Categories: Tổng hợp

Nhân sinh quan là gì?

Published by

Nhân sinh quan là gì?

Trong cụm từ nhân sinh quan thì:

  • Nhân có nghĩa là người.
  • Sinh: là sự sống
  • Quan: Quan niệm

Như vậy, nhân sinh quan là những quan niệm về sự sống của con người. Hay hiểu đơn giản nhân sinh quan là hệ thống quan niệm về cuộc đời của con người bao gồm những lẽ sống, các lý tưởng, lối sống…

Theo từ điển tiếng Việt của Viện ngôn ngữ học cho rằng nhân sinh quan là hệ thống các quan niệm về cuộc đời, về những ý nghĩa và mục đích sống của con người. Nói theo cách đơn giản nhân sinh quan là cách con người có thể nhìn nhận cuộc đời, hay đạo làm người. Nhân sinh quan có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đó là nguồn gốc của mọi suy nghĩ, sự chi phối các hành vi, hoạt động của con người trong cuộc sống của mình.

Việc nghiên cứu về nhân sinh quan chính là các nghiên cứu về tư tưởng, hành vi, thái độ của con người trước cuộc sống. Trong mỗi thời đại khác nhau, con người sẽ có nhân sinh quan khác nhau, bởi nhân sinh quan luôn đồng hành với sự phát triển của xã hội.

Phân chia nhân sinh quan như thế nào?

Có rất nhiều cách phân chia các loại nhân sinh quan. Trong đó có thể phân chia từ góc độ nhân sinh quan theo quan điểm cá nhân hay nhân sinh quan cộng đồng. Hoặc có thể phân chia dựa trên các vai trò của nhân sinh quan về mặt tích cực hoặc tiêu cực. Hay phân chia theo trình độ nhận thức và trình độ tư duy của con người.

Tiếp cận theo cách phân chia sự nhân thức và lý tính. Người ta thường phân chia nhân sinh quan theo 3 hình thức cơ bản dưới đây: nhân sinh quan triết học, nhân sinh quan thần thoại, nhân sinh quan tôn giáo.

Nhân sinh quan là gì trong triết học

Nhân sinh quan nghĩa là gì trong quan điểm của Triết học

Theo quan điểm Triết học nhân sinh quan và thế giới quan có quan hệ với nhau. Vì vậy khi sử dụng thường bị nhầm lẫn vì có nhiều sự tương đồng trong khái niệm. Tuy nhiên, nhân sinh quan chỉ là một bộ phận của thế giới quan trong đó các quan niệm về cuộc sống con người như: lẽ sống, mục đích, ý nghĩa, giá trị của cuộc sống…

Trong cuộc sống đời thường mỗi một người đều có những quan niệm riêng về cuộc sống gọi là nhân sinh quan tự phát. Các nhà tư tưởng triết học đã khái quát các quan điểm này thành các lý luận, tạo ra nhân sinh quan tự giác mang tính triết học cao.

Theo luận điểm triết học nhân sinh quan sẽ phản ánh sự tồn tại của xã hội loài người. Qua đó thể hiện những nhu cầu, các khát vọng, hoài bão, lợi ích của mỗi con người trong các chế độ xã hội khác nhau. Chẳng hạn trong xã hội có giai cấp nhân sinh quan cũng mang tính giai cấp. Nếu giai cấp đang đi lên thì nhân sinh quan sẽ mang nhiều đặc tính lạc quan, tích cực, còn nhân sinh quan đang đi xuống thường mang theo tính bi quan, yếu thế.

Nếu nhân sinh quan được phản ánh đúng theo khuynh hướng khách quan của yếu tố lịch sử thì đó sẽ là nhân tố cải tạo xã hội mạnh mẽ phát triển. Ngược lại, nếu phản ánh không đúng có khả năng sẽ gây cản trở xã hội tiến lên.

Ví dụ, chủ nghĩa Mác với các quan điểm về khoa học phát triển nên có tác dụng cải tạo tự nhiên, xã hội. Nhằm thúc đẩy sự tiến bộ của con người trong xã hội. Đó chính là nhân sinh quan về khoa học, cách mạng đối với các giai cấp vô sản của con người trong chế độ xã hội chủ nghĩa.

Nhân sinh quan nghĩa là gì trong Phật giáo?

Nhân sinh quan trong Phật giáo được hình thành và phát triển dựa trên nền kinh tế, tư tưởng chính trị, xã hội, tư tưởng văn hóa Ấn Độ diễn ra trước Công nguyên. Đồng thời nhân sinh quan xuất phát từ tấm lòng từ bi hỷ xả, cứu khổ cứu nạn.

