Categories: Tổng hợp

Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào? Địa lý lớp 11

Published by

1. Vị trí địa lý

– Nhật Bản thuộc khu vực Đông Á, nằm về phía Tây của Thái Bình Dương và được cấu thành từ 4 quần đảo lớn là: quần đảo Nhật Bản, quần đảo Ryukyu, quần đảo Kuril (còn gọi là quần đảo Chishima) và Izu-Ogasawara. Các đảo của Nhật Bản là một phần của dải núi ngầm trải dài từ Đông Nam Á đến Alaska.

– Nhật Bản là một quốc đảo độc lập, hoàn toàn không tiếp giáp với quốc gia hay lãnh thổ trên đất liền, được bao bọc bởi các vùng biển:

+ Phía Đông và phía Nam: Thái Bình Dương.

+ Phía Tây Bắc: biển Nhật Bản.

+ Phía Tây: biển Đông Hải.

+ Phía Đông Bắc: biển Okhotsk.

– Nhật Bản gần Nga, Bắc Triều Tiên, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan; đi xa hơn về phía Nam là Philippines và quần đảo Bắc Mariana.

– Nhật Bản có đường bờ biển kéo dài 37.000 km, có đá lớn và nhiều vịnh nhỏ. Đồi núi chiếm 72% tổng diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó phần lớn là núi lửa. Nhật Bản nổi tiếng với nhiều ngọn núi cao, đực biết có một số đỉnh núi cao trên 3000 mét, hơn 530 ngọn núi cao hơn 2000 mét, trong đó cao nhất là núi Phú Sĩ với độ cao 3776 mét và nơi thấp nhất ở Nhật bản là Hachinohe mine, nơi này có độ sâu 160m (do nhân tạo) và hồ Hachirogata sâu 4m một cách tự nhiên.

=> Đánh giá: Nhật bản nằm ở Đông Á, gần các nước như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên và các nước Đông Nam Á- khu vực có nền kinh tế mở phát triển năng động giúp cho Nhật Bản có điều kiện giao lưu, buôn bán, mở rộng thị trường và có nguồn lao động dồi dào. Hơn nữa, lãnh thổ Nhật Bản cả 4 mặt đều giáp biển tạo điều kiện thuận lợi để phát triển giao thông vận tải biển, du lịch biển và khai thác khoáng sản biển. Bờ biển khúc khuỷu, bị chia cắt mạnh tạo thành nhiều vũng, vịnh thuận lợi để xây dựng các cảng biển. Tại các vùng biển quanh quần đảo Nhật Bản, nơi các dòng biển nóng và lạnh gặp nhau, tạo nên ngư trường lớn với nhiều loài cá (cá ngừ, cá thu, cá mòi, cá trích, …) giúp phát triển ngành khai thác thủy sản. Nhưng hay xảy ra thiên tai: Động đất, núi lửa, sóng thần, bão, lũ,..ảnh hưởng rất nhiều đến nền kinh tế của Nhật. Ở Nhật Bản địa hình chủ yếu là núi, đồng bằng nhỏ, hẹp nên thiếu đất nông nghiệp. Trên lãnh thổ có hơn 80 núi lửa đang hoạt động, mỗi năm có hàng nghìn trận động đất lớn, nhỏ gây ra nhiều thiệt hại về người và của.

2. Điều kiện tự nhiên

Quần đảo Nhật Bản nằm ở Đông Á, trải ra theo một vòng cung dài khoảng 3800km trên Thái Bình Dương, gồm 4 đảo lớn : Hô-cai-đô, Hôn-su (chiếm 61% tổng diện tích), Xi-cô-cư, Kiu-xiu và hàng nghìn đảo nhỏ.

2.1. Địa hình

– Chủ yếu là đồi núi thấp, có nhiều núi lửa và có các đồng bằng nhỏ hẹp ven biển. Khoảng 80% diện tích Nhật Bản là vùng núi trong khi các vùng bình nguyên thường nhỏ và hẹp.

– Diện tích đất nông nghiệp khá ít chỉ chiếm 13,6%, diện tích rừng bao phủ tới 66,5%.

– Bờ biển dài và khúc khuỷu

=> thiếu đất canh tác, vì chiếm phần lớn diện tích là núi nên có nhiều động đất, núi lửa phun trào. Nhưng thuận lợi cho việc phát triển nông nghiệp ở các đồng bằng ven biển. Tạo điều kiện phát triển ngành du lịch vì có nhiều cảnh quan đẹp và xây dựng các hải cảng.

2.2. Khí hậu

– Gió mùa và mưa nhiều. Địa hình lãnh thổ kéo dài 25 độ vĩ tuyến, khí hậu có sự phân hóa từ Bắc xuống Nam phức tạp và phân theo vùng: Phía Bắc nằm trong khu vực ôn đới với khí hậu chủ yếu là mùa lạnh và có nhiều tuyết (mùa đông sẽ kéo dài hơn bình thường). Phía Nam Nhật Bản có khí hậu của vùng cận nhiệt đới, với mùa đông không quá lạnh, mùa hè nóng bức và thường có mưa lớn.

