HỢP ĐỒNG MUA BÁN HÀNG HÓA

  1. Đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa

Hợp đồng mua bán hàng hóa khác với hợp đồng hợp đồng mua bán tài sản ở chỗ đối tượng của hợp đồng mua bán hàng hóa là hàng hóa, hẹp hơn so với khái niệm tài sản. Theo quy định của pháp luật thương mại thì hàng hóa bao gồm tất cả các loại động sản, kể cả động sản hình thành trong tương lai và nhưng vật gắn liền với đất đai. Tuy nhiên cần lưu ý đến một số loại hàng hóa cấm kinh doanh, hầng hóa hạn chế kinh doanh và hàng hóa kinh doanh có điều kiện, khi thực hiện hoạt động mua bán thì cần đáp ứng các điều kiện theo quy định của pháp luật.

  1. Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa

Chủ thể của hợp đồng mua bán hàng hóa là thương nhân. Theo đó, thương nhân bao gồm tổ chức kinh tế được thành lập hợp pháp, cá nhân hoạt động thương mại một cách độc lập, thường xuyên và có đăng ký kinh doanh. Ngoài ra, thì hoạt động của bên chủ thể không phải là thương nhân và không nhằm mục đích lợi nhuận trong quan hệ mua bán hàng hóa phải tuân theo quy định của pháp luật thương mại nếu như chủ thể này lựa chọn áp dụng pháp luật thương mại.

  1. Hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa

Tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên mà có thể lựa chọn hình thức của hợp đồng mua bán hàng hóa cho phù hợp, có thể được thể hiện bằng lời nói, bằng văn bản hoặc được xác lập bằng hành vi cụ thể. Tuy nhiên, pháp luật có quy định một số loại hợp đồng mua bán phải được lập thành văn bản.

  1. Nội dung của hợp đồng mua bán hàng hóa

Nội dung của hợp đồng chủ yếu là nội dung thỏa thuận của các bên, xác lập quyền và nghĩa vụ của các bên, trong đó phải có các nội dung cơ bản theo quy định của pháp luật, nội dung hợp đồng càng chi tiết bao nhiêu thì việc thực hiện hợp đồng cũng như khi có tranh chấp xảy ra cảng dễ xử lý bấy nhiêu. Những nội dung cơ bản trong hợp đồng bao gồm:

– Tên gọi của hàng hóa

– Số lượng hàng hóa

– Giá cả

– Chất lượng hàng hóa

– Thời gian, địa điểm giao hàng, nhận hàng

– Phương thức thanh toán

– Phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại

– Quyền và nghĩa vụ của các bên

– Giải quyết tranh chấp Mặc dù hợp đồng là do các bên thỏa thuận mà lập nên nhưng phải trong khuôn khổ của pháp luật. Các bên trong hợp đồng vừa chịu sự ràng buộc của hợp đồng vừa chịu sự điều chỉnh của pháp luật.

  1. Quyền và nghĩa vụ của các bên

5.1. Bên bán

– Nghĩa vụ giao hàng đúng đối tượng của hợp đồng và chứng từ liên quan: Bên bán buộc phải thực hiện đúng hợp đồng là giao hàng theo thỏa thuận bao gồm: giao hàng đúng số lượng, đúng đối tượng, chất lượng, chủng loại, thông số kỹ thuật,…Bên cạnh đó còn phải giao chứng từ liên quan đến hàng hóa.

– Giao hàng đúng thời hạn và địa điểm: Trường hợp không thỏa thuận về địa điểm giao hàng thì địa điểm được xác định là:

+Trường hợp hàng hoá là vật gắn liền với đất đai thì bên bán phải giao hàng tại nơi có hàng hoá đó;

+ Trường hợp trong hợp đồng có quy định về vận chuyển hàng hoá thì bên bán có nghĩa vụ giao hàng cho người vận chuyển đầu tiên;

+ Trường hợp trong hợp đồng không có quy định về vận chuyển hàng hoá, nếu vào thời điểm giao kết hợp đồng, các bên biết được địa điểm kho chứa hàng, địa điểm xếp hàng hoặc nơi sản xuất, chế tạo hàng hoá thì bên bán phải giao hàng tại địa điểm đó;

+ Trong các trường hợp khác, bên bán phải giao hàng tại địa điểm kinh doanh của bên bán, nếu không có địa điểm kinh doanh thì phải giao hàng tại nơi cư trú của bên bán được xác định tại thời điểm giao kết hợp đồng mua bán.

– Nghĩa vụ đảm bảo quyền sở hữu đối với hàng hóa mua bán và chuyển giao quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua

– Nghĩa vụ bảo hành hàng hóa

– Nghĩa vụ thông báo: nghĩa vụ thông báo của bên bán trong trường hợp có khiếu nại về sự vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với hàng hóa được sản xuất theo yêu cầu, công thức bên mua cung cấp, bên bán còn có nghĩa vụ thông báo với bên mua về sự kiện bất khả kháng xảy ra trong quá trình thực hiện hợp đồng.

5.2. Nghĩa vụ của bên mua

– Thanh toán tiền là nghĩa vụ cơ bản của bên mua: Bên mua có nghĩa vụ thanh toán tiền mua hàng và nhận hàng theo thỏa thuận.Bên mua phải tuân thủ các phương thức thanh toán, thực hiện việc thanh toán theo trình tự, thủ tục đã thỏa thuận và theo quy định của pháp luật. Bên mua vẫn phải thanh toán tiền mua hàng trong trường hợp hàng hoá mất mát, hư hỏng sau thời điểm rủi ro được chuyển từ bên bán sang bên mua, trừ trường hợp mất mát, hư hỏng do lỗi của bên bán gây ra.

– Nghĩa vụ nhận hàng: Tương ứng với nghĩa vụ giao hàng của bên bán thì bên mua cũng có nghĩa vụ nhận hàng và thiện chí thực hiện các biện pháp để bên bán giao hàng đúng thời gian và địa điểm đã thỏa thuận hoặc theo quy định của pháp luật.

– Nghĩa vụ thông báo: Nếu không có thỏa thuận khác, bên mua có nghĩa vụ thông báo cho bên bán về việc khiếu nại, khiếu kiện của bên thứ ba liên quan đến vi phạm quyền sở hữu trí tuệ, hoặc sự kiện bất khả kháng ảnh hưởng đến quá trình thực hiện hợp đồng của hai bên. Trên đây là toàn bộ tư vấn của công ty tư vấn Luật Thiên Đức về những vấn đề pháp lý của hợp đồng mua bán hàng hóa.

Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ CÔNG TY TNHH TƯ VẤN LUẬT THIÊN ĐỨC. Hotline: 0906.254.568 Văn phòng Hà Nội: P1112 – HH2 Bắc Hà – Số 15 Tố Hữu – Phường Nhân Chính – Quận Thanh Xuân – Thành phố Hà Nội. Chi nhánh Sài Gòn: 262/7 Huỳnh Văn Bánh, phường 11, quận Phú Nhuận, Thành phố Hồ Chí Minh.

Bộ phận tư vấn pháp luật – CV tư vấn – Nguyễn Hồng Nhung