Phật giáo cho rằng con người không do thượng đế sinh ra nhưng cũng không do một đấng thiêng liêng nào tạo ra, mà con người là một pháp đặc biệt của vạn pháp. Con người khi chết đi không phải là hết là chấm dứt cuộc đời, cái chết của con người sau chết là thuyết nghiệp báo và sự luân hồi.

Nhân sinh quan Phật giáo là gì? Có ý nghĩa quan trọng đối với quan niệm, từ tưởng con người như thế nào?

Nhân sinh quan Phật giáo là một hệ thống quan điểm với các quan niệm về đạo Phật, về nguồn gốc, bản chất và cấu tạo của con người. Sự định hướng theo mục tiêu, về thái độ sống, giá trị của con người nhằm hướng đến cách giải thoát con người khỏi bể khổ trầm luân.

Nội dung cơ bản trong quan niệm nhân sinh quan Phật giáo có 2 vấn đề chính cơ bản đó là sự khổ não và sự giải thoát trước những nỗi khổ. Quan niệm Phật giáo cho rằng khổ đó là sự tất yếu, sự luân hồi từ các tiền kiếp. Muốn thoát khỏi khổ đau thì con người phải tự mình tu tâm dưỡng tính, tích nhiều công đức để tự mình giải thoát khỏi vòng luân hồi, nghiệp chướng.

Trong Phật giáo tứ diệu đế là 4 chân lý nhằm giải thoát con người khỏi nhận thức bao gồm: Khổ đế, Diệt đế, Tập đế và Đạo đế.

  • Khổ đế: nghĩa là mọi nỗi khổ của con người trên thế gian này dù là người giàu hay người nghèo, là trẻ hay già… mỗi người sẽ có những nỗi khổ của riêng mình như: ốm đau, bệnh tật, tuổi già, sự nghèo đói, mong muốn, cầu mà không được, yêu thương nhau không đến được mà phải chia lìa…
  • Tập đế: là quan điểm về những sự thật và nguyên nhân, bản chất sự đau khổ con người phải gánh. Đó chính là sự vô minh, các cội nguồn của vấn đề tham – sân – si khiến con người tự tạo nghiệp và chịu quả Khổ.
  • Diệt đế: nghĩa là sự tận diệt khổ đau, từ đó chấm dứt kiếp luân hồi sinh tử tiến tới đạt được cảnh giới giác ngộ, chọn giải thoát gọi là Niết bàn tịch diệt.
  • Đạo đế: đó là con đường của sự giác ngộ, con người chấm dứt khổ đau và đạt được hạnh phúc chân thật nhờ dựa vào những đạo lý do Đức Phật vạch ra.

Ngoài ra, còn có quan điểm thập nhị nhân duyên đó là phép tu hành của Duyên giác thừa. Chủ yếu đó là sự quan sát về mọi vật cho đến luân hồi nguyên nhân đều do nhân duyên. Trong đó có nhân duyên hội họp đó là sinh, nhân duyên tan rã đó là sự diệt, sự thật vốn không có gì sinh – gọi là diệt cả.

Nhân sinh quan là gì trong thần thoại?

Nhân sinh quan trong thế giới thần thoại là những đặc trưng về sự nhận thức đánh giá về các giá trị của xã hội được thể hiện thông qua các chuyện thần thoại của thời công xã nguyên thủy.

Trong nhân sinh quan thần thoại chứa sự kết hợp giữa thực và ảo, giữa người và thần rất tự nhiên. Đây được cho là kết quả tất yếu của trình độ nhận thức vẫn còn thấp, con người khi đó chưa hiểu được bản chất, nguồn gốc của các hiện tượng, sự vật diễn ra xung quanh. Chính bản thân con người đã nhân cách hóa các vị thần, bán thần trong thần thoại.

Nhân sinh quan thần thoại với các quan điểm về thần linh, bán thần

Nhân sinh quan thần thoại đều giải thích các vai trò của lực lượng siêu nhiên nhờ trí tưởng tượng phong phú. Huyền thoại không xuất phát từ sự suy luận mà nó là một nhận thức thuần túy. Đó là một thái độ sống cụ thể, một quan niệm về cuộc sống được đồng hóa với những quan niệm về cuộc đời.

Nhân sinh quan thần thoại có tính chất thần linh nên thái độ sống theo quan niệm này có một vài tính chất tôn giáo. Niềm tin về thần thoại và biểu thị qua các lễ nghi tôn giáo, thần thoại. Thông qua đó, hình thành nên các phong tục tập quán trong văn hóa truyền thống của dân tộc.

Ảnh hưởng nhân sinh quan Phật giáo đối với người Việt Nam

Trong những nhân sinh quan trên thì nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến quan niệm tinh thần của người Việt Nam. Cụ thể:

Ảnh hưởng đạo đức

Đạo Phật đã du nhập vào Việt Nam được hơn 20 thế kỷ với các triết lý nhân sinh trong Phật Giáo. Các triết lý này đã thấm sâu vào trong tinh thần mỗi con người Việt. Từ đó gây ảnh hưởng sâu sắc đến nhân sinh quan và trở thành một phần hợp thành nên nhân cách, đạo đức của con người.

Các ý nghĩa nhân sinh quan trong Phật giáo đã góp phần giúp con người xây lên các lối sống lành mạnh, giản dị, nề nếp, có tâm niệm hướng thiện, bao dung, vị tha, biết quan tâm đến những nỗi khổ đau của người khác…Đồng thời thông qua đó ngăn chặn những suy thoái về mặt đạo đức trong xã hội.

Nhân sinh quan Phật giáo có ảnh hưởng sâu sắc đến đạo đức, lối sống, văn hóa

Ảnh hưởng đến lối sống

Trong các tâm niệm của Đức Phật thì tâm niệm “Thi ân đừng cầu đền đáp vì cầu đền đáp là thi ân có mưu tính”. Tâm niệm này có nghĩa là, khi đã đi làm phúc thì đừng mong người khác có sự báo đáp lại vì nếu mong có sự báo đáp đó chính là làm phúc có tính toán, không phải xuất phát từ thiện tâm.

Quan điểm này được nhiều người Việt Nam coi trọng, từ đó lĩnh hội lâu dần trở thành phương châm sống, và trở thành truyền thống trọng tình, trọng nghĩa của dân tộc.

Ảnh hưởng đến văn hóa

Nhân sinh quan Phật giáo luôn có những quan niệm gắn bó mật thiết với đời sống về mặt tinh thần của người dân Việt. Trong đó những lĩnh vực về mặt đạo đức, văn hóa, lối sống…Nhân sinh quan trong Phật giáo có nhiều nét tương đồng với truyền thống văn hóa Việt Nam. Trong đó, sự ảnh hưởng của nhân sinh quan Phật giáo nhiều nhất, nổi bật đó là đạo đức.

Nhân sinh quan của người Việt

Đối với người Việt Nam chúng ta về nhân sinh quan có 6 đặc trưng cơ bản cụ thể sau:

  1. Nhân sinh quan người Việt có sự gắn bó chặt chẽ với vận mệnh của dân tộc, các triết lý nhân sinh của người Việt đều được giải đáp qua những vấn nạn có thể gặp phải trên con đường xây dựng nước và giữ nước.
  2. Nhân sinh quan người Việt thường gắn liền với các điều kiện kèm theo sự sống sót của họ. Đó là ngành công nghiệp lúa nước, nông thôn với các thiết chế làng – xã, con người là những người nông dân. Được tiến hành trong một mạng lưới hệ thống hoàn hảo trên mọi chiều của các mối quan hệ: lao động – sản xuất, môi trường tự nhiên của xã hội, môi trường trong tự nhiên với vạn vật thiên nhiên, mối quan hệ trong mái ấm gia đình, dòng tộc, họ hàng …
  1. Nhân sinh quan của người Việt là là tập hợp của các triết lý nhân sinh của nhiều tộc người. Trong đó, những tộc người này đã để lại những nền văn hóa truyền thống khiến văn hóa truyền thống xen kẽ nhưng vẫn giữ được cốt lõi của văn hóa truyền thống Việt.
  2. Nhân sinh quan người Việt được miêu tả qua 2 dòng: văn hóa truyền thống dân gian và văn hóa truyền thống bác học hàn lâm. Đây là 2 dòng đều có sự xen lẽ, thẩm thấu và có tác động lẫn nhau, tạo ra những giá trị và những truyền thống cho nhân sinh quan người Việt .
  3. Thái độ trọng tình, trọng nghĩa – Trong đó, tình là truyền thống cội nguồn mà văn hóa truyền thống của nước ta luôn coi trọng, nó được phản ánh đậm nét trong quan niệm nhân sinh quan người Việt. Trong văn hóa ứng xử giữa người với người, người Việt luôn nêu cao triết lý về sự nhân nghĩa, thuỷ chung trong mối quan hệ vợ chồng, quý trọng con người, coi trọng tình nghĩa, tình làng nghĩa xóm.
  4. Vì nằm trong 2 nền văn minh lớn là Trung Quốc và Ấn Độ, nên trong quá trình tăng trưởng, nhân sinh quan người Việt đã dần tiếp thu dù là mặt cưỡng bức hay chủ động. Các yếu tố trong nhân sinh của 2 nền văn hóa truyền thống thông qua mạng lưới dưới các hình thức nhân sinh quan theo thuyết triết học và tôn giáo đều được người Việt tiếp thu có chọn lọc.

This post was last modified on 07/01/2024 19:40

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago