Categories: Tổng hợp

Nhà đầu tư chiến lược là gì? Quy định về nhà đầu tư chiến lược

Published by

Hiện nay, ngày càng có nhiều công ty chứng khoán ra đời, kéo theo đó là tỷ lệ các nhà đầu tư cũng gia tăng. Có thể thấy rằng, thuật ngữ “nhà đầu tư” hiện nay không còn quá xa lạ trong đời sống hiện nay. Tuy nhiên, nhà đầu tư được phân thành nhiều loại khác nhau, điều này cũng gây khó khăn cho việc tìm hiểu quy định của nhà đầu tư. Trong đó, câu hỏi khá được quan tâm hiện nay chính là nhà đầu tư chiến lược là gì? Quy định về nhà đầu tư chiến lược như thế nào? Hãy cũng ACC tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

Nhà đầu tư chiến lược là gì? Quy định về nhà đầu tư chiến lược

1. Nhà đầu tư chiến lược là gì?

Trước hết, chúng ta cần hiểu thể nào là nhà đầu tư. Theo Khoản 18 Điều 3 Luật đầu tư 2020, nhà đầu tư là tổ chức, cá nhân thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh, gồm nhà đầu tư trong nước, nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Theo quy định của Luật chứng khoán 2019, cụ thể tại Khoản 17 Điều 4, nhà đầu tư chiến lược là nhà đầu tư được Đại hội đồng cổ đông lựa chọn theo các tiêu chí về năng lực tài chính, trình độ công nghệ và có cam kết hợp tác với công ty trong thời gian ít nhất 03 năm.

Ngoài ra, theo điểm a Khoản 3 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BTC hợp nhất Nghị định về chuyển doanh nghiệp 100% vốn nhà nước thành công ty cổ phần, nhà đầu tư chiến lược còn được hiểu là các nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài có năng lực tài chính và có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền trong việc gắn bó lợi ích lâu dài với doanh nghiệp và hỗ trợ doanh nghiệp sau cổ phần hóa về: chuyển giao công nghệ mới; đào tạo nguồn nhân lực; nâng cao năng lực tài chính; quản trị doanh nghiệp; cung ứng nguyên vật liệu; phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm.

2. Quy định pháp luật về nhà đầu tư chiến lược

2.1. Quy định về việc mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược

Theo Khoản 3 Điều 6 Văn bản hợp nhất số 02/VBHN-BTC, việc mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược được quy định như sau:

– Căn cứ vào quy mô vốn điều lệ, tính chất ngành nghề kinh doanh và yêu cầu mở rộng phát triển doanh nghiệp, Ban Chỉ đạo cổ phần hóa doanh nghiệp trình cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa việc bán cổ phần lần đầu cho nhà đầu tư chiến lược và tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược. Đối với các doanh nghiệp quy mô lớn có vốn nhà nước trên 500 tỷ đồng hoạt động kinh doanh trong những lĩnh vực, ngành nghề đặc thù (như: bảo hiểm, ngân hàng, bưu chính viễn thông, hàng không, khai thác than, dầu khí, khai thác mỏ quý hiếm khác) và các công ty mẹ thuộc các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty nhà nước nếu nhất thiết phải chọn nhà đầu tư chiến lược trước thì cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa báo cáo Thủ tướng Chính phủ quyết định tiêu chí lựa chọn nhà đầu tư chiến lược, phương thức bán và số lượng cổ phần bán cho nhà đầu tư chiến lược;

– Số lượng nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần tại mỗi doanh nghiệp tối đa là 3 người.

– Nhà đầu tư chiến lược không được chuyển nhượng số cổ phần được mua trong thời hạn tối thiểu 05 năm, kể từ ngày công ty cổ phần được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp lần đầu hoạt động theo Luật doanh nghiệp. Trường hợp đặc biệt cần chuyển nhượng số cổ phần này trước thời hạn trên thì phải được Đại hội đồng cổ đông chấp thuận;

– Trường hợp nhà đầu tư chiến lược không thực hiện đúng cam kết, vi phạm hạn chế chuyển nhượng theo quy định thì phải có trách nhiệm bồi thường mọi tổn thất xảy ra.

2.2. Nguyên tắc xác định giá bán cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược

– Nếu bán cổ phần sau khi đấu giá công khai cho nhà đầu tư chiến lược thì giá bán do Ban Chỉ đạo cổ phần hóa thỏa thuận trực tiếp với các nhà đầu tư chiến lược, miễn là giá bán không thấp hơn giá đấu thành công thấp nhất của cuộc đấu giá công khai.

– Nếu có thỏa thuận trực tiếp hoặc đấu giá giữa các nhà đầu tư chiến lược có đủ tiêu chuẩn và đã thực hiện đăng ký mua trước khi thực hiện đấu giá công khai, thì giá bán chính là giá thỏa thuận giữa các bên hoặc là giá đấu thành công, nhưng không thấp hơn giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt.

Nhà đầu tư chiến lược có nghĩa vụ phải đặt cọc ngay 10% giá trị cổ phần đăng ký mua theo giá khởi điểm đã được cơ quan có thẩm quyền quyết định phương án cổ phần hóa phê duyệt. Trường hợp từ bỏ quyền mua, nhà đầu tư chiến lược sẽ không được nhận lại tiền đặt cọc.

2.3. Điều kiện để nhà đầu tư chiến lược mua cổ phần

Theo Khoản 3 Điều 6 Nghị định 126/2017/NĐ-CP,điều kiện mua cổ phần của nhà đầu tư chiến lược gồm:

– Có đủ tư cách pháp nhân theo quy định của pháp luật;

– Có năng lực tài chính và có kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh 02 năm gần nhất tính đến thời điểm đăng ký mua cổ phần có lãi, không có lỗ lũy kế

– Có cam kết bằng văn bản của người có thẩm quyền khi đăng ký trở thành nhà đầu tư chiến lược của doanh nghiệp cổ phần hóa về những nội dung được quy định trong Nghị định này.

3. Câu hỏi thường gặp

3.1. Nhà đầu tư chiến lược gồm mấy loại?

Nhà đầu tư chiến lược có thể chia thành hai loại là nhà đầu tư chiến lược trong nước và nhà đầu tư chiến lược nước ngoài.

3.2. Nhà đầu tư nước ngoài được hiểu như thế nào?

Theo khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020, nhà đầu tư nước ngoài bao gồm cá nhân có quốc tịch nước ngoài, tổ chức thành lập theo pháp luật nước ngoài thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh tại Việt Nam.

Xem thêm “Điều kiện nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam”

3.3. Điều kiện trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài là gì?

Điều kiện trở thành nhà đầu tư chiến lược nước ngoài được quy định tại Điều 10 Nghị định 01/2014/NĐ-CP, chẳng hạn như có tổng tài sản tối thiểu tương đương 20 tỷ đô la Mỹ vào năm liền kề trước năm nộp hồ sơ mua cổ phần, kinh nghiệm hoạt động quốc tế trong lĩnh vực tài chính ngân hàng từ 5 năm trở lên, không sở hữu từ 10% vốn điều lệ trở lên tại bất kỳ tổ chức tín dụng nào khác tại Việt Nam,…

Trên đây là các thông tin về Nhà đầu tư chiến lược là gì? Quy định về nhà đầu tư chiến lược. Mong rằng bài viết có thể cung cấp cho quý bạn đọc nhiều thông tin hữu ích về vấn đề này. Vui lòng liên hệ với công ty Luật ACC nếu cần tư vấn để được chúng tôi hỗ trợ một cách nhanh nhất.

This post was last modified on 17/04/2024 13:16

Published by

Bài đăng mới nhất

Tử vi tháng 12/2024 tuổi Tý âm lịch: Cuối năm hối hả, nhìn đâu cũng thấy cơ hội

Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…

12 phút ago

Top 3 con giáp SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần (20-22/11)

Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…

2 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn tham vọng hay an phận thủ thường?

Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…

2 giờ ago

Tử vi hôm nay: Điểm danh 4 con giáp nắm bắt cơ hội, chạm tới thành công ngày 20/11/2024

Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…

3 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG dễ dàng lấy may

Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…

17 giờ ago

Tử vi thứ 4 ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Dần nóng nảy, Mão tự ti

Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…

17 giờ ago