=> tạo nên cơ cấu cây trồng và vật nuôi đa dạng nhưng có nhiều thiên tai: bão, lũ và mùa đông lạnh giá, tuyết rơi nhiều.

2.3. Sông ngòi

– Sông ngòi ở Nhật bản thường ngắn, dòng chảy dốc và đổ ra biển, điều này có giá trị cho thủy sản và tưới tiêu.

– Có nhiều suối nước nóng, phát triển tốt ngành du lịch.

– Có nguy cơ xảy ra lũ lụt hay hạn hán lớn, mặt khác, sử dụng dòng chảy nhanh đó sẽ có nhiều dòng sông thích hợp để tiến hành việc tạo phát điện thủy lực.

2.4. Khoáng sản

– Nghèo khoáng sản, thiếu nhiên liệu để phát triển công nghiệp. Các khoáng sản như quặng sắt, đồng đỏ, kẽm, chì, bạc và các tài nguyên năng lượng quan trọng như dầu mỏ, than đều phải nhập khẩu.

3. Đặc điểm thời tiết theo mùa của Nhật Bản

Đặc điểm nổi bật nhất của thời tiết Nhật Bản là có 4 mùa Xuân, Hạ, Thu, Đông rõ rệt.

Mùa Xuân: từ tháng 3 -> tháng 5

Mùa xuân thường bắt đầu vào đầu tháng 3 khi nhiệt độ tăng lên dần và các đợt không khí lạnh cũng giảm dần. Vào giữa mùa xuân, khí hậu Nhật Bản chủ yếu là kiểu thời tiết khá dễ chịu, với nền nhiệt trong mức 12 độ C. Đây cũng là thời điểm đẹp nhất trong năm khi mùa hoa Anh đào nở rộ. Vào cuối mùa xuân, các cơn mưa xuất hiện nhiều hơn, độ ẩm cũng tăng lên đáng kể.

Tại các vùng núi cao và các hòn đảo ở phía Bắc Hokkaido, thời tiết sẽ vẫn còn rất lạnh, tuyết vẫn bao phủ cho đến hết tháng 3. Người Nhật cũng thường đi trượt truyết trong khoảng thời gian này.

Mùa Hạ: từ tháng 6 -> tháng 8

Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu ôn đới, cận nhiệt đới nên vào mùa hè thời tiết ở đây cũng có nhiều nét tương đồng với nước ta, đặc biệt là khu vực phía Nam Nhật Bản. Đầu mùa hè, thời tiết Nhật Bản thường có mưa nhiều và to, bắt đầu từ miền Nam và chuyển dần lên miền Bắc. Vào miền bắc, thời tiết trở nên ngột ngạt, nóng bức hơn khiến người dân tìm đến những điểm du lịch mát mẻ, những bãi biển trải dài. Đối với các vị trí gần biển hoặc khu vực đồi núi, thời tiết sẽ mát mẻ hơn rất nhiều vì vậy đây cũng là thởi điểm mà nhiều người chọn để đi leo núi.

Mùa Thu: từ tháng 9 -> tháng 11

Cơn mưa Shurin tạo nên sự chuyển tiếp giữa mùa hè và mùa thu tại Nhật Bản. Tiết trời mùa thu thường mát mẻ và rất dễ chịu, nhưng đầu thu thì Nhật Bản thường hay có bão.

Nhiệt độ trung bình vào mùa thu ở Nhật sẽ là khoảng 12 độ C ở phía Bắc, khoảng 20 độ C ở khu vừng miền trung và khoảng 26 độ C ở phía Nam Nhật Bản. Từ giữa tháng 10 trở đi, trời sẽ trở lạnh dần. Đến tháng 11, thời tiết lạnh rõ rệt hơn, lá cây sẽ chuyển sang màu vàng và đỏ vô cùng đẹp mắt.

Mùa Đông: từ tháng 12 -> tháng 2

Hầu hết các vùng của Nhật Bản vào mùa đông sẽ có tuyết rơi trừ vùng á nhiệt đới Okinawa. Thời tiết trở nên giá lạnh. Bắt đầu vào mùa đông, nhiệt độ trung bình vào ban ngày ở Nhật khoảng 12 độ C và vào buổi tối là khoảng 5 độ C. Sang đến giữa mùa đông, thời tiết ngày càng lạnh và có thể đạt mức trung bình từ 5- 10 độ C vào ban ngày, các vùng phía Bắc, núi cao sẽ có tuyết rơi dày đặc. Tuy nhiên đây cũng là thời điểm các hoạt động du lịch, thể thao mùa đông trở nên nhộn nhịp, thu hút nhiều du khách.

4. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu nào?

A. Gió mùa

B. Gió mùa, mưa nhiều

C. Khí hậu ôn đới

D. Khí hậu ôn đới, mùa đông kéo dài, lạnh và có nhiều tuyết

Đáp án: C

Giải thích: Nhật Bản nằm ở bán cầu Nam, trong khu vực khí hậu ôn đới nhưng lại có vị trí địa lý trải dài sang khu vực cận nhiệt đới, khi hậu của Nhật Bản có sự phân bố không đồng đều, biến đổi rõ rệt từ Bắc vào Nam.

Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều; thời tiết thay đổi bất thường vì mang tính chất trung gian giữa đới nóng và đới lạnh. Lượng nhiệt trung bình và các mùa thể hiện rất rõ trong năm, lượng mưa hàng năm dao động trong khoảng 500-1000mm. Nhật Bản nằm trong khu vực khí hậu gió mùa, mưa nhiều. Phía Bắc nằm trong khu vực ôn đới với khí hậu chủ yếu là mùa lạnh và có nhiều tuyết (mùa đông sẽ kéo dài hơn bình thường). Phía Nam Nhật Bản có khí hậu của vùng cận nhiệt đới, với mùa đông không quá lạnh, mùa hè nóng bức và thường có mưa lớn.

Nhiệt độ nóng nhất đo được ở Nhật Bản là 40,9 °C – đo được vào 16 tháng 8 năm 2007. Thấp nhất là -37,5 °C. Mùa hè nhiệt độ tăng cao, nhiệt độ trung bình của mùa hè tại Nhật Bản khoảng 28 độ, thời tiết nóng, gió từ biển thổi vào đất liền khiến không khí mang độ ẩm cao. Mùa hè tại Nhật Bản mưa nhiều. Mùa mưa chính bắt đầu từ đầu tháng 5 tại Okinawa; trên phần lớn đảo Honshu, mùa mưa bắt đầu từ trước giữa tháng 6 và kéo dài 6 tuần. Vào cuối hè và đầu thu, các cơn bão thường mang theo mưa nặng. Từ giữa tháng 6 đến tháng 7 sẽ xảy ra khá nhiều cơn mưa bất chợt và không được dự báo trước. Từ tháng 7 đến tháng 8, nhiệt độ tại Tokyo và Kyoto một số tỉnh lân cận khá cao.

Mọi người cùng hỏi:

Câu hỏi 1: Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là gì?

Trả lời 1: Khí hậu của Nhật Bản chủ yếu là khí hậu biển, với sự ảnh hưởng từ khí hậu lục địa và khí hậu biển nhiệt đới. Khí hậu biển thường xuất hiện ở các vùng bờ biển và đảo, trong khi khí hậu lục địa thường xuất hiện ở các vùng nội địa.

Câu hỏi 2: Những đặc điểm của khí hậu Nhật Bản là gì?

Trả lời 2: Khí hậu của Nhật Bản có các đặc điểm sau:

  1. Bốn mùa rõ rệt: Nhật Bản có bốn mùa rõ rệt, với mùa xuân (spring), mùa hè (summer), mùa thu (autumn), và mùa đông (winter) có đặc điểm riêng biệt.

  2. Mùa mưa: Mùa mưa ở Nhật Bản thường diễn ra vào mùa hè, được gọi là mùa mưa (tsuyu), khi mưa kéo dài và nhiều cơn bão nhiệt đới xảy ra.

  3. Mùa tuyết: Mùa đông ở các vùng núi và phía Bắc Nhật Bản thường có tuyết rơi nhiều, tạo điều kiện cho các hoạt động như trượt tuyết.

  4. Mùa hoa anh đào: Mùa xuân là thời điểm cây anh đào nở hoa, tạo nên cảnh quan đẹp mắt và là lễ hội quan trọng ở Nhật Bản.

Câu hỏi 3: Tình hình nhiệt đới hóa ở Nhật Bản là gì?

Trả lời 3: Tình hình nhiệt đới hóa ở Nhật Bản được biết đến qua cụm từ “Hòa Bình Mùa Hè” (Pacifica High) và là một sự kiện khí hậu quan trọng. Đây là một hiện tượng thường xuất hiện vào mùa hè khi các luồng không khí nhiệt đới từ biển Đông Á đổ vào Nhật Bản, mang theo nhiệt độ và độ ẩm cao, gây ra nhiệt độ và độ ẩm nhiều lần tăng cao trong thời gian ngắn. Hiện tượng này thường gây ra mưa lớn và mùa bão nhiệt đới, có thể gây lũ lụt và sạt lở đất.

Câu hỏi 4: Làm thế nào khí hậu ảnh hưởng đến cuộc sống và văn hóa của người Nhật?

Trả lời 4: Khí hậu ảnh hưởng đáng kể đến cuộc sống và văn hóa của người Nhật:

  • Nông nghiệp: Khí hậu địa phương ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là trong việc trồng lúa và trồng cây trồng thủy sản.

  • Văn hóa và lễ hội: Khí hậu ảnh hưởng đến lịch trình của các lễ hội truyền thống và hoạt động ngoại trời, như lễ hội hoa anh đào và lễ hội trượt tuyết.

  • Kiến trúc: Kiến trúc truyền thống Nhật Bản thường được thiết kế để đối phó với điều kiện khí hậu, chẳng hạn như nhà truyền thống với mái ngói và lợp nhiều tầng.

  • Sức kháng cự tự nhiên: Do thường xuyên phải đối mặt với bão và động đất, người Nhật đã phát triển các kỹ thuật và cơ sở hạ tầng để ứng phó với các rủi ro từ thiên nhiên.

This post was last modified on 23/01/2024 05:36

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago