Dr. Liu said that it was “good news” that populations throughout Asia are genetically similar. This knowledge will aid future genetic studies in the continent and help in the design of medicines to treat diseases that Asian populations might be at a higher risk of. And the discovery of this common genetic heritage, he added, was a “reassuring social message”, that “robbed racism of much biological support”.) (2)
Xem thêm : Đi Hàn 3 năm về được bao nhiêu tiền? Có đáng hay không?
Như vậy, cả hai nghiên cứu cùng đưa tới kết luận:
Trong khi đó, ngày 10 tháng 6 năm 2019 trên tạp chí Human Mutation, Viện Nghiên cứu Tế bào gốc và Công nghệ Gen Vinmec đăng bài báo Cơ sở dữ liệu biến dị gen người Việt Nam (3). Bài viết cho biết, nhóm nghiên cứu đã thu thập mẫu gen của 305 người có 3 đời là người Kinh và không mắc các bệnh di truyền. Là công trình đầu tiên nghiên cứu về bộ gen người Việt được thực hiện bởi chính người Việt Nam nên được ca ngợi như “thành tựu lớn của khoa học Việt Nam”. Các báo lớn trong nước đã đăng và biểu dương nghiên cứu này. Báo Tuổi trẻ online viết: “Nghiên cứu này có nhiều điểm mới được phát hiện về y sinh và nguồn gốc người Việt, trong đó có những điểm rất bất ngờ là có thể người Việt chúng ta có khởi nguồn từ… châu Phi và độc lập với người Hán.” Bài báo dẫn lời GS Nguyễn Thanh Liêm chủ nhiệm đề tài nghiên cứu: “Phân tích sự khác biệt trong hệ gen cho thấy người Việt “nằm cạnh” một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.”
Chúng tôi thấy công bố trên là có vấn đề. Trước hết là việc đưa ra một khái niệm dị thường: Người Việt “nằm cạnh” một cách độc lập với người Hán ở phía Nam và cách xa người Hán ở phía Bắc Trung Quốc.” Nhân học chỉ biết hai quần thể gần hay xa nhau về di truyền nên không ai hiểu “nằm cạnh” một cách độc lập là gì? Khoa học chưa từng có khái niệm vô nghĩa như vậy!
Bài báo cũng thể hiện sự thiếu chuẩn mực về phương pháp luận.
Muốn so sánh quan hệ di truyền giữa người Hán và người Việt, trước hết, phải xem nhân học xếp người Hán thuộc chủng (race) nào, người Việt thuộc chủng nào? Nếu hai cộng đồng thuộc hai chủng khác nhau thì mặc nhiên, mã di truyền của họ khác nhau. Nếu hai cộng đồng cùng thuộc một chủng tộc thì họ có cùng một mã di truyền.
Sách Nhân chủng học Đông Nam Á ghi: “Từ 2000 năm TCN, dân cư Việt Nam thuộc chủng tộc duy nhất là Mongoloid phương Nam.” (4) Trong tài liệu Sự khởi đầu của nền văn minh nông nghiệp ở Trung Quốc: Sự khác biệt giữa khám phá khảo cổ học và hồ sơ tài liệu cùng lời giải thích của nó, học giả Trung Quốc Zhu Jixu viết: “Theo qua điểm của trường phái Xô Viết được thừa nhận ở Hoa lục, người Hán thuộc chủng Mongoloid phương Nam.” (5) Hai cộng đồng được nhân học xếp vào cùng một chủng (race) Mongoloid phương Nam đương nhiên là cùng một tổ tiên và cùng một mã di truyền. Không hiểu tại sao các tác giả của Vinmec bỏ qua kiến thức nhân học rất cơ bản như vậy?
Trong nhiều năm tham khảo tài liệu thế giới để tìm cội nguồn dân tộc, chúng tôi luôn mơ ước có ngày được đọc những tài liệu về bộ gen người Việt do chính học giả Việt Nam công bố. Nhưng bài báo của Vinmec khiến chúng tôi thất vọng vì phản ánh không đúng về nguồn gốc của người Việt. Không những thế, quanh chuyện này bộc lộ một tâm thức cộng đồng đáng buồn. Một cường quốc về giáo sư, tiến sỹ nhưng không có ai lên tiếng phản biện sai lầm của bài báo. Ngược lại các báo lớn làm cuộc lên đồng tập thể, tụng ca “thành tựu lớn của khoa học Việt Nam” (!) Thật khôi hài vì tháng 10 năm 2017 các nhà khoa học Tây Ban Nha (với sự tham gia của ba tác giả người Việt) đã giải trình tự 1000 bộ gen Việt Nam mà người Việt Nam hầu như không biết! (6)
Cố nhiên, trong tình trạng như vậy, chúng tôi là người lên tiếng “Yêu cầu Vinmec rút lại công bố sai về ngồn gốc dân tộc” bị ném đá. (7) Một vị giáo sư thời danh trịnh trọng: “Kính mời ông Hà Văn Thùy đọc bài này trên báo Tuoitre online…” Một người khác: “Anh đòi hơn người ta à? Nên nhớ rằng, người ta là giáo sư, tiến sỹ. Còn anh chỉ là cử nhân!” Chúng tôi chỉ còn biết cười méo miệng!
Xem thêm : Móng tay chân ở người có tác dụng gì?
Một khảo cứu giải trình tự 305 bộ gen của người Kinh phục vụ mục đích chữa bệnh nên chưa đủ cơ sở để nói về nguồn gốc người Việt. Công bố về nguồn gốc người Việt của Vinmec không chỉ mâu thuẫn với nguyên lý nhân học mà còn trái ngược với những nghiên cứu đi trước của khoa học thế giới. Một cộng đồng cả tin vào một công bố sai lầm có đáng để lo ngại?
Sài Gòn, 8.2021
Tài liệu tham khảo.
1.S.W. Ballinger et al. Southeast Asian Mitochondrial DNA Analysis Reveals Genetic Continuity of Ancient Mongoloid Migrations. https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC1204787/pdf/ge1301139.pdf
4.Nguyễn Đình Khoa. Di truyền học Đông Nam Á. (NXB DH&THCN. H. 11983)
SINO-PLATONIC PAPERS Number 175 December, 2006
Phylogeographic and genome-wide investigations of Vietnam ethnic groups reveal signatures of complex historical demographic movements.
https://www.nature.com/articles/s41598-017-12813-6
https://www.nhatbaovanhoa.com › ha-van-thuy-yeu-ca…
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/03/2024 16:44
